Các biện pháp tạo động lực trong Công ty TNHH Phạm Lê Vinh

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động trong Công ty TNHH SX & TM Phạm Lê Vinh. Thực trạng - giải pháp.DOC (Trang 28 - 32)

III. CÁC HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG

2. Các biện pháp tạo động lực trong Công ty TNHH Phạm Lê Vinh

2.1. Môi trường làm việc.

Trong thời gian gần đây, Công ty đã đầu tư vào nhiều hạng mục nhằm tạo ra môi trường làm việc thuận lợi và an toàn cho người lao động như đã lắp đặt nhiều hệ thống quạt gió và chống nóng tại các phân xưởng, giảm thiểu độ rung và ồn thông qua các hệ thống cách âm,…

Về trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân cũng được Công ty quan tâm hết mức. Người lao động được trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết như: quàn áo bảo hộ, mũ, găng tay, giày bảo hộ, khẩu trang và thiết bị che đậy tai để chống ồn.

Ngoài ra, Công ty đã lập và xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý tuân theo các quy định về pháp luật lao động, áp dụng các chế độ nghỉ hàng tuần, tháng hay nghỉ phép năm cho người lao động theo quy định của Nhà nước.

2.2. Sử dụng đòn bẩy vật chất và đòn bẩy tinh thần trong tạo động lực lao động.

Đòn bẩy vật chất và đòn bẩy tinh thần là hai công cụ hữu hiệu được Công ty xác định nhằm tạo ra động lực lao động, giúp cho người lao động làm việc tốt và có được hiệu quả cao.

Với đòn bẩy vật chất:

Trong Công ty, áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm và thời gian có thưởng không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt tiền lương với thành tích công tác của người lao động thông qua chỉ tiêu xét thưởng của người lao động đạt được. Vì vậy, nó khuyến khích người lao động quan tâm tới kết quả công tác của mình hơn. Và đây cũng là một phương pháp nhằm tạo ra động lực lao động thông qua hình thức trả lương theo thời gian có thưởng và trả lương theo sản phẩm.

Tiền lương sản phẩm được tính như sau:

ĐGsp = (Lcb,cv + PC) x Mtg = (Lcb,cv + PC) x Mslg TLsp = ĐGsp x Qtt

Trong đó:

ĐGsp: Đơn giá sản phẩm.

Lcb,cv: Lương cấp bậc công việc = Hệ số lương x Mức lương tối thiểu. Mtg: Mức thời gian.

Mslg: Mức sản lượng.

TLsp: Tiền lương sản phẩm.

Qtt: Sản lượng sản phẩm hoàn thành.

PC: Phụ cấp = Hệ số phụ cấp x Mức lương tối thiểu.

Qua công tác định mức lao động trong Công ty, xác định được đơn giá sản phẩm. Đơn giá sản phẩm phản ánh mức tiền công trên một đơn vị sản phẩm mà người lao động đạt được. Với một mức đơn giá được coi là cố định. Tiền lương sản phẩm tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm thực tế mà người lao động làm ra. Vì vậy, muốn có tiền lương nhiều thì người lao động phải làm việc cố gắng và chăm chỉ, do đó mà động lực lao động được tăng lên. Chính vì vậy, việc trả lương theo sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực cho người lao động.

VD: Chị Nguyễn Thị Hải An, công việc của chị trong Công ty là may, ĐGsp khoán cho một sản phẩm là 20đồng.

Tháng 02 năm 2010, chị may được 140.000 sản phẩm. Tiền lương của chị trong tháng là 2.800.000đồng.

Đến tháng 04 năm 2010, với các điều kiện làm việc thuận lợi cùng sự cố gắng của mình, chị làm được 175.000sản phẩm, tiền lương của chị trong tháng 4 tăng lên được 3.500.000đồng.

Với đơn giá cố định, tiền lương tỷ lệ thuận với sản lượng lên chị An đã có động lực cố gắng làm việc và đã giúp chị có thêm thu nhập đáng kể. Góp phầ nào vào việc tăng năng suất chung của Công ty.

Tiền lương thời gian được tính theo công thức:

TLtg = ML x Tlvtt + Tthưởng. Trong đó:

TLtg: tiền lương thời gian trả cho người lao động.

ML: Mức lương tương ứng trong các bậc trong thang bảng lương. Tlvtt: Thời gian làm việc thực tế.

Công ty áp dụng các hình thức thưởng đa dạng cho người lao động, tạo ra cho người lao động có các mục tiêu để phấn đấu trong quá trình lao động của mình.

Các chế độ thưởng được Công ty áp dụng bao gồm:

- Thưởng theo doanh thu: áp dụng đối với các nhân viên của phòng thị trường và cụ thể cho từng cá nhân.

Mức thưởng:

Tthưởngi = DTi x %Thưởng. Trong đó:

Tthưởngi: Tiền thưởng của người thứ i.

DTi: Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh mà người thứ i làm lợi được. %Thưỏng: Phần trăm mà người thứ i nhận được từ kết quả làm lợi của mình. %Thưởng = 1%.

VD: Anh phạm Tuấn Anh - Phòng thị trường, doanh số bán hang tháng 4 năm 2010 là 147.000.000 đồng.

Tiền thưởng trong tháng của anh là:

TTuấn Anh = 147.000.000 x 1% = 1.470.000 đồng.

- Thưởng tiết kiệm vật tư: áp dụng cho toàn công nhân thuộc các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Thời gian xét thưởng theo quý.

Cách tính thưởng:

TTK = Glltt x % trích thưởng quy định. Trong đó:

TTK: Tiền thưởng tiết kiệm vật tư. Glltt: Giá trị làm lợi thực tế.

% T: Phần trăm trích thưởng = 60% giá trị làm lợi đối với tất cả các loại vật tư.

VD: Tổ dệt số 1 - Phân xưởng dệt được giao nhiệm vụ dệt một lô hang manh trong thời gian 3 tháng (tháng 1, 2 và 3 năm 2010). Định mức vật tư cho công việc này được xác định:

Hạt nhựa: 100tấn, đơn giá 30.000đồng/kg; màu: 500kg, đơn giá 45.000đồng/kg; dung môi: 3.000lít, đơn giá 17.000đồng/lít; nhựa cán 40tấn, đơn giá 20.000đồng/kg.

Sau khi hoàn thành công việc, kiểm tra sản phẩm đảm bảo chất lượng và số lượng theo yêu cầu. Sản phẩm phân xưởng dệt dung trong kỳ như sau:

Vậy trong thời gian 3 tháng được giao nhiệm vụ, thấy vật tư được tiết kiệm đem lại giá trị làm lợi cho Công ty. Theo quy định, Công ty tính mức thưởng như sau:

Chi phí vật tư công việc định mức = (100.000 x 30.000) + ( 500 x 45.000) + (3.000 x 17.000) + (40.000 x 20.000) = 3.873.500.000đồng.

Chi phí vật tư sử dụng thực tế = (95.000 x 30.000) + (450 x 45.000) + (2.553 x 17.000) + (37.000 x 20.000) = 3.653.651.000đồng.

Giá trị làm lợi thực tế = 3.873.500.000 – 3.653.651.000 = 219.849.000đồng. TTK(dệt) = 219.849.000 x 60% = 131.909.400đồng.

- Thưởng vượt năng xuất: áo dụng cho các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất. Mức thưởng tối thiểu là 200.000đồng/lần.

Đòn bẩy tinh thần: Công ty luôn coi trọng mọi ý kiến đóng góp của các cá nhân trong doanh nghiệp về những vấn đề trong các cuộc họp và hội thảo. Đồng thời có những mức khen thưởng thích đáng khi người lao động có những nỗ lực phấn đấu trong quá trình lao động sản xuất và những ý kiến hay áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả. Từ những việc làm đó, sẽ tạo cho người lao động có cảm giác ở Công ty họ được coi trọng hơn và Công ty luôn đề cao những đóng góp của họ cho sự phát triển toàn Công ty, vì vậy, người lao động sẽ có sự cống hiến, động lực lao động được nâng cao đáng kể.

2.3. Hướng dẫn, sắp xếp công việc hợp lý cho người lao động.

Việc tạo điều kiện cho người lao động trong quá trình làm việc được Công ty rất chú trọng. Người lao động làm việc trong Công ty được hướng dẫn làm việc rất tỷ mỷ từ các tổ trưởng sản xuất, quản đốc các phân xưởng, hay các nhân viên có kinh nghiệm với một mục đích chung là làm sao giúp cho người lao động có thể thích ứng được nhanh nhất các công việc mới, tự tin hơn trong quá trình làm việc để đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất.

Trong công tác tuyển dụng tại Công ty, các cuộc phỏng vấn nhân viên được diễn ra hết sức nghiêm túc nhằm giúp cho nhà quản trị tạo lập được mối tương quan giữa công việc và năng lực của người lao động. Qua đó sắp xếp nhân lực có khoa học, hiệu quả. Một công việc phù hợp với năng lực và sở trường của cá nhân người lao động chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao khi người lao động có đam mê và cố gắng nỗ lực phấn đấu, đồng thời với cách bố trí lao động như trên sẽ giúp cho người lao động nhận thấy ở Công ty họ được trọng dụng, họ được sắp xếp những công việc phù hợp với chính mình và đó là cơ hội cho người lao động gắn

biện pháp nhằm tạo ra động lực lao động mà Công ty đã triển khai trong doanh nghiệp mình trong thời gian qua.

2.4. Tạo cơ hội phát triển tiềm năng cho người lao động.

Tạo cơ hội phát triển tiềm năng cho người lao động được Công ty định hướng trong thời gian ngắn hạn cho đến dài hạn có tầm chiến lược. Đây là một tầm nhìn mang tính chiến lược, có tính hoạch định, đào tạo nhân lực và tạo ra động lực cho người lao động. Người lao động dù mới vào làm việc trong doanh nghiệp hay đã làm việc lâu năm đều có các cơ hội để khẳng định mình như nhau. Nhưng muốn tạo ra được cơ hội phải có đối tượng hướng tới và bằng cách nào để doanh nghiệp làm được điều này lại là một vấn đề mà được ban lãnh đạo Công ty đề ra.

Khi người lao động làm việc trong Công ty được xem xét rất kỹ về hồ sơ lý lịch để nắm rõ hơn về tiểu sử cá nhân, trình độ, thành tích, quá trình làm việc trước đó để có được những nhận định sơ bộ về cá nhân. Ngoài ra, còn giám sát và theo dõi quá trình làm việc thực tế của người lao động để có được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá và nhận định lao động có hiệu quả. Mặt khác, khi có một đề xuất mới đưa ra, Công ty luôn thông báo tới toàn thể công nhân viên nhằm có các ý kiến giải quyết đa chiều. Các giải pháp và đề xuất mới được đưa ra và đựoc Công ty quan tâm, đánh giá cao. Qua các biện pháp như vậy, cùng với việc đánh giá khoa học trên cơ sở các tài liệu thực tế. Những người lao động có đề xuất hay giải pháp hay, có thành tích tốt về các mảng công việc, có năng lực trong chuyên môn, Công ty sẽ tạo điều kiện đến mức có thể để giúp phát huy được tiềm năng của mình như cử đi đào tạo thêm, tạo cơ hội phụ trách công việc mà người lao động có khả năng để tự khẳng định mình,…. Qua đó, sẽ giúp tạo ra được động lực lao động tốt hơn bởi lẽ sống và làm việc trong Công ty, người lao động được phát huy và vun đắp các khả năng, được Công ty quan tâm và có đủ các điều kiện để phát triển nếu họ là người có năng lực.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động trong Công ty TNHH SX & TM Phạm Lê Vinh. Thực trạng - giải pháp.DOC (Trang 28 - 32)

w