Để bảo vệ con người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi bị tác dụng của dòng điện, hồ quang cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cần thiết.
Các phương tiện bảo vệ chia thành nhóm:
a. Phương tiện cách điện, tránh điện áp (bước, tiếp xúc, làm việc): Gồm
sào cách điện, kìm cách điện, dụng cụ có tay cầm cách điện, găng tay cao su, giầy cao su, ủng cao su, đệm cách điện cao su.
b. Thiết bị thử điện di động, kìm đo dòng điện.
c. Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thời hàng rào, hàng báo hiệu.
d. Phương tiện bảo vệ tránh tác dụng của hồ quang, mảnh kim loại bị
nhung nóng, các hư hỏng cơ học: kính bảo vệ, găng tay bằng vải bạt, dụng cụ chống khí độc.
Phương tiện bảo vệ chia làm hai loại: chính và phụ. Phương tiện bảo vệ chính có cách điện đảm bảo không bị điện áp của thiết chọc thủng có thể dùng để sờ trực tiếp những phần mang điện.
Phương tiện bảo vệ phụ: bản thân chúng không thể bảo vệ được mà chỉ là những phương tiện phụ vào phương tiện chính.
Loại bảo vệ Điện áp cao hơn 1000V Điện áp thấp hơn 1000V
Chính Sào, kìm Sào, kìm, găng tay cách điện, dụng cụ của thợ điện có cán cách điện (10cm) Phụ Găng tay cách điện, đệm,
bệ, giầy ống ngắn và dài
Giầy, đệm, bệ cách điện
Phương tiện bảo vệ chính làm bằng các chất có đặc tính cách điện bền vững (bakelit, ebonit, ghêtinắc …).
Phương tiện phụ bằng cao su cách điện, bệ bằng gỗ khô quét sơn, dưới có sự cách điện.
Phương tiện bảo vệ phải được giữ gìn theo quy tắc định sẵn. Trong các chạm phân phối trong nhà, ở lối đi vào phải có chỗ dành riêng để thiết bị bảo vệ (móc treo dụng cụ, tủ đết cất găng tay…).
Phương tiện bảo vệ cần được kiểm tra đều đặn, thí nghiệm theo chu kỳ với điện áp tăng cao: điện áp thí nghiệm phải bằng ba lần điện áp dây cho những thiết bị có trung tính cách điện và bằng ba lần điện áp pha cho những thiết bị có trung tính nối đất, nhưng không vượt quá 40 kV.
Phương tiện bảo vệ phụ, thí nghiệm với điện áp không phụ thuộc vào điện áp của thiết bị. Thời gian thử: 5 phút cho các loại kìm, 1 phút cho những bảo vệ bằng cao su.
Qg