3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập
3.3.1.2. Tăng cường cơng tác kiểm sốt hoạt động nhập khẩu than đá
Hiện nay, liên quan đến quy trình nhập khẩu than đá, Cơng ty Visa Resources đang có 2 hạn chế lớn:
- Công ty chưa thực sự làm tốt công tác nghiên cứu đối tác cung cấp than đá nên đang gặp phải vấn đề mua than đá từ các cơng ty khơng có uy tín, năng lực kém, dẫn đến cơng tác nhập hàng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời hạn giao hàng và cung cấp các chứng từ liên quan.
- Cơng tác kiểm sốt chất lượng than đá chưa được chú trọng, dẫn đến tình trạng nhiều lô hàng không đảm bảo được chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín và kết quả kinh doanh công ty.
Như vậy, để giải quyết những hạn chế trên, Cơng ty cần tăng cường giao trách nhiệm tìm hiểu thơng tin đối tác và bố trí nhân sự thực hiện công tác kiểm tra chất lượng than đá trước khi giao lên tàu cho các văn phịng đại diện của cơng ty đang
78
đặt tại các nước mà Cơng ty thu mua hàng, như văn phịng đại diện tại Indonesia, tại Nam Phi…Bên cạnh đó, Cơng ty cần tuyển thêm nhân sự cho văn phòng đại diện tại Việt Nam, đặc biệt nhân sự phụ trách cơng tác kiểm sốt chất lượng tại cảng Việt Nam như tiến hành nhận hàng từ đối tác để có các biện pháp giải quyết kịp thời, tránh giao hàng kém chất lượng cho người mua.
3.3.2. Nhóm giải pháp dành cho hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu
3.3.2.1. Định giá bán than đá có tính cạnh tranh
Hiện nay, vì lý do giá than đá nhập khẩu vào Việt Nam phụ thuộc và thay đổi rất nhiều vào 2 yếu tố: nhu cầu của thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và giá cược vận chuyển khiến giá cả đầu vào cịn cao. Ngồi ra, mục tiêu lợi nhuận cao mà Công ty đặt ra đã khiến giá cả than đá bán tại Việt Nam của Cơng ty cịn cao, chưa có tính cạnh tranh. Do đó, giải pháp hết sức quan trọng trong giai đoạn tiếp theo là công ty cần phải định lại giá bán có tính cạnh tranh hơn. Để làm được điều này, Công ty cần:
- Đầu tư nghiên cứu hành vi, thơng tin về nhu cầu cũng như chính sách nhập khẩu than đá của thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, qua đó có các chiến lược phù hợp để giữ ổn định giá đầu vào. Cụ thể:
+ Mua và theo dõi các chỉ dố ICI, S&P platt hoặc NewC;
+ Tham gia vào các Hội nghị than, các diễn đàn nhập khẩu than và An ninh năng lượng của Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Indonesia, Úc... và phân tích xu hướng tiêu dùng cũng như kịp thời cập nhật các thơng tin chính sách xuất khẩu than của các nước;
+ Đầu tư trực tiếp vào các mỏ than hoặc ký các hợp đồng lâu dài với chủ mỏ để có nguồn hàng với giá cả ổn định, cạnh trạnh;
+ Tìm kiếm khách hàng mua than đá theo hợp đồng lâu dài (các Tập đồn kinh tế Nhà nước) để qua đó giảm ảnh hưởng của việc thay đổi giá của thị trường.
+ Về giá cước: Cơng ty phải là đối tác uy tín, thực hiện đúng cam kết thưởng phạt với chủ tàu và hợp tác lâu dài với 1 hoặc 2 chủ tàu cho chuyến thường xuyên về Việt Nam, đặc biệt cần cố định giá cước với các hợp đồng đầu ra lâu dài với khách hàng để có được giá cước vận chuyển tốt.
79
3.3.2.2. Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng
Công tác kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất cao vì thị trường kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam thực sự mở cửa đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong và ngồi nước. Do đó, bên cạnh việc tìm kiếm, mở rộng thêm khách hàng mới vì việc duy trì lượng khách hàng cũ là hết sức quan trọng đối với Cơng ty, do đó, ngồi việc giữ vững uy tín của Cơng ty bằng việc cung cấp than đá đảm bảo các điều khoản về chất lượng, thời gian giao hàng…thì tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng là một trong những giải pháp quan trọng để giữ vững khách hàng.
Để thực hiện được giải pháp này, ngồi việc ln giữ vững uy tín của Cơng ty trong các lần giao dịch với đối tác về chất lượng than đá, thời gian giao hàng và giá cả, Công ty cần định kỳ giữ liên lạc để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, cùng trao đổi để hiểu rõ khách hàng đang có những nhu cầu gì về than đá để có những kế hoạch kinh doanh kịp thời...
3.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam khẩu của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam
Hiện nay, hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam đang và sẽ gặp phải nhiều thách thức như đã phân tích ở trên, do đó, để có thể hạn chế những thách thức này và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại Việt Nam được diễn ra thuận lợi hơn, người viết đề ra một vài kiến nghị như sau đối với Chính phủ:
- Chính phủ cần đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý chuỗi cung ứng phụ vụ hoạt động nhập khẩu than đá
- Chính phủ cần ban hành các văn bản chỉ đạo thống nhất, chi tiết và đầy đủ về hoạt động nhập khẩu than
- Chính phủ cần có các hỗ trợ và chỉ đạo mang tầm chiến lược, ổn định lâu dài để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu
80
KẾT LUẬN
Than đóng vai trị quan trọng đối với các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất điện. Việc thiếu nguồn than cho các nhà máy nhiệt điện là một thực tế, đây là thách thức lớn đối với an ninh năng lượng quốc gia. Tại Việt Nam, nhiệt điện than hiện chiếm khoảng 39% tổng nguồn cung năng lượng của thế giới và đến năm 2030 con số này sẽ tăng thêm 1,5% nữa. Hiện trong cơ cấu điện của Việt Nam thì nhiệt điện than cũng chiếm khoảng 40%. Đến năm 2030, theo quy hoạch, sản lượng nhiệt điện than chiếm khoảng 50%. Một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Australia, Ấn Độ... nhiệt điện than cũng chiếm tỷ lệ trên 40% . Như vậy, trong vòng 15 - 20 năm nữa, vai trò của than trong sản xuất điện của Việt Nam vẫn rất quan trọng. Thiếu than cho các nhà máy điện là vấn đề đã được lường trước từ lâu. Với lượng sản xuất hiện nay đạt 40 - 41 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu lên đến trên 50 triệu tấn cho các nhà máy nhiệt điện thời gian tới, thì rõ ràng là việc đáp ứng than antraxit (có chất bốc thấp và nhiệt năng cao) đảm bảo cho các nhà máy điện trong nước là không khả thi. Nguy cơ thiếu than là hiện hữu. Hiện nay, than chủ yếu tập trung tại mỏ than Đông Bắc với trữ lượng khoảng 48,9 tỉ tấn than antraxit. Nhu cầu than cho điện tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2020, theo quy hoạch cần khoảng 60 triệu tấn than, năm 2025 cần 90 triệu tấn than và năm 2030 lên tới hơn 120 triệu tấn than. Trong kế hoạch 2017 - 2030, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn than bitum hoặc á bitum. Đây không thuần túy là vấn đề thương mại mà mục tiêu là để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Nắm bắt được tiềm năng lớn thị trường Việt trong việc sử dụng than đá nhập khẩu, tháng 2/2017, công ty Visa Resources đã chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam để tiến hành hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu. Mặc dù mới hoạt động 2 năm, nhưng Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong kết quả kinh doanh, cơ cấu khách hàng và cơ cấu sản phẩm, tuy nhiên vẫn tồn động nhiều hạn chế về nguồn cung, chất lượng than đá và hoạt động xúc tiến thương mại. Để có thể phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến hoạt động nhập khẩu và hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu mà trước mắt, trong giai đoạn 2020 –
81
2030, Công ty cần thực hiện 4 giải pháp quan trọng, đó là: đa dạng hóa nguồn cung than đá bằng cách tăng cường khai thác thị trường Liên bang Nga và tìm kiếm thị trường mới – thị trường Úc; tăng cường cơng tác kiểm sốt hoạt động nhập khẩu trên 2 phương diện: lựa chọn đối tác cung cấp than uy tín, có năng lực và gia tăng hoạt động kiểm soát chất lượng than đá; tăng cường các hoạt động xúc tiến tại thị trường Việt Nam và cơng tác chăm sóc khách hàng để duy trì, mở rộng mạng lưới khách hàng, là yếu tố chủ chốt mang lại doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.
Với những tiềm năng, cơ hội lớn mà thị trường Việt Nam đem lại, và với những giải pháp được đưa ra, tác giả rất tin tưởng vào triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources trong tương lai.
Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Thầy Cô Trường Đại học Ngoại thương; lãnh đạo, nhân viên của Công ty Visa Resources và Văn phịng đại diện của Cơng ty tại Việt Nam; bạn bè và gia đình trong q trình tác giả hồn thành luận văn thạc sĩ này. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến góp ý từ Q Thầy Cơ, đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Australian Energy Update 2017, Department of the Environment and Energy, August 2017.
Coal Mining Update: Production, Export & Domestic Consumption. Indonesian- Investments, 05/01/ 2018.
DMO 23k/30/MEM/2018 của Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia, ngày 5/01/2108.
Energy Efficiency Outlook for South Africa.
FadhilaAchmadiRosyid,TsuyoshiAdachi. Forecasting on Indonesian Coal Production and Future Extraction Cost. Natural Resources, 2016.
G. Evans, Dự báo than xuất khẩu và nhu cầu/cung cấp điện năng nội địa, 2018. JEEI Outlook 2018 - tháng 10/2017
Nhập khẩu than cho điện của Việt Nam: Thách thức và giải pháp [kỳ 1,2,3,4,5,6]; Nguyễn Xuân Thiên, Giáo trình Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tạp chí Năng lượng Việt Nam; http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh- phan-bien-kien-nghi/nhap-khau-than-cho-dien-cua-viet-nam-thach-thuc-va-giai- phap-ky-6.html