II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
3. Các ví dụ cụ thể tổ chức HĐ TNST trong chương trình Vật lí lớp 10
3.5. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học:
dụng của hai lực và của ba lực không song song.
Tình huống: Trọng tâm của một vật ký hiệu là G, là điểm đặt của trọng lực. Các em hày dựa vào điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của hai lực hãy xây dựng cơ sở lý thuyết và tiến hành thực nghiệm: Xác định trọng tâm của vật phẳng mỏng có hình dạng bất ký?
Mục tiêu: - Hiểu rõ điều kiện cân bằng của vật rắn chị tác dụng của hai lực;
- Tiến hành thực nghiệm: Đo trọng tâm của một vật phẳng mỏng có hình dạng bất kỳ.
Yêu cầu: - Thời gian thực hiện: 1 ngày;
- Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo cá nhân/ Thí nghiệm trình diễn
Gợi ý: - Hình thức báo cáo: Diễn thuyết, báo cáo sản phẩm;
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Vật lí 10, nguồn Internet ..
Một báo cáo sản phẩm TNST của một nhóm HS:
Nhận xét: HS đã xây dựng được phương án thí nghiệm, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm, ở một số nhóm đã có sự sáng tạo đưa ra sự kiểm chứng bằng cách phép đo thêm một lần vị trí trọng tâm G, và đối với cả các vật có đối xứng hình học; Có nhóm đưa ra được cách khử ma sát ở vị trí buộc dây treo với tấm bìa cứng rất thông minh.
3.6. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học: Các dạng cân bằng. cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Tình huống có VĐ: Bạn Trọng ngồi cùng bàn với bạn Nam sắp sinh nhật lần thứ 17, Nam rất muốn làm tặng bạn Trọng một món quà do chính tay mình làm sao cho sinh động và lưu giữ được kỷ niệm giữa hai người. Nam hỏi ý kiến bạn Đạt, Đạt tư vấn cho Nam làm một con lật đật và trang trí theo ý của mình. Em hãy nghiên cứu và chế tạo một con lật đạt giống như bạn Nam.
Mục tiêu: - Hiểu rõ các dạng cân bằng của vật có điểm tựa hay có trục quay cố định;
- Sử dụng những vật liệu có sẵn để chế tạo một con lật đật và trang trí theo ý muốn của bản thân.
Yêu cầu: - Thời gian thực hiện: 2 ngày;
- Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo cá nhân/ Thí nghiệm trình diễn
Gợi ý: - Hình thức báo cáo: Diễn thuyết, báo cáo sản phẩm;
Hình 9. Báo cáo sản phẩm TNST của HS
Nhận xét: Kết quả TNST HS đã dựa vào các đặc điểm của các dạng cân bằng của vật rắn có trục quay cố định và nghiên cứu tạo được các vật phẩm làm quà lưu niệm có ý nghĩa và rất sáng tạo.
3.7. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học: Động lượng. Định luật bảo toànđộng lượng (Bài 23) động lượng (Bài 23)
Tình huống: Sau khi dạy xong bài học, phần củng cố và dặn dò GV cho HS xem hai đoạn video ngắn (khoảng 4 phút) về chuyển động của loài sứa ở Thủy Cung Time city Hà Nội và chuyển động bắn tên lửa vào không trung.
Em hãy cho biết, loài sứa và tên lửa khi chuyển động có điểm gì giống và khác nhau? Giải thích và nêu tên gọi của chuyển động của sứa biển và của tên lửa?
Mục tiêu: - Hiểu được loại chuyển động của con sứa biển và của chuyển động tên lửa;
- Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải thích một số chuyển động bằng phản lực.
Yêu cầu: - Thời gian thực hiện: 2 ngày;
- Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo cá nhân/ Thí nghiệm trình diễn
Gợi ý: - Hình thức báo cáo: Diễn thuyết, báo cáo sản phẩm, Video
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Vật lí 10, nguồn Internet …
3.8. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học: Động năng (Bài 25)
Tình huống có VĐ: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm GV thực hiện, thả quả bóng Tennis xuống nền nhà lớp học, quả bóng bay bật lên một số lần, quan sát kỹ và nhận xét kết quả quan sát được.
Yêu cầu HS về nhà thực hiện lại với thí nghiệm trên ở nhà, quan sát thật kỹ và dựa vào kiến thức đã học giải thích hiện tượng quan sát được?
Mục tiêu: - Hiểu và vận dụng các định luật bảo toàn trong giải quyết bài toán thwucj tiến.
Yêu cầu: - Thời gian thực hiện: 3 tuần;
- Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo nhóm/ Bản thuyết trình, power point…
Gợi ý: - Phân nhóm, yêu cầu HS bầu nhóm trưởng và thư ký
- Hình thức báo cáo: Diễn thuyết, báo cáo sản phẩm;
3.9. Xây dựng nội dung HĐ TNST sau bài học: Thế năng (Bài 26)
Tình huống có VĐ: Ở phần củng cố cuối bài thế năng (bài 26), GV cho HS xem một đoạn video giới thiệu về nhà máy thủy điện Hoà Bình. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu HS tìm hiểu và báo cáo về cách thức hoạt động của nhà máy thủy điện và mô tả ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng sức nước để sản xuất điện so với các nhiên liệu hóa thạch (như: than đá, dầu mỏ, khí đốt …)
Mục tiêu: - Hiểu rõ được năng thế năng và động năng của của sức nước, sự chuyển hóa năng lượng sang các dạng khác nhau;
- Vận dụng kiến thức học được vào giải thích các tình huống thực tế, có cơ hội được trải nghiệm.
Yêu cầu: - Thời gian thực hiện: 1 tuần;
- Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo nhóm/ Bản thuyết trình, power point…
Gợi ý: - Hình thức báo cáo: Diễn thuyết, báo cáo sản phẩm;
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Vật lí 10, nguồn Internet ..
3.10. Xây dựng nội dung HĐ TNST ở phần ôn tập kết thúc chƣơng 2:
Tình huống: Ở phần củng cố cuối chương 2, GV cho HS xem một đoạn video ngắn (5 phút) giới thiệu về Guồng nước (hay còn gọi là cọn nước).
Guồng nước là một nét đặc trưng của người dân Tây Bắc, ra đời từ nhu cầu thủy lợi vùng cao, nó được ví như một máy bơm nước vĩnh cửu. Dựa vào kiến thức đã được học, em hãy giải thích cách thức hoạt động của guồng nước?
Mục tiêu: - Vận dụng được kiến thức đã được học vào giải quyết bài toán thực tiễn
Yêu cầu: - Thời gian thực hiện: 1 tuần;
- Địa điểm: Ngoài giờ lên lớp;
- Sản phẩm: Báo cáo nhóm/ Bản thuyết trình, power point…
Gợi ý: - Hình thức báo cáo: Diễn thuyết, báo cáo sản phẩm;
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Vật lí 10, nguồn Internet ..
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả kinh tế LẠI 1. Hiệu quả kinh tế
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã xây dựng và sẽ đưa chương trình giáo dục phổ thông mới vào áp dụng, trong đó nội dung dạy học trải nghiệm sáng tạo là một dung bắt buộc hoặc tự chọn ở nhiều khối lớp, tác giả của sáng kiến hy vọng rằng đề tài này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo và các em học sinh, thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết của dạy học trải nghiệm kết hợp với thực tiễn tiến tới để trả lời được câu hỏi lớn “Dạy và học trải nghiệm sáng tạo như thế nào?”
Sáng kiến đã được tác giả áp dụng ở hai lớp 10A9, 10A8 trong năm học 2016- 2017, mà tác giả được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy, sáng kiến đã thể hiện được nhưng ưu điểm như: Học sinh yêu thích môn học, tích cực sôi nổi vào tham gia nghiên cứu khoa học, tích cực tự chủ vận dụng kiến thức học được vào bài toán thực tiễn…; Các kỳ kiểm tra đánh giá đều đạt kết quả cao, trong đó có kỳ kiểm tra đề chung của Sở GD&ĐT ở hai lớp không phải lớp chọn nhưng các em đạt được tỷ lệ cao (trên 90%), có nhiều em đạt điểm giỏi.
2. Hiệu quả xã hội
Thể hiện tinh thần tích cực tự học của tác giả, và mong muốn gây ảnh hưởng tinh thần này tới đồng nghiệp, nhằm vào mục tiêu đổi mới giáo dục tiến tới trả lời một câu hỏi mà các thầy cố giáo và xã hội đang hết sức quan tâm là: “Tổ chức và dạy học sáng tạo như thế nào?”
Đề tài là “cầu nối” giúp cộng đồng tin tưởng vào chương trình đổi mới giáo dục của ngành, giúp học sinh yêu thích môn học Vật lí nói riêng và các môn khoa học tự nhiên cũng như xã hội nói chung, các em thấy rằng việc học không phải chỉ để thi, để kiểm tra đánh giá, kiến thức trên sách vở kia không còn là “hàn lâm” mà gắn liền với thực tiễn đời sống hàng ngày, học qua làm, học qua trải nghiệm sẽ giúp các em cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống, giúp các em hình thành đẩy đủ các năng lực phẩm chất của mình.
3. Tính kế thừa, điểm mới, hƣớng phổ biến, áp dụng đề tài
*Tính kế thừa: Vận dụng sự sáng tạo Phương pháp dạy học tình huống (Case based) và Dạy học dự án (Project based learning).
*Điểm mới:
- Tự chủ trong việc nghiên cứu và xây dựng cơ ở lý thuyết về tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học phổ thông;
- Xây dựng được một số nội dung dạy học trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Vật lý 10 và định hướng cho học sinh hoàn thành trải nghiệm;
- Làm tiền đề xây dựng nội dung trải nghiệm sáng tạo trong chương trình Vật lí 10 và tiến tới phủ rộng cho chương trình Vật lí ở Trung học phổ thông;
- Tôn vinh học sinh, đặt các em vào trung tâm của quá trình dạy và học, các em được đóng vai các nhà khoa học, nhà thực nghiệm … Qua đó nâng cao nhận thức của các em về trách nhiệm với bản than, gia đình và xã hội, dần hình thành đủ ở các em năng lực đặc thù, như soạn thảo trong chương trình giáo dục phổ thông mới (Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống; Năng lực nhận thức và tích cực hóa bản than; Năng lực định hướng nghề nghiệp; Năng lực khám phá và sáng tạo).
* Hướng phổ biến, áp dụng đề tài: Với tính khả thi đã đạt được của đề tài qua quá trình áp dụng, trong những năm học tới, tác giả sẽ tiếp tục hoàn thiện các nội dung dạy học trải nghiệm đối với chương trình Vật lí 10, 11, 12 phong phú đa dạng, và gần gũi với thực tiễn để việc học qua trải nghiệm đạt kết quả tốt nhất.
4. Đề xuất, kiến nghị
*Đề xuất:
- Tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo, giáo viên phải tập trung nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chương trình giáo dục phổ thông mới, đối tượng học sinh, các điều kiện về môi trường học tập …
- Một số học sinh còn thờ ơ, chưa tập trung đầu tư cho các hoạt động trải nghiệm, trong hoạt động nhóm cần sự hỗ trợ tư vấn tích cực từ phía học sinh và gia đình học sinh đến những học sinh này.
*Kiến nghị:
- Về phía phụ huynh học sinh, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, tinh thần, cơ sở vật chất để các em được trải nghiệm, các em yên tâm việc tự chủ, tự lực học tập và sáng tạo;
- Về phía nhà trường: Hỗ trợ giáo viên trong việc áp dụng các nội dung dạy học trải nghiệm trong nhà trường, tạo điều kiện để giáo viên tham gia góp ý kiến đóng góp cho nhau, cùng nhau xây dựng những chuyên đề dạy học trải nghiệm có chất lượng cao gắn với bộ môn và sát với thực tiễn.
- Về phía ngành: Hỗ trợ giáo viên về tài liệu, văn bản hướng dẫn, tập huấn về dạy học trải nghiệm sáng tạo. Tổ chức hội thảo trao đổi hiệu cách thức và hiệu quả của dạy học trải nghiệm sáng tạo.
Do năng lực có hạn, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, thời gian còn hạn chế nên bài viết còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Vật lí - Hóa - Công nghệ, Ban Giám hiệu nhà trường và các em học sinh các lớp 10A8; 10A9; đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện trải nghiệm đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan những kết quả trong bản sáng kiến này là kết quả nghiên cứu và thực hiện tại các lớp 10 của nhà trường, tôi không sao chép và vi phạm bản quyền của bất kỳ tác giả nào.
Nam Định, ngày 14 tháng 6 năm 2017
CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(Xác nhận)
CÁC PHỤ LỤC
(Kèm theo Báo cáo sáng kiến)
Phiếu số 1 BẢNG PHÂN CÔNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TNST
I. Thành viên nhóm (Viết đầy đủ tên và chức danh các thành viên của nhóm)
Ví dụ: 1. Nguyễn Văn A
2. Trần Văn B (NT) 3. Hoành Thúy M (Thư ký) …..
II. Nội dung hoạt động trải nghiệm sang tạo (Ghi đầy đủ nội dung chính HĐ
TNST):
………..
III. Mục tiêu đạt được của sản phẩm HĐ TNST:
- Đưa ra mục tiêu cần phải đặt được khi GQVĐ
- Thời gian thực hiện: Ghi thời gian theo yêu cầu của GV
- Hình thức báo cáo sản phẩm: Power point/ Bài báo/ Sản phẩm/ TN trình diễn/ Sản phẩm ứng dụng …
IV. Bảng lập kế hoạch HĐ TNST (Ví dụ về cách lập kế hoạch chi tiết và phân công
nhiệm vụ thành viên như ghi trong ô)
Nội dung Người chịu Phương tiện Địa điểm Yêu cầu cần
TN thành trách nhiệm thực hiện, hình thức đạt (hoặc Ghi chú
phần chính chi phí sản phẩm)
Nội dung Nêu tên thành Sách, điện Tại nhà/ Giải thích Ví dụ ghi 1 viên của nhóm thoại di động, Ngoài trời/ được thời gian
chịu trách mạng theo nhóm/ nguyên lý yêu cầu nhiệm chính internet, vật cá nhân ai/ hoạt động hoàn
dụng đơn …. của động cơ/ thành/ giản …. Hoàn thành Các vấn các vật thí đề cần nghiệm/….. thiết có liên quan … Nội dung 2 ….
Phiếu số 2 GHI CHÉP CÁ NHÂN
Về những điều em biết, những điều em hiểu, những điều em thắc mắc
Họ và tên: ………...; Lớp: ……… Chức vụ trong nhóm: …………..…………;
Nhiệm vụ được phân công TN: ………. ……….. ………..
Những điều em: Những điều em: Những điều em:
Phiếu số 3 BÁO CÁO NỘI DUNG TRẢI NGHIỆM
Họ và tên: ……….... Trường: ………; Lớp: ……… Kết quả TNST về nội dụng: ………... ………... ………. ………... ND TN Thành phần Kết quả Ghi chú
Phiếu số 4 PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Hình thức trình bày: Thí nghiệm trình diễn
Nhóm thực hiện: ………; Ngày: ……….. Nhóm đánh giá: ………..
ĐG ĐG
của
Nội dung Tiêu chí ĐG Điểm của
nhóm GV
bạn 1. Bố cục - Tiêu đề rõ ràng, nêu bật được nội dung TNST 0.5
(2 điểm) - Đủ ba phần: mở đầu, thực hành, kết luận 0.5 - Cấu trúc mạch lạc, thống nhất giữa các nội
dung 0.5
- Thiết kế các hoạt động phù hợp trong thời
gian trình bày không quá 10 phút. 0.5