Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 104)

Ngân hàng nhà nước cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong phạm vi cả nước về giao dịch bảo đảm giúp các tổ chức tín dụng và các chủ thể liên quan

truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tài sản bảo đảm.

Thông tin khi được hệ thống hóa sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thêm thông tin trong quá trình thẩm định tài sản, do đó sẽ giảm thiểu đến mức tối đa rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Kết luận chƣơng 3

Với hàng nghìn dự án bỏ hoang, doanh nghiệp dừng hoạt động... cùng nhiều hệ lụy khác, nợ xấu đã khiến cả nền kinh tế đứng trước nhiều rủi ro, song xử lý lại không đơn giản. Đây được coi như bài học lớn, đắt giá cho các tổ chức tín dụng, hệ quả tất yếu của thời kỳ tăng trưởng tín dụng quá nóng. Sự ra đời của nghị quyết số 42/2017/QH14 đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khoản nợ xấu, tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng.

Mặc dù đạt kết quả khích lệ nhưng các giải pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các khoản nợ xấu vẫn còn hạn chế. Quá trình triển khai đã phát sinh những vướng mắc như thu giữ tài sản bảo đảm; chưa có sự phối hợp của chính quyền địa phương, khó thu giữ với những tài sản bảo đảm chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế; việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao và xử lý tài sản bảo đảm chưa nhiều, việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong các vụ án hình sự hiện cũng là vấn đề phụ thuộc nhiều quan điểm của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng do chưa có văn bản pháp luật nào giải thích cụ thể thế nào là yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Đặc biệt, tại Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp dẫn đến việc mua bán nợ xấu chưa sôi động, các thương vụ lớn chưa phát sinh nhiều.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục phát huy vai trò đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kịp thời phát hiện các vướng mắc, cơ cấu lại các tổ chức tính dụng, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay và dần dần khắc phục những thiếu sót trong quá trình cho vay và giữ rủi ro tín dụng đạt ở mức an toàn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, các tổ chức tín dụng cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra giám sát; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, đạo đức thực hiện nghiêm các đề án đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt hoặc rà soát bổ sung để hoàn thiện các đề án này. Phải phấn đấu nâng cao tỷ trọng doanh thu các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng. Tính toán để xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa số lượng, quy mô tín dụng đối với nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHUNG

Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam năng lực tài chính còn hạn chế và hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng. Một số doanh nghiệp có năng lực tài chính ở mức khá vẫn sử dụng nguồn vốn tổ chức tín dụng như là đòn bẩy tài chính để phát triển kinh doanh. Từ đó có thể khẳng định, tín dụng ngân hàng trong giai đoạn hiện nay đã và đang là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế và cho doanh nghiệp.

Với vai trò là trung gian tài chính, hoạt động của các tổ chức tín dụng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro mà chủ yếu là nguy cơ mất vốn; giải pháp cứu cánh hiện nay cho các tổ chức tín dụng là bắt buộc người vay phải có tài sản bảo đảm nếu muốn sử dụng vốn vay. Vì vậy, để hạn chế rủi ro, bên cạnh những giải pháp khác thì xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là một biện pháp cần thiết để các ngân hàng thu hồi vốn hiệu quả nhất. Các tổ chức tín dụng không bao giờ muốn xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng, bởi vì khi xử lý tài sản bảo đảm có nghĩa là món vay đó không có hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng không phải lúc nào cũng được tiến hành một cách thuận lợi mà có những trường hợp các tổ chức tín dụng bắt buộc phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng.

Mặc dù những năm gần đây kết quả xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Song, thực tế đã phát sinh rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật. Điều này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Đòi hỏi cẩn phải có cơ chế và pháp luật để thực thi một cách hiệu quả để xử lý tài sản bảo đảm nói chung và tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng nói riêng.

Về lâu dài, nếu các biện pháp tự xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng nếu không được sự hỗ trợ tích cực bởi sử phục hồi nền kinh tế, thực thi có hiệu quả các biện pháp điều hành vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản thì việc xử lý sẽ khó khăn hơn và nguy cơ tăng mạnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hiến pháp năm 2013.

2.Bộ luật Dân sự năm 1995.

3.Bộ luật Dân sự năm 2005.

4.Bộ luật dân sự năm 2015.

5.Luật thi hành án dân sự 2008.

6.Luật các tổ chức tín dụng 2010.

7.Luật Đất đai 2013.

8.Luật Nhà ở 2014.

9.Luật đấu giá 2016.

10.Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

11.Luật tố tụng dân sự 2015.

12.Luật doanh nghiệp 2014.

13.Luật Thuế giá trị gia tăng 2018.

14.Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của

các Tổ chức tín dụng.

15.Nghị định số178/1999/HĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của

các tổ chức tín dụng.

16.Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 về đăng kí biện pháp

bảo đảm.

17.Nghị định 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm;

18.Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 Về sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

19. Nghị định số 10/VBHN-BTC - Bộ tài chính ngày 07/05/2018 về quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế Giá trị gia tăng.

20. Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày

06/06/2014 về hướng dẫn một số vấn đề xử lý tài sản bảo đảm. download by : skknchat@gmail.com

21. Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 (Nghị định 71) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

22. Thông tư 26/2015/TT-NHNN hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai.

23. Công văn số 3022/TCTHADS-NV1 V/v hướng dẫn một số nội dung liên

quan đến triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14.

24. Đào Trí Úc, Những nội dung cơ bản của khái niệm hệ thống pháp luật

nước ta và các nguyên tắc lập pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 10/2001

25. Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự, bản án và bình luận, tập 1, nxb chính trị quốc gia- Sự Thật, Hà Nội, 2012, tr.505.

26. Trương Thanh Đức, Đúng sai của ủy quyền thế chấp, tạp chí Thị trường

tài chính tiền tệ, số 5(326)/2011.

27. Vũ Thị Hồng Yến, Quy định của Bộ luật dân sự 2015 về chế định chiếm

hữu, tạp chí Dân chủ và Pháp Luật, số chuyên đề/2016.

28. Vũ Thị Hồng Yến, Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy

định của bộ luật dân sự 2015, nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật 2017.

29.Bùi Đức Giang, Bảo đảm khoản vay ngân hàng: mòn mỏi chờ nghị định,

Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, ngày 13/08/2018, tại địa chỉ:

https://www.thesaigontimes.vn/276697/bao-dam-khoan-vay-ngan-hang-mon-moi- cho-nghi-dinh-.html, truy cập ngày 25/11/2018.

30.Bình Minh, Ngân hàng MB Quảng Ninh: “Mập mờ” trong việc bán tài

sản của khách hàng?, báo Bảo Vệ Pháp Luật, ngày 09/04/2018, tại địa chỉ: https://baovephapluat.vn/phap-luat-ban-doc/dieu-tra-theo-don-thu/ngan-hang-mb- quang-ninh-map-mo-trong-viec-ban-tai-san-cua-khach-hang-51825.html ,truy cập ngày 11/10/2018.

31. Diệp Bình, Hạn chế quyền thu giữ tài sản bảo đảm là vướng mắc lớn nhất trong việc xử lý nợ xấu, báo điện tử Vietnambiz ngày 23/05/2017 tại địa chỉ

https://vietnambiz.vn/han-che-quyen-thu-giu-tsbd-la-vuong-mac-lon-nhat-trong- viec-xu-ly-no-xau-22043.html truy cập ngày 15/10/2018.

32. Diệp Trần, Lúng túng triển khai Nghị Quyết 42 về xử lý nợ xấu ở địa phương, báo điện tử Cafe F ngày 25/05/2018, tại địa chỉ:http://cafef.vn/lung-tung- trien-khai-nghi-quyet-42-ve-xu-ly-no-xau-o-dia-phuong-20180525103930828.chn truy cập ngày: 15/10/2018.

33.Hồng Nhung, Ngân hàng tăng cường cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, báo Quảng Ninh, ngày 08/08/2018, tại địa chỉ: http://baoquangninh.com.vn/kinh- te/201808/ngan-hang-tang-cuong-co-cau-lai-va-xu-ly-no-xau-2396963/ truy cập ngày 15/10/2018.

34.European Bank for Reconstruction and Development (EBRD)

publication, Mortgages in transition economies, The legal framework for mortgages

and mortgage securities,2008, http://www.ebrd.com/page, tr.33 truy cập ngày 10/12/2018

35.PV, Bất cập trong việc xử lý nợ xấu, báo Quảng Ngãi, ngày 24/09/2018, tại địa chỉ: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201809/bat-cap-trong-viec-xu-ly- no-xau-2912399/ ,ngày truy cập: 15/11/2018.

36.Phạm Thị Lệ Quyên, Tài sản và phân loại tài sản theo quy định của Pháp

luật Việt Nam hiện hành, khoa Luật, đại học Duy Tân ngày 17/03/2018, tại địa chỉ: http://khoaluat.duytan.edu.vn/goc-hoc-tap/tai-san-va-phan-loai-tai-san-theo-quy- dinh-cua-phap-luat-viet-nam-hien-hanh/ truy cập ngày 09/10/2018.

37.Nguyễn Lê, Thống đốc: Sẽ không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu, Thời

báo kinh tế Việt Nam ngày 07/06/2017, tại địa chỉ: http://vneconomy.vn/thoi- su/thong-doc-se-khong-dung-ngan-sach-de-xu-ly-no-xau-20170607022340845.htm truy cập ngày 15/10/2018.

38.Nguyễn Thị Quỳnh Yến, Ngô Quốc Chiến, Người thứ ba trong bộ luật

dân sự 2015, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/nguoi-thu-ba-trong-bo-luat- dan-su-2015-5605/ truy cập ngày 1/12/2018

39.Vũ Trọng, Việt Nam rơi vào nhóm thị trường bất động sản "kém minh bạch",

tạp chí tài chính điện từ ngày 2/7/2018, tại địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/thi-truong- tai-chinh/viet-nam-roi-vao-nhom-thi-truong-bat-dong-san-kem-minh-bach-

144689.html ngày 8/12/2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng tại tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)