Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai trên thế giới

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 26 - 28)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mai trên thế giới

Năm 2005 -2015 các nhà vườn trồng mai tại Florida là một trong những bang lớn nhất ở Mỹ, mỗi năm sản xuất hàng vạn cây mai để phục vụ người

chơi, mai ở đây chủ yếu gieo hạt, khi cây được khoảng 6 tháng tuổi nhà vườn bắt đầu uốn thế, cây sau 3 năm có thể chơi hoa được. Vào dịp tết cổ truyền của Việt Nam các nhà vườn ở đây đã chuyển chậu mai vào nhà kính để điều khiển cho hoa nở vào đúng tết, với giá từ 50 - 200 USD/chậu với số lượng bán từ 20.000 - 30.000 chậu (www. maivangflorida.com, 2016).

Tại Trung Quốc, các nhà vườn đều sản xuất hoa mai, cây giống để trồng là cây giâm cành, cây ghép hoặc cây gieo hạt. Trong đó, cây ghép được trồng nhiều nhất. Cây ghép từ lúc ghép đến lúc ra hoa kéo dài 2 năm. Hàng năm các nhà vườn bán ra thị trường hàng chục vạn chậu, địa điểm tiêu thụ chủ yếu là các công viên, vườn hoa và công sở (Xinhua and J. Zhao, 2011).

Ngoài các loại mai vàng, mai đỏ, mai trắng cũng được nhiều nước châu Á quan tâm và phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Tại Trung Quốc hàng năm sản xuất tới hàng triệu cây mai trắng ở các tỉnh Giang Tô, Vân Nam, Quảng Châu để tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu. Ở phía Bắc Thái Lan cũng trồng nhiều cây mai đỏ, mai trắng mỗi năm Thái Lan tiêu thụ hàng vạn cây (Yuan Lianlian, Wang Shaoping, 2013).

Ở Châu Phi, ngoài việc dùng để trang trí trong những ngày lễ, công viên vườn hoa, trên đường phố… thì trong y học cổ truyền, các loại Ochnaceae

còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như dùng lá đun sôi để uống làm tăng sức khỏe cho con người. Vỏ cây được sử dụng cho mục đích giảm đau, điều trị đau đầu, tiêu chảy, u nang buồng trứng và sốt thương hàn (Messanga và Ghogomu, 2013).

Ở Brazil và nhiều nước Tây Phi với các chất chiết xuất từ lá mai được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên, kiết lỵ, tiêu chảy và giảm đau. Chất chiết xuất từ quả để điều trị nhiễm trùng gan và da (Olive, 1999).

Ở Nam Phi, loài Ochna trong y học thường được chiết xuất chữa táo bón, đau lưng, hen suyễn, giải độc khi bị rắn cắn (Codd và Dyer, 2012).

Bảng 1.1. Một số loài mai được sử dụng làm dược liệu

STT Loài Khu vực Chữa bệnh

1 Ochna gamostigmata Mpumalanga Nam Phi Táo bón, lở loét

2 Ochna holstii Oliv Mpumalang Nam Phi Đau đầu

3 Ochna errulata

Tiegh. Ex Keay

Mpumalanga Nam Phi Điều trị các bệnh về xương

4 Ochna alodendron

Gilg. et Mildbr.

Trung Phi Điều trị giảm đau, nhiễm trùng gan

5 Ochna pulchra Hook. Zimbabwe, Mashonaland Chữa vô sinh, vàng da

6 Ochna lanceolata

Spreng.

Trung tâm và bán đảo Ấn Độ Điều trị đau dạ dày

Nguồn: Messanga BB, Ghogomu TR, (2013).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)