Thực trạng mua hàng qua facebook

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG cá NHÂN KHI MUA HÀNG QUA FACEBOOK (Trang 35 - 37)

Các báo cáo về thực trạng mua hàng qua facebook tới nay chưa phổ biến, chỉ có một số nghiên cứu tiến hành khảo sát khách hàng về thực trạng mua hàng qua facebook. Nghiên cứu gần nhất của Phạm Thu Hương & cộng sự (2017) cũng chỉ

ra một số vấn đề. Về thời gian sử dụng Facebook, theo nghiên cứu chỉ ra số lượng người dùng mua sắm với 91.6% thực hiện mua sắm qua Facebook dưới 5

lần/tháng. Có 6.4% khách hàng thực hiện từ 5 - 10 lần. Chỉ có 2%, thực hiện trên 10 lần mua sắm mỗi tháng. Đồng thời, mặt hàng chủ yếu được mua bán qua Facebook là sản phẩm thời trang với 30% và mỹ phẩm với 23.3%. Quà lưu niệm và hàng tiêu dùng thiết yếu có mật độ được mua bán tương đương nhau, khoảng 10% mỗi loại mặt hàng. Xếp thứ 5 là sách điện tử (ebook) chiếm 6.3%. Các loại

25

vé (vé máy bay, tàu hỏa, phim...) chiếm 5.7%, xếp thứ 6. Tiếp theo là nhóm đồ điện tử với 4.7%. Nhóm đối tượng dùng Facebook để đặt phòng khách sạn, mua băng đĩa nhạc và các mặt hàng khác chỉ chiểm khoảng 5% (Phạm Thu Hương & cộng sự, 2017). Có thể thấy lượng người mua chủ yếu liên quan tới sản phẩm thời trang và mỹ phẩm.

Ngoài hành vi thực hiện mua, hình thức liên quan tới thanh toán cũng là khía cạnh được quan tâm khi mua hàng qua facebook. Cũng theo kết quả của Phạm Thu Hương & cộng sự (2017). Hình thức thanh toán chủ yếu là thanh toán lúc nhận hàng với 62.6%, thanh toán qua tài khoản trước khi nhận hàng có 22.3%); đặt cọc một phần có 13.6%. Các hình thức thanh toán khác chỉ chiểm 1.5%. Mục đích chủ yếu khi mua hàng qua Facebook của các đối tượng là để sử dụng, chiếm 72.3%. Nhóm mua để tặng xếp thứ 2 với 18.2%. Nhóm biếu và nhóm bán lại tương được nhau, chiếm khoảng hơn 4%. Trở ngại thường gặp nhất của các đối tượng khi mua hàng qua Facebook là khó đưa ra quyết định mua hàng (43.4%) và khó khiếu nại về chất lượng (41.7%). Trở ngại thanh toán phức tạp chiếm 11.6%. Các rào cản khác chiếm 3.2%.

Theo báo cáo về chỉ số thương mại điện tử Việt Nam – được thực hiện bởi Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam – VECOM: Năm 2017, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử được đánh giá tiếp tục ở mức cao. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục: Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%, khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.

Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch

26

tăng trưởng tới 75%. (Hiệp hội thương mại Việt Nam, 2017) Mua sắm online không thể thiếu dịch vụ chuyển phát. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro về thời gian giao hàng (giao hàng chậm); hàng nhận được bị vỡ, hỏng; mất hàng; chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của KHÁCH HÀNG cá NHÂN KHI MUA HÀNG QUA FACEBOOK (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)