Thiết kế bộ câu hỏi Những điểm cần xem xét

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG và các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến tỉ lệ mắc sốt XUẤT tại QUẬN hải CHÂU THÀNH PHỐ đà NẴNG năm 2021 (Trang 72 - 74)

VII. KHUNG LÝ THUYẾT

7. Thiết kế bộ câu hỏi Những điểm cần xem xét

Những điểm cần xem xét

Cần phải xem xét bộ câu hỏi sử dụng cho mục đích gì (dùng cho bộ câu hỏi tự điền hay bộ câu hỏi để phỏng vấn mặt đối mặt, sử dụng cho kĩ thuật nghiên cứu định tính hay định lượng, sử dụng cho chủ đề nào, v.v.), sử dụng trên đối tượng nào, những đối tượng này có trình độ học vấn như thế nào và bộ câu hỏi này sử dụng cho cỡ mẫu bao nhiêu.

Bộ câu hỏi thường được phân loại là bộ câu hỏi có cấu trúc hay bộ câu hỏi mềm dẻo. Thông thường bộ câu hỏi có cấu trúc được sử dụng cho nghiên cứu định lượng, sử dụng máy tính để phân tích và sử dụng cho cỡ mẫu lớn, bộ câu hỏi có tính mềm dẻo được sử dụng chủ yếu cho nghiên cứu định tính nhằm hiểu sâu hơn về một vấn đề chưa biết và không phù hợp để phân tích thống kê trên máy tính.

Cấu trúc bộ câu hỏi

Cấu trúc bộ câu hỏi bao gồm quá trình thiết kế và tiến hành bộ câu hỏi Việc thiết kế bộ câu hỏi bao gồm các bước sau:

Nội dung: Nhà nghiên cứu xác định những thông tin cần thu thập: những thông tin này bao

gồm những biến số độc lập, biến số phụ thuộc và các biến số gây nhiễu. Việc này cần rấtnhiều suy nghĩ và thảo luận. Cảm hứng trong việc chọn lựa những thông tin cần thiết xuất phát từ mục tiêu của nhà nghiên cứu, từ việc thảo luận với những người khác và những nguồn khác. Kết quả của giai đoạn này là một danh sách những thong tin cần được chuyển thành dạng câu hỏi.

Đặt câu hỏi: Sơ phác bộ câu hỏi. Nhà nghiên cứu xuất phát từ danh sách những thông tin

cần thu thập và sơ phác bộ câu hỏi. Như sẽ được thảo luận sâu hơn, việc đặt câu và thiết kế bộ câu hỏi là rất quan trọng trong việc đạt được tính giá trị của thông tin. Nếu bộ thiết kế được thiết kế kém, câu trả lời sẽ không phản ánh chính xác tình trạng thực tế của nhà nghiên cứu. Có hai dạng thức câu hỏi chính, câu hỏi mở và và câu hỏi. Trong câu hỏi mở không có những câu trả lời định trước. Trong câu hỏi đóng có nhiều câu trả lời định trước mà người được hỏi chỉ việc lựa chọn trong đó. Ưu và khuyết điểm của những câu trả lời là như sau:

Bảng 4.2: Ưu và khuyết điểm của câu hỏi đóng và mở

Khuyết điểm Ưu điểm

Câu hỏi mở - Có tính cấu trúc thấp - Khó mã hóa câu trả lời để có thể phân tích thống kê

- Tốn nhiều thời gian

- Có nhiều chi tiết hơn

Câu hỏi đóng

- Có ít chi tiết hơn - Có thể khiến người

được

hỏi khó chịu

- Có tính cấu trúc cao - Câu trả lời dễ mã hóa

hơn

- Tốn ít thời gian hơn

Tuy nhiên nếu nghiên cứu định tính, người ta thích dùng câu hỏi mở hơn bởi vì nó cho phép người trả lời có thể trình bày bằng ngôn từ của họ. Còn việc dùng bộ câu hỏi trong nghiên cứu định lượng người ta nhắm vào tiện lợi và tốc độ chứ không chú trọng đến phân tích sâu. Điều quan trọng trong danh sách những câu trả lời cho câu hỏi đóng cần phải được thiết kế cẩn thận. Nếu phạm vi các câu trả lời bị giới hạn thì câu trả lời sẽ bị sai lệch.

Thang đo Likert và thang đo buộc lựa chọn

Một loại câu hỏi đóng đặc biệt có giá trị là thang đo Likert. Thang đo Likert do một nhà tâm lí học người Mỹ tên là Likert phát minh. Thang đo này có ba ưu điểm chính:

- Làm dễ dàng hơn việc xây dựng câu hỏi để xác định thái độ của người dân - Thuận tiện trong việc trả lời, phân tích câu hỏi

- Cho phép phân biệt nhiều mức độ khác nhau của thái độ.

Thang đo Likert truyền thống là một câu hỏi đóng gồm một mệnh đề và có 5 lựa chọn: có lựa chọn dương tính, lựa chọn âm tính và lựa chọn trung bình. Thí dụ:

Bảng 4.3: Dạng thức Likert và dạng thức buộc lựa chọn

Q1. Bác sĩ của trạm y tế luôn luôn giải thích việc điều trị cho tôi (khoang một lựa chọn)

Tuy nhiên nếu những người dân có vẻ e dè khi dùng câu trả lời phủ định thì chúng ta có thể sử dụng thang đo buộc lựa chọn. Trong câu hỏi buộc lựa chọn không cho phép người trả lời trả lời không ý kiến và câu trả lời này để tránh tình trạng người trả lời luôn luôn ba phải (acquiescent response mode). (Trong bảng trên câu hỏi 1 là thang đo Likert cổ điển. Câu hỏi 2 là thang đo 4 điểm buộc lựa chọn).

Bảng 4.4: Ưu và khuyết điểm của dạng thức Likert và buộc lựa chọn

Dạng thức trả lời Ưu điểm Khuyết điểm

Likert Luôn luôn cho phép trả lời

trung tính Trả lời ba phải

Buộc lựa chọn Người trả lời phải chọn hoặc đồng ý hoặc không đồng ý

Không cho phép trả lời ba phải

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG và các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến tỉ lệ mắc sốt XUẤT tại QUẬN hải CHÂU THÀNH PHỐ đà NẴNG năm 2021 (Trang 72 - 74)