Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 39 - 103)

bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại

Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi trong NHTM, vì vậy cần có những quy định pháp luật cần thiết đề điều chỉnh hoạt động này. Thông qua các quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của NHTM, Nhà nước có thể thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội. Với việc đưa ra những quy định về lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định về bảo hiểm tiền gửi... Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của NHTM bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế việc huy động vốn của NHTM sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát. Mặt khác, thông qua việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các NHTM, Nhà nước có thể kiểm soát được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM, từ đó kịp thời có biện pháp xử lý, giúp NHTM thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính.

39

Hiện nay, pháp luật có khá nhiều quy định liên quan đến hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi, nhưng lại quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Văn bản quy phạm có hiệu lực pháp lý cao nhất hiện nay có quy định về vấn đề này chính là Luật các TCTD năm 2010, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, Bộ luật Dân sự 2005. Ngoài ra Ngân hàng nhà nước còn ban hành một số văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến loại hình giao dịch nhận tiền gửi như: Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 về Quy chế nhận tiền gửi tiết kiệm; Quyết định 47/2006/QĐ- NHNN ngày 25/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ- NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 về Quy chế Hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Thông tư 08/2013/TT-NHNN ngày 25/3/2013 về quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 15/2013/TT-NHNN ngày 27/06/2013 thay thế Thông tư 08/2013 về quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 về quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng; Thông tư số 09/2010/TT-NHNN ngày 26/03/2010 quy định về việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần; Chính phủ đã ban hành một số nghị định liên quan đến tiền gửi như Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21/11/2000 về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản của khách hàng, Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

40

Như vậy các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành quy định hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của NHTM là tương đối đầy đủ, cụ thể hóa được các nội dung cơ bản như sau:

- Quy định về các hình thức tiền gửi mà NHTM được phép huy động, so với các loại hình TCTD khác thì NHTM thực hiện hoạt động này với quy mô được mở rộng tối đa về các loại tiền gửi được nhận, mà không hạn chế.

- Quy định về các bên trong quan hệ tiền gửi, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này. Mà cụ thể ở đây là NHTM và khách hàng là tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Trong quan hệ huy động vốn này, trách nhiệm của NHTM là rất lớn, yêu cầu NHTM phải làm đúng quyền và nghĩa vụ của mình, để bảo đảm cho nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đem lại lợi ích cho cả hai bên, ổn định cả hệ thống ngân hàng và niềm tin của khách hàng.

- Quy định về lãi suất huy động vốn bằng nhận tiền gửi, đây là một quy định hết sức quan trọng bởi để thu hút nguồn vốn huy động, cần có chính sách lãi suất hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế cũng như nhu cầu cần vốn của NHTM.

- Hơn nữa không thể thiếu các quy định pháp luật về hợp đồng, việc xác lập mối quan hệ giữa NHTM với khách hàng trong giao dịch nhận tiền gửi được thực hiện qua hợp đồng tiền gửi, đây là bằng chứng pháp lý để chứng minh quan hệ này được pháp luật thừa nhận, và khi xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì có cơ sở để thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện tại cơ quan giải quyết tranh chấp.

- Các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, NHTM huy động vốn bằng nhận tiền gửi thì phải thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn cho nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, như vậy mới tạo lòng tin cho người gửi tiền, và hiện nay nhà nước đã ban hành Luật về vấn đề này để điều chỉnh quan hệ tiền gửi.

- Các quy định xử lý vi phạm trong quá trình huy động vốn bằng nhận tiền gửi. Xuất phát từ tầm quan trọng của giao dịch nhận tiền gửi, nó ảnh

41

hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM, cho nên cơ quan Nhà nước cần có chế tài, các biện pháp xử lí hành chính để xử phạt những hành vi vi phạm, tránh ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế, ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền, đảm bảo an toàn cho hoạt động này vốn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Về cơ bản Nhà nước đã thiết lập một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và thông thoáng, tạo cơ sở cho các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng hướng tới bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đáp ứng nhu cầu gửi tiền và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, lựa chọn hình thức gửi tiền phù hợp với mục đích và yêu cầu của họ, tạo niềm tin cho người gửi tiền. Tạo cơ sở pháp lý cho Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng của các NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi nói riêng vốn là một hoạt động chủ đạo trong trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

42

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính trung gian quan trọng nhất của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần. Ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cho vay, thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Như vậy hoạt động huy động vốn là khởi nguồn cho mọi hoạt động kinh doanh tiếp theo của ngân hàng. Cũng chính bởi những đặc trưng của ngân hàng thương mại, làm cho NHTM trở nên khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Điểm khác biệt lớn nhất chính là hoạt động nhận tiền gửi, một hoạt động huy động vốn quan trọng tạo nên nguồn vốn chủ đạo của ngân hàng thương mại, cũng chính là đặc trưng của ngân hàng thương mại. Tiền gửi chính là nguồn vốn chủ đạo trong nguồn vốn huy động của ngân hàng, vì thế mà ngân hàng thương mại đã thực hiện nhiều biện pháp cũng như các chiến lược, kế hoạch để thu về nguồn vốn quan trọng này, làm cơ sở tiền đề cho hoạt động kinh doanh của mình. Cho nên, Nhà nước cũng thiết lập hành lang pháp lý, để điều chỉnh giao dịch nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại. Bởi vì, ngân hàng thương mại chính là một trong những chủ thể quan trọng của nền kinh tế, cung cấp nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Vì thế để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thương mại, lợi ích của cho cá nhân, tổ chức trong xã hội – người gửi tiền vào ngân hàng thương mại, thì cần ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh là điều hết sức hợp lý và cần thiết. Chương một đã phân tích những vấn đề khái quát nhất về hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại, một hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động tiếp theo của ngân hàng thương mại. Không có hoạt động này, ngân hàng thương mại sẽ không thể thực hiện các chức năng kinh doanh của mình nếu chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu.

43

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC NHẬN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1 Chủ thể tham gia hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại

2.1.1 Chủ thể

Theo quy định của Luật các TCTD 2010, hoạt động nhận tiền gửi luôn luôn có sự tham gia của hai chủ thể: Bên nhận tiền gửi (ngân hàng thương mại) và bên gửi tiền. Ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch nhận tiền gửi, chính là đang thực hiện một trong những hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Ngân hàng thương mại được phép tham gia giao dịch, trước hết phải là một chủ thể được pháp luật thừa nhận, có quyền tham gia giao dịch với chủ thể khác trên cơ sở quy định của pháp luật.

2.1.1.1 Ngân hàng thương mại

Hoạt động nhận tiền gửi được thể hiện thông qua giao dịch nhận tiền gửi. Để giao dịch này có hiệu lực pháp lý thì phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của pháp luật quy định về giao dịch dân sự nói chung tại Điều 122 BLDS 2005. Quy định này áp dụng cho tất cả mọi giao dịch kể cả giao dịch nhận tiền gửi. Như vậy, giao dịch nhận tiền gửi làm phát sinh mối quan hệ giữa NHTM với khách hàng, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên. Một trong những điều kiện quan trọng để giao dịch nhận tiền gửi có hiệu lực pháp lý đó là chủ thể tham gia giao dịch phải có “năng lực hành vi dân sự”. Trước hết là năng lực chủ thể của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình khi có đầy đủ các điều kiện của một pháp nhân. Theo quy định pháp luật, pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản

44

đó; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập [18, Điều 84]. Như vậy, khi nào NHTM được nhà nước công nhận là một pháp nhân thì khi đó nó mới được Nhà nước thừa nhận là có năng lực chủ thể. Pháp nhân NHTM cũng có năng lực hưởng quyền và năng lực thực hiện các quyền bằng hành vi của mình giống như các pháp nhân khác. Tuy nhiên theo quy định pháp luật thực định của nước ta không quy định rõ thế nào là năng lực hành vi dân sự của NHTM mà chỉ quy định năng lực pháp luật của pháp nhân.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình; phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự [18, Điều 86]. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy bởi pháp nhân là một chủ thể nhân tạo do pháp luật định ra, không phải là con người tự nhiên, không có đời sống tâm lý và sinh lý, không có nhận thức và tất nhiên cũng không có những hoạt động ý thức giống như con người nên trong khoa học pháp lý, người ta sử dụng khái niệm “năng lực pháp luật của pháp nhân” với dụng ý chỉ khả năng hưởng quyền của pháp nhân cũng như khả năng thực hiện các quyền đó thông qua những người đại diện hợp pháp của pháp nhân. Tuy pháp luật thực định không quy định rõ thế nào là năng lực hành vi dân sự của NHTM nhưng có thể hiểu đó chính là khả năng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của NHTM thông qua người đại diện hợp của nó. Pháp nhân luôn luôn và chỉ có thể thực hiện các quyền của mình thông qua những người đại diện hợp pháp. Giống như mọi pháp nhân, năng lực pháp luật của NHTM luôn phụ thuộc trước hết vào mục đích và phạm vi chức năng hoạt động của nó, bởi vì theo quy định của pháp luật thì năng lực pháp luật của pháp nhân là khả năng để chủ thể này có các quyền và nghĩa vụ pháp lý phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của mình. Điều này

45

có nghĩa là, nếu mục đích hoạt động của NHTM là đa dạng và phạm vi chức năng hoạt động của NHTM là rộng lớn thì về nguyên tắc NHTM phải có được nhiều quyền năng hơn (phạm vi năng lực pháp luật rộng hơn) để đủ sức thực hiện được các chức năng và mục đích đó của mình. Ngược lại, nếu một NHTM có mục đích và phạm vi hoạt động nhỏ hẹp thì phạm vi các quyền năng pháp lý mà nó được hưởng cũng sẽ bị hạn chế tương ứng. Sự ảnh hưởng này, đặc biệt rõ ràng trong trường hợp NHTM thay đổi mục đích hoạt động hoặc thay đổi chức năng hoạt động. Sự thay đổi này tất yếu sẽ làm cho phạm vi năng lực pháp luật của NHTM bị thay đổi theo. Thậm chí, trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng chứng minh mục đích hoạt động hay chức năng hoạt động của NHTM là bất hợp pháp thì khi đó NHTM không thể được Nhà nước thừa nhận năng lực pháp luật. Một cách khái quát, có thể kết luận rằng năng lực pháp luật của NHTM luôn phụ thuộc trước hết vào ý chí của các thành viên hợp thành pháp nhân NHTM, bởi lẽ ý chí này thường được thể hiện tập trung nhất ở mục đích và phạm vi chức năng hoạt động của NHTM như đã được ghi trong Điều lệ của NHTM. Ngoài yếu tố mục đích và phạm vi chức năng hoạt động, năng lực pháp luật của NHTM còn phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ, Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền thừa nhận hoặc không thừa nhận khả năng hành động trong đời sống pháp luật (năng lực pháp luật) của một chủ thể pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũng là chủ thể duy nhất có quyền mở rộng hoặc thu hẹp nội dung năng lực pháp luật của chủ thể pháp luật đó trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định vì lợi ích chung và trật tự công cộng.

Năng lực pháp luật của NHTM thường được gắn liền với khái niệm tư cách pháp nhân của NHTM. Do hoạt động nghề nghiệp kinh doanh của NHTM có nhiều nét đặc thù so với hoạt động nghề nghiệp kinh doanh của các chủ thể khác (chẳng hạn như tính rủi ro cao, tính nhạy cảm và tính ảnh hưởng dây chuyền đối với quyền lợi của nhiều chủ thể khác nhau trong xã

46

hội…) nên ngoài các quy định chung của pháp luật về vấn đề năng lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 39 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)