Các yếu tố khí hậu môi trường:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG và các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến tỉ lệ mắc sốt XUẤT tại QUẬN hải CHÂU THÀNH PHỐ đà NẴNG năm 2021 (Trang 64 - 66)

V. TÌNH TRẠNG SỐT XUẤT HUYẾT HIỆN NAY:

1. Các yếu tố khí hậu môi trường:

- Virus sốt xuất huyết (Dengue) được truyền qua muỗi Aedes, loài muỗi này rất nhạy

cảm với

điều kiện môi trường. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng để muỗi sống sót, sinh

sản, phát triển và có thể ảnh hưởng đến sự hiện diện và mật độ phong phú của loài muỗi này.

- Ngoài ra, nhiệt độ cao làm giảm thời gian cần thiết cho virus sốt xuất huyết sinh sản và phát

triển trong muỗi. Quá trình này, được gọi là “thời gian ủ bệnh”, phải xảy ra trước khi virus

có thể tiếp cận tuyến nước bọt của muỗi và được truyền sang người. Muỗi sẽ truyền virus

nhanh hơn nếu nhiệt độ ấm hơn, muỗi có một cơ hội lớn hơn để truyền virus sang người

trước khi muỗi chết.

- Mặc dù các yếu tố môi trường là quan trọng nhưng chúng không phải là yếu tố duy

nhất để

truyền bệnh sốt xuất huyết. Phải có sự hiện diện của virus, có người nhạy cảm hoặc

không có

miễn dịch với virus, và phải có sự tiếp xúc giữa những người nhạy cảm và véc tơ (muỗi

truyền virus Dengue).

- Ở những nước mà sự truyền nhiễm virus này thường xuyên xảy ra, những thay đổi ngắn

hạn về thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, thường tương quan với tỷ lệ mắc

bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, các nước này không mô tả sự thay đổi khí hậu khi mà các

đợt dịch bệnh lớn kéo dài trong các khu vực này, điều này cho thấy biến đổi khí hậu

dài hạn

không qui định mô hình lâu dài trong sự truyền nhiễm virus sốt xuất huyết. Một điều quan

trọng của dịch bệnh có thể là sự tương tác của bốn týp huyết thanh sốt xuất huyết khác nhau.

Mức độ phơi nhiễm trước của một quần thể dân cư cho mỗi týp huyết thanh sốt xuất

huyết có

hậu.

- Tỷ lệ báo cáo của bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng. Mặc dù khí hậu có thể đóng

một vai

trò trong việc thay đổi tỷ lệ mắc và phân bố bệnh sốt xuất huyết, nhưng nó chỉ là một trong

nhiều yếu tố; chỉ cho tương quan kém trong tác động giữa khí hậu và dịch bệnh sốt xuất

huyết, vai trò của khí hậu có thể là nhỏ. Yếu tố quan trọng khác có khả năng góp phần thay

đổi toàn cầu về tỷ lệ và gia tăng sự phân bố sốt xuất huyết bao gồm dân số, đô thị hóa, thiếu

vệ sinh, tăng du lịch đường dài, kiểm soát muỗi không hiệu quả, và khả năng báo cáo. - Ca bệnh Sốt xuất huyết tập trung vào mùa mưa là mùa thuận lợi cho sự phát triển của

côn

trùng truyền Sốt xuất huyết. Đỉnh dịch thường vào tháng 8 đến tháng 10 ở các nước

khu vực

Đông Nam Á. Tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa

mưa, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao. Những năm gần đây do có sự lưu hành đồng thời

cả 4 type virus Dengue, tính chu kỳ của dịch Sốt xuất huyết không còn nữa mà dịch

xẩy ra

- Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, gia tăng thương mại, du lịch cùng với bùng nổ dân số,

đô thị hóa không theo kế hoạch, thiếu các biện pháp phòng chống hiệu quả và những khókhăn trong việc nghiên cứu tìm ra vắc-xin hiệu quả, an toàn, bền vững đối với 4

type virus đã

làm cho sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên trầm trọng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG và các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến tỉ lệ mắc sốt XUẤT tại QUẬN hải CHÂU THÀNH PHỐ đà NẴNG năm 2021 (Trang 64 - 66)