Các tổ chức tín dụng phải nâng cao công tác bồi dưỡng cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 89)

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xử lý tài sản bảo đảm tại các tổ chức tín dụng, việc tăng cường quản lý và đào tạo lại nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài. Hàng năm, các tổ chức tín dụng cần xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tập trung trước hết vào các nội dung chủ yếu như nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, khung pháp lý về giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm… Song song với đó là chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh tổ chức tín dụng nước ngoài thâm nhập và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các tổ chức tín dụng cần xây dựng hệ

thống khuyến khích vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên, phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận để có thể thu hút và giữ chân những cán bộ tác nghiệp, cán bộ quản lý có năng lực.

Ngoài ra, cần có sự phối hợp liên thông giữa các tổ chức tín dụng với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ hệ thống các cơ quan tư pháp không chỉ trong hoạt động tư vấn, phối hợp xử lý vụ việc mà còn hỗ trợ đào tạo thông qua việc thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành nhằm nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro và công tác xử lý tài sản bảo đảm cho cán bộ.

3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức tín dụng với các cơ quan tư pháp, đặc biệt là cơ quan thi hành án trong công tác xử lý tài sản bảo đảm

Nhằm tạo cơ sở pháp lý và tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức tín dụng và cơ quan thi hành án dân sự, vừa qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp đã ký kết Quy chế số 01/QCLN/NHNNVN-BTP ngày 03/01/2015 về việc phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp trong công tác thi hành án dân sự. Theo đó, định kỳ hai bên sẽ phối hợp tổ chức thực hiện kiểm tra công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động ngân hàng; rà soát, tổng hợp kết quả phân loại, kết quả thi hành án, xây dựng kế hoạch tổ chức thi hành án, có biện pháp giải quyết cụ thể các khó khăn vướng mắc của tổ chức tín dụng phát sinh trong công tác thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng. Việc ký kết Quy chế phối hợp được kỳ vọng sẽ hoàn thiện một bước khung pháp lý nhằm giúp cơ quan tư pháp và các tổ chức tín dụng phối hợp thực hiện hiệu quả hơn nữa các chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời sẽ tạo cơ sở phối hợp đẩy nhanh tốc độ, nâng cao hiệu quả và xử lý dứt điểm các vụ việc thi hành án dân sự trong hoạt động tín dụng, ngân hàng, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu mà Quốc hội, Chính phủ đặt ra.

Để triển khai có hiệu quả Quy chế số 01/QCLN/NHNNVN-BTP, các chi nhánh TCTD cần chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lãnh đạo, Chi cục, Cục thi hành án dân sự tại địa phương và các chấp hành viên để đẩy nhanh quá

trình giải quyết các vụ việc thi hành án nhằm xử lý dứt điểm tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu.

3.3. Một số kiến nghị tới Quốc Hội nhằm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

3.3.1. Một số kiến nghị tới Quốc Hội nhằm hoàn thiện pháp luật về tài sản bảo đảm

3.3.1.1. Quốc hội cần ban hành các quy định pháp luật ghi nhận quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm là một loại vật quyền hạn chế và được xếp ở phần tài sản và quyền sở hữu trong cấu trúc của Bộ luật dân sự.

Mục đích của các biện pháp bảo đảm là bảo đảm cho quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ. Do vậy, pháp luật cần ghi nhận quyền của bên nhận bảo đảm là một loại vật quyền bảo đảm. Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định về quyền truy đòi tài sản và quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm đối với bất kì chủ thể nào nhưng lại không quy định về quyền thu giữ tài sản từ chính bên bảo đảm đang trực tiếp nắm giữ tài sản bảo đảm. Điều này cần phải được ghi nhận mới bảo đảm được quyền của bên nhận bảo đảm thống nhất với các quy định khác và mới thể hiện đúng bản chất của vật quyền bảo đảm.

3.3.1.2. Quốc hội cần ban hành các quy định pháp luật về đăng kí tài sản bảo đảm là thủ tục bắt buộc để công bố quyền trên tài sản bảo đảm và phân biệt với thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng giao dịch bảo đảm (cầm cố/thế chấp/bảo lãnh...).

Hiện nay, một số cơ quan quản lý nhà nước đang triển khai hệ thống đăng kí các giao dịch bảo đảm bằng động sản qua mạng internet nên trình tự, thủ tục đăng kí rất đơn giản và thuận tiện. Quy định này góp phần tạo môi trường pháp lý về tài sản bảo đảm được minh bạch, rõ ràng và tạo cơ hội cho các chủ thể tìm kiếm thông tin được dễ dàng hiệu quả. Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực hay không thì dù đăng kí, bên nhận bảo đảm vẫn có quyền trên tài sản bảo đảm. Nhưng nội hàm của quyền này sẽ trở nên vô tác dụng nếu có đối kháng lợi ích với người thứ ba. Mặc dù bên nhận bảo đảm vẫn có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm nhưng sẽ không có quyền ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ không có bảo đảm khác của bên có nghĩa

vụ. Nói cách khác, nếu không đăng kí tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm cũng chỉ có quyền giống như các chủ nợ không có bảo đảm của bên bảo đảm và cũng sẽ chỉ được thanh toán theo tỉ lệ.

3.3.1.2. Quốc hội cần ban hành các quy định pháp luật cụ thể về mối quan hệ giữa bên có nghĩa vụ với bên bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác trong Bộ luật Dân sự

Pháp luật hiện hành cần có các quy định cụ thể để tránh gây hiểu nhầm giữa hợp đồng dùng tài sản của bên thứ ba là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với hợp đồng bảo lãnh. Điều 335 Bộ luật dân sự 2015 chỉ quy đinh bảo lãnh đối nhân (cam kết thực hiện thay) mà không quy định bảo lãnh đối vật. Xuất phát từ bản chất của hai biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là thế chấp và bảo lãnh, có thể chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là thời điểm yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm và phạm vi trách nhiệm của bên thế chấp khác với phạm vi trách nhiệm của bên bảo lãnh. Thứ nhất, tài sản thế chấp bị xử lý khi nghĩa vụ được bảo đảm có sự vi phạm còn bảo lãnh chỉ bị xử lý theo thứ tự các bước thời gian: có sự vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh; phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và có sự vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh (vi phạm nghĩa vụ thực hiện thay). Thứ hai, trách nhiệm của bên thế chấp chỉ giới hạn trong phạm vi của tài sản thế chấp còn trách nhiệm của bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm toàn bộ phạm vi bảo lãnh đã thỏa thuận. Ngoài ra, pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp các bên sử dụng sai tên gọi của hợp đồng bảo đảm (lẽ ra tên của hợp đồng là hợp đồng thế chấp bằng tài sản của người thứ ba thì lại đặt tên là hợp đồng bảo lãnh hoặc lẽ ra đặt tên là hợp đồng thế chấp thì đặt thành hợp đồng cầm cố...) thì hiệu lực của các hợp đồng không bị ảnh hưởng. Điều này cũng tránh cho việc hợp đồng bảo đảm đã được giao kết nhưng bị tuyên bố vô hiệu do đặt sai tên hợp đồng hoặc tránh để phòng công chứng lấy lý do vì đặt sai tên hợp đồng nên từ chối công chứng. Căn cứ điều 117 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì các căn cứ để tuyên hợp đồng vo hiệu không bao gồm yếu tố đặt sai tên hợp đồng và căn cứ vào các quy định cụ thể của phần các biện pháp bảo đảm của pháp luật dân sự để suy xét thì việc đặt sai tên hợp đồng bảo đảm không xâm phạm hay ảnh

hưởng đến lợi ích của các bên trong quan hệ và lợi ích chung của cộng đồng. Hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra thì đặt tên lại hợp đồng theo đúng bản chất của nó và căn cứ vào các quy định của pháp luật về hợp đồng thực chất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

3.3.1.3. Quốc hội cần ban hành các quy định pháp luật về điều kiện bảo đảm riêng đối với động sản và tài sản hình thành trong tương lai trở thành tài sản bảo đảm

Như đã phân tích ở chương 2, BLDS năm 2005 chỉ có 04 điều liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai (khoản 2 Điều 319, khoản 2 Điều 320, khoản 1 Điều 342, khoản 6 Điều 351), nay BLDS năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định mới về khái niệm tài sản hiện có,tài sản hình thành trong tương lai và các quy định mới khác có liên quan đến các chế định pháp lý về tài sản hình thành trong tương lai như quy định về phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh (Điều 293); bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai (Điều 294); tài sản bảo đảm (Điều 295) và phạm vi bảo lãnh (Điều 336). Ngoài ra, tài sản hình thành trong tương lai cũng được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai… Việc xuất hiện nhiều văn bản pháp luật mới quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch dân sự, thương mại, kinh tế đặc biệt là các giao dịch liên quan đến bất động sản, tín dụng, ngân hàng đã thúc đẩy các giao dịch có liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai phát triển, đồng thời cũng phát sinh những tranh chấp và kết quả tranh chấp được thể hiện bằng những bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định giải quyết của trọng tài thương mại có liên quan đến tài sản hình thành trong tương lai. Thực tế cho thấy, có trường hợp chủ đầu tư nước ngoài đã "vận dụng " chính sách ưu đãi của Việt Nam để xin cấp phép đầu tư các dự án tòa nhà chung cư thương mại, các khu công nghiệp...sau đó dùng các dự án này như tài sản hình thành trong tương lai để vay tiền các ngân hàng Việt Nam; thủ đoạn tiếp theo là họ tìm cách sang tên dự án đó cho đối tác khác hoặc chủ nước ngoài lẳng lặng bỏ

trốn về nước một lượng tiền lớn đã vay của các ngân hàng Việt Nam. Theo quy định, Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi các dự án này, còn ngân hàng thì không thể xử lý được tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đó hoặc nếu xử lý được, thì số tiền thu được không đáng kể so với số tiền đã cho vay vì dự án không còn.

3.3.1.4. Quốc hội cần ban hành các quy định pháp luật về tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, sửa đổi điều 321 BLDS 2015

Khi hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh (cũng là hàng hóa trong kho) được dùng làm tài sản bảo đảm và được phép bán trong thời hạn bảo đảm thì quyền lợi của bên nhận bảo đảm được gắn liền với số tiền bán được hàng hóa hoặc gắn liền với những hàng hóa mua về bằng lượng tiền đó. Cách xử lý trên chỉ có hiệu quả nếu khoản 4 điều 321 BLDS 2015 quy định bổ sung nghĩa vụ thông báo của bên bảo đảm với bên nhận bảo đảm về nội dung của hợp đồng mua bán sẽ kí kết như đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán và đặc biệt là thông tin người mua; khi đó bên nhận bảo đảm mới có căn cứ yêu cầu bên mua thanh toán tiền mua tài sản bảo đảm cho mình. Hoặc pháp luật có thể quy định nghĩa vụ đăng kí bắt buộc đối với hàng hóa trong kho được bảo đảm để có tác dụng cảnh báo với bên thứ ba muốn mua hàng hóa trong kho bảo lãnh và quy định bên mua hàng thanh toán tiền hàng cho bên nhận bảo đảm.

3.3.2. Một số kiến nghị tới Quốc Hội liên quan đến hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay

3.3.2.1. Quốc hội cần ban hành các quy định pháp luật nhằm tăng cường quyền chủ động và sức mạnh cho bên nhận bảo đảm khi thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

Mục đích chính của các biện pháp bảo đảm được xác lập nhằm bảo vệ bên nhận bảo đảm ở ba góc độ: sự an toàn của bên nhận bảo đảm đạt được với ý nghĩa bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp tác động trên tài sản bảo đảm như là chủ sở hữu của tài sản đó; quyền của bên bảo đảm đã được hoàn thiện ( bên nhận bảo đảm đã tiến hành việc đăng kí để giữ quyền của mình đối kháng với bên thứ ba) - quyền của bên

nhận bảo đảm còn mạnh hơn quyền của chủ sở hữu với tài sản bảo đảm vì khi đó nghĩa vụ bảo đảm đã có sự vi phạm và quyền xử lý định đoạt tài sản đã phát sinh; bên nhận bảo đảm sẽ giành được quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Do đó, pháp luật hiện hành cần trao cho bên nhận bảo đảm quyền thu giữ tài sản bảo đảm đối với tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm đang nắm giữ tài sản. Khi xử lý tài sản bảo đảm, bên bảo đảm không còn quyền chiếm hữu, sử dụng cũng như định đoạt đối với tài sản bảo đảm mà các quyền này được chuyển giao cho bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm phải có nghĩa vụ giao lại tài sản cho bên nhận bảo đảm. Việc bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ, kiện đòi đối với tài sản bảo đảm từ bên bảo đảm cần phải coi là quyền đương nhiên và cần được ghi nhận trong bộ luật dân sự.

3.3.2.2. Quốc hội cần ban hành các quy định pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn khi việc xử lý tài sản bảo đảm được tiến hành theo thủ tục tư pháp tại tòa án trong Bộ luật tố tụng dân sự

Pháp luật cần có những quy định về thủ tục giản lược khi xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể: Tóa án có thể ra quyết định thu giữ tài sản mà không phải tiến hành xét xử nếu bên nhận bảo đảm đã cung cấp những bằng chứng trước tòa. Trên cơ sở hai yếu tố: Hợp đồng bảo đảm còn hiệu lực, bằng chứng về hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên vay và văn bản xác nhận bên bảo đảm không giao tài sản bảo đảm để xử lý khi đã quá hạn trong thông báo thu giữ tài sản mà không có lý do chính đáng, Tòa án không phải xét xử, không phải ra bản án mà chỉ ra quyết định cưỡng chế thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)