Chỉ số mô tả công việc JDI là một bộ chỉ số được phát triển bởi Smith và cộng sự năm 1969 tại đại học Cornell dùng để đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc và xây dựng các khuyến nghị về chính sách nhân sự cho tổ chức để nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên, tăng năng suất lao động và giữ chân những nhân viên giỏi của công ty.
Chỉ số JDI cơ bản của Smith gồm 72 mục hỏi của 05 nhân tố là: (1) Bản chất công việc, (2) Đào tạo và thăng tiến, (3) Tiền lương, (4) Lãnh đạo và (5) Đồng nghiệp. Năm nhân tố này có ảnh hưởng quyết định đến sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc. Các nhà nghiên cứu khác nhau sử dụng các bộ chỉ số JDI điều chỉnh có thể bổ
được nhiều mức độ cảm nhận của người lao động. Vì vậy các nghiên cứu gần đây các tác giả sử dụng chỉ số JDI với ít câu hỏi hơn và sử dụng thang đo Likert để đánh giá được nhiều mức độ cảm nhận của người lao động hơn (ví dụ: Đào Trung Kiên và cộng sự, 2013). Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm tại các tổ chức bằng cách phỏng vấn điều tra nhà nghiên cứu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thỏa mãn người lao động để có chính sách phù hợp
JDI có vai trò rất lớn trong việc đánh giá sự thỏa mãn của người lao động với công việc họ đang làm. Nó là một công cụ xác định được bằng định lượng, giúp nhà quản trị định lượng được các yếu tố chính, nhân tố căn bản trong việc đáp ứng nhân viên của mình. Xác định được các ưu tiên trong hoạt động cải thiện môi trường làm việc trong tổ chức. Mô hình nghiên cứu của Smith và cộng sự đề xuất năm 1969 về JDI như sau:
Bản chất công việc
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
Lãnh đạo
Hài lòng công việc
Đồng nghiệp
Thu nhập
Nguồn: Châu Văn Toàn, 2009
Hình 2.7 Mô hình đánh giá sự hài lòng công việc JDI