• Tùy thuộc vào nhiệt độ đo mà người ta chọn vật liệu thích hợp, người ta thường sử dụng điện trở bằng bạch kim, nickel và đôi khi bằng đồng hay tungstène.
• Bạch kim: Có thể cấu tạo rất tinh khiết (99,999%) điều này cho phép ta biết được đặc tính điện của nó một cách chính xác.
Thường sử dụng ở nhiệt độ -200 đến 10000C.
• Nickel: Ưu điểm là độ nhạy nhiệt rất cao, nickel chống lại sự oxyde hóa, thường được dùng ở nhiệt độ <2500C.
• Đồng: Được sử dụng vì đặc tuyến rất tuyến tính. Tuy nhiên dễ bị oxyd hóa nên không sử dụng ở nhiệt độ >1800C, và vì điện trở suất bé nên khi dùng để đảm bảo có giá trị nhất định, chiều dài dây phải lớn gây nên cồng kềnh, bất tiện.
• Tungstène: Độ nhạy nhiệt của điện trở lớn hơn bạch kim khi nhiệt độ cao hơn 1000K và nó thường được sử dụng ở nhiệt độ cao hơn bạch kim với độ tuyến tính hơn bạch kim. Tungstène có thể cấu tạo dưới dạng những sợi rất mảnh cho phép chế tạo điện trở cảm biến có trị số lớn, như vậy với trị số điện trở cho trước, chiều dài dây sẽ giảm thiểu.
8.3.3.Nhiệt điện trở
• Loại điện trở này có độ nhạy nhiệt rất cao, vào khoảng 10 lần điện trở kim loại. Mặt khác, hệ số nhiệt độ có giá trị âm và tùy thuộc vào nhiệt độ. Chúng được cấu tạo từ hỗn hợp các oxyde kim loại như: MgO, MgAl2O4, Mn2O3, Fe3O4, CO2O3, NiO,
ZnTiO4.Những oxyde kim loại bán dẫn ở dạng bột được nén lại dưới áp suất và được nung lên nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 10000C và sau đó rót vào các khuôn rồi để nguội hình thành các dạng : đĩa, trụ, nhẫn..Các vật liệu có điện trở suất lớn cho phép chế tạo những điện trở đo có kích thước điện trở bé (cở mm), kết quả: Điện trở có kích thước bé cho phép đo nhiệt độ chính xác. Một lượng calo bé khiến cho vận tốc đáp ứng cao. Sự ổn định của nhiệt điện trở tùy thuộc vào việc chế tạo và những điều kiện sử dụng. Dạng điện trở kín hay dạng có vỏ bọc cho phép che chở chống lại sự ăn mòn hóa học. Nhiệt độ
sử dụng từ vài độ tuyệt đối đến lối 3000C. Trên thị trường nhiệt điện trở có trị số từ 500Ω đến vài chục MΩ ở 250C.
8.3.4.Điện trở silicium