Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống mai

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 76 - 83)

Chương III Kết quả và thảo luận

3.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống mai

3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống mai

đến các đặc tính di truyền của từng giống (Hồng Minh Tấn và cs., 2006). Trong đó, các chỉ tiêu về số cành, số lá, đường kính cành...là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự sinh trưởng phát triển của các giống mai.

Đánh giá 10 giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, các giống trong nghiên cứu đều sinh trưởng phát triển tốt, khơng có giống nào sinh triển yếu hoặc kém thích nghi, trong đó có 6 giống MV3, MV4, MV6, MV7, MV9, MV10 ở mức 5 (sinh trưởng phát triển bình thường, có khả năng thích nghi) và 4 giống ở mức 7 (cây sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi cao) là MV1, MV2, MV5, MV8.

Bảng 3.9. Đặc điểm sinh trưởng của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017

hiệu Tên giống

Khả năng sinh trưởng (1-7) Số cành cấp 1/cây (cành) Chiều cao phân cành (cm) Số lá/cành cấp 1 (lá) MV1 Mai vàng Yên Tử 7 12,8±0,2 7,8±0,1 21,1±0,1 MV2 Mai Huế 7 12,1±0,1 8.0±0,1 18,6±0,1 MV3 Mai Cam 5 10,2±0,2 8,3±0,1 19,0±0,2 MV4 Mai Sẻ 5 11,3±0,1 8,2±0,2 19,8±0,1 MV5 Mai vàng năm cánh tròn 7 12,2±0,1 8,1±0,1 20,1±0,1 MV6 Mai Giảo 5 11,3±0,1 8,1±0,1 19,8±0,2 MV7 Mai Vĩnh Hảo 5 11,4±0,1 8,6±0,1 19,8±0,1 MV8 Mai Quắn 7 12,2±0,1 8,1±0,1 18,6±0,2 MV9 Mai Kem 5 11,1±0,2 8,2±0,2 19,1±0,1 MV10 Mai Trâu 5 11,0±0,1 8,0±0,1 18,3±0,1 Ghi chú:

1.Cây yếu, kém thích nghi

3. Cây sinh trưởng phát triển chậm

5. Cây sinh trưởng phát triển bình thường, có khả năng thích nghi 7. Cây sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt.

Nhìn chung các giống nghiên cứu đều có số lượng cành cấp 1 nhiều, chiều cao phân cành hợp lý và cân đối. 4 giống có số lượng cành cao nhất từ 12,1 - 12,8 cành là MV1 (Mai vàng Yên Tử), MV2 (Mai Huế), MV5 (Mai vàng năm cánh trịn), MV8 (Mai Quắn). Giống có số lượng cành thấp nhất là MV3 (mai Cam) 10,2 cành, và các giống còn lại MV4 (Mai Sẻ), MV6 (Mai Giảo), MV7 (Mai Vĩnh Hảo), MV9 (Mai Kem), MV10 (Mai Trâu) có số lượng cành cấp 1 từ 11 - 11,4 cành.

Đánh giá chiều cao phân cành cấp 1 của các giống mai là rất cần thiết để người trồng có các biện pháp chăm sóc và cắt tỉa cho cây mai có dáng thế đẹp trước khi đến với người tiêu dùng. Qua theo dõi cho thấy chiều cao phân cành giữa các giống dao động từ 7,8 - 8,6 cm, cao nhất là MV6 (Mai Giảo) 8,6 cm và thấp nhất MV1 (Mai vàng Yên Tử) 7,8 cm. Các giống cịn lại đều có chiều cao phân cành từ 8,0 - 8,3 cm, như MV10 (Mai Trâu) 8,0 cm, MV3 (Mai Cam) 8,3 cm, MV2 (Mai Huế) 8,1 cm, với chiều cao phân cành này đều hợp lý cho các giống mai làm cảnh.

Số lượng lá/cành của các giống mai trong nghiên cứu dao động từ 18,3 - 21,1 lá, trong đó cao nhất là giống Mai vàng Yên Tử (MV1) 21,1 lá, thấp nhất là Mai Trâu (MV10) 18,3 lá. Theo Đặng Văn Hà (2016) kích thước và số lá là những chỉ tiêu phản ánh trực tiếp khả năng quang hợp của cây.

Tăng trưởng chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản để phân biệt giống, nó biểu hiện tính di truyền và tác động của điều kiện ngoại cảnh đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.10.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai đều có xu hướng tăng và tăng dần đều qua các thời điểm theo dõi. Thời gian từ 15/4 - 15/8 hàng năm tại Hà Nội là thời điểm nắng nhiều, cây đang trong giai đoạn sinh trưởng, lá quang hợp tốt vì thế cây phát triển chiều cao nhanh. Tại thời điểm 15/8 theo

dõi chiều cao cây cho thấy chiều cao các giống đều cao hơn 100 cm, cao nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) 106,5 cm và thấp nhất là MV6 (Mai Giảo) 102,3 cm.

Bảng 3.10. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, năm 2016 - 2017

hiệu Tên giống

Chiều cao ban đầu (cm)

Thời gian theo dõi 15/4 15/6 15/8 15/11 MV1 Mai vàng Yên Tử 93,7 96,9 102,1 106,5 113,7±0,3 MV2 Mai Huế 93,2 95,1 98,4 102,5 109,3±0,2 MV3 Mai Cam 95,4 97,5 100,5 104,5 111,6±0,2 MV4 Mai Sẻ 94,6 96,5 99,2 103,1 110,2±0,1 MV5 Mai vàng năm cánh tròn 96,5 98,4 101,4 105,1 112,2±0,2 MV6 Mai Giảo 93,4 95,1 98,1 102,3 111,4±0,1 MV7 Mai Vĩnh Hảo 95,5 97,7 101,8 105,8 112,5±0,1 MV8 Mai Quắn 95,4 97,5 101,3 105,1 112,3±0,3 MV9 Mai Kem 94,1 96,5 99,5 103,6 110,8±0,1 MV10 Mai Trâu 95,2 97,6 101,7 105,5 112,4±0,2

Đường kính thân cũng là một tiêu chí đánh giá giá trị của giống mai, cây mai có đường kính lớn, xù xì, thế đẹp, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Hình 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống mai

85 90 95 100 105 110 115 120 MV1 MV2 MV3 MV4 MV5 MV6 MV7 MV8 MV9 MV10

Thời gian theo dõi 15-Thg4 Thời gian theo dõi 15-Thg6 Thời gian theo dõi 15-Thg8 Thời gian theo dõi 15-Thg11

Đến tháng 11 cây mai đã cơ bản hình thành 90 % nụ và cây tạm ngừng sinh trưởng về chiều cao, đây được tính là thời điểm chiều cao cuối cùng của các giống mai trong năm. Cụ thể ở bảng 3.10 cho thấy vào thời điểm 15/11 chiều cao cây dao động từ 109,3 - 113,7 cm, chỉ tiêu này cao nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) 113,7 cm và thấp nhất là MV5 (Mai Huế) 109,3 cm.

Bảng 3.11. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017

hiệu Tên giống

Đường kính thân

ban đầu (cm)

Thời gian theo dõi

15/4 15/6 15/8 15/11 MV1 Mai vàng Yên Tử 3,50 3,61 3,76 3,96 4,20±0,02 MV2 Mai Huế 3,47 3,57 3,70 3,88 4,10±0,02 MV3 Mai Cam 3,30 3,41 3,53 3,72 3,92±0,01 MV4 Mai Sẻ 3,48 3,57 3,69 3,88 4,11±0,02 MV5 Mai vàng năm cánh tròn 3,45 3,55 3,68 3,86 4,09±0,01 MV6 Mai Giảo 3,33 3,44 3,57 3,74 3,95±0,02 MV7 Mai Vĩnh Hảo 3,46 3,55 3,68 3,70 3,93±0,02 MV8 Mai Quắn 3,44 3,54 3,66 3,85 4,05±0,01 MV9 Mai Kem 3,43 3,52 3,64 3,82 4,03±0,01 MV10 Mai Trâu 3,32 3,43 3,56 3,75 3,98±0,02

Đường kính thân càng lớn thì giá trị cây mai càng cao, thời điểm cây mai trồng ở Hà Nội phát triển mạnh nhất khi có số giờ nắng cao trên 1.600 giờ. Nghiên cứu động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống mai ở bảng 3.11 cho thấy, thời gian theo dõi từ 15/4 - 15/8 đường kính thân của các giống phát triển khá đồng đều từ 3,41 - 3,96 cm. Ở thời điểm 15/8, đường kính thân dao động từ 3,70 - 3,96 cm cao nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) 3,96 cm và thấp nhất là MV6 (Mai Giảo) 3,7 cm.

Cây mai sinh trưởng tăng dần qua các thời điểm theo dõi, vào tháng 11 đường kính cuối cùng của thân cũng ngừng phát triển khi cây đã hình thành nụ.

Đường kính thân vào thời điểm 15/11 của các giống mai dao động từ 3,92 - 4,2 cm, trong 10 giống thì 6 giống có đường kính từ 4 cm trở lên gồm: MV1 (Mai vàng Yên Tử) 4,2 cm, MV2 (Mai Huế) 4,1 cm, MV4 (Mai Sẻ) 4,11 cm, MV5 (Mai vàng năm cánh tròn) 4,09 cm, MV8 (Mai Quắn) 4,05 cm và MV9 (Mai Kem) 4,03 cm. Các giống còn lại nhỏ hơn 4 cm là MV3 (Mai Cam) 3,92 cm, MV6 (Mai Giảo) 3,95 cm, MV7 (Mai Vĩnh Hảo) 3,93 cm và MV10 (Mai Trâu) 3,98 cm.

Hình 3.4. Động thái tăng trưởng đường kính thân của các giống mai (Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017)

Cây ra hoa được là nhờ phần lớn sản phẩm quang hợp được dự trữ trong lá ở giai đoạn trước khi ra nụ và sản phẩm quang hợp trực tiếp ở giai đoạn sau ra nụ. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Đoàn Thu Thủy và cs. (2021) cho rằng chất lượng hoa phụ thuộc chủ yếu vào lượng chất khơ tích luỹ trong q trình quang hợp từ lá ở giai đoạn trước ra nụ.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 MV1 MV2 MV3 MV4 MV5 MV6 MV7 MV8 MV9 MV10

Thời gian theo dõi 15-Thg4 Thời gian theo dõi 15-Thg6 Thời gian theo dõi 15-Thg8 Thời gian theo dõi 15-Thg11

Lá là sản phẩm quang hợp cho các loại hoa cây cảnh nói chung và cây hoa mai nói riêng, lá của các giống mai theo dõi có chiều rộng, chiều dài khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố di truyền của giống. Động thái tăng trưởng chiều dài và rộng lá được trình bày ở bảng 3.12.

Các giống mai nghiên cứu có động thái tăng trưởng chiều dài và rộng lá khá đồng đều ở các thời điểm theo dõi, diện tích lá tăng nhanh, bề mặt tiếp xúc với ánh sáng lớn, q trình tích lũy sản phẩm quang hợp càng nhiều, đây là yếu tố quyết định cho sinh trưởng và phát triển của cây.

Bảng 3.12. Động thái tăng trưởng lá của các giống mai nghiên cứu tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 – 2017 tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 – 2017

ĐVT: cm

hiệu Tên giống

Thời gian theo dõi (ngày)

10 30 50 70

Rộng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Dài

MV1 Mai vàng Yên Tử 2,2 6,1 3,2 9,4 5,3 12,4 5,7±0,1 16,1±0,1 MV2 Mai Huế 2,3 6,3 3,1 9,2 5,2 12,5 5,3±0,2 14,7±0,2 MV3 Mai Cam 2,2 6,0 3,1 9,1 5,3 12,5 5,4±0,1 15,5±0,1 MV4 Mai Sẻ 2,5 6,5 3,6 10,2 5,0 13,4 5,3±0,1 15,1±0,1 MV5 Mai vàng năm cánh tròn 2,3 6,0 3,2 9,0 4,2 12,5 5,4±0,1 15,3±0,2 MV6 Mai Giảo 2,2 6,0 3,1 9,0 4,1 12,4 5,0±0,1 14,5±0,1 MV7 Mai Vĩnh Hảo 2,2 6,2 3,1 9,2 4,3 12,6 5,2±0,2 15,5±0,1 MV8 Mai Quắn 2,3 6,1 3,2 9,1 4,2 12,6 5,2±0,1 15,4±0,2 MV9 Mai Kem 2,3 6,3 3,2 9,3 4,3 12,5 5,1±0,1 14,7±0,1 MV10 Mai Trâu 2,6 6,7 3,8 10,3 5,3 13,5 5,5±0,1 15,6±0,1 Động thái tăng trưởng chiều rộng lá của các giống trong thời gian từ 10 - 50 ngày đều tăng, ở thời điểm 10 ngày (bắt đầu theo dõi) đều lớn hơn 2 cm, đến thời điểm 50 ngày dao động từ 4,1 - 5,3 cm, đến 70 ngày cho thấy chiều rộng lá phát triển và dao động từ 5,0 - 5,7 cm. Lá có chiều rộng lớn nhất lá MV1

(Mai vàng Yên Tử) 5,7 cm và thấp nhất là MV6 (Mai Giảo) 5,0 cm. Sau đó chiều rộng các lá có xu hướng giữ nguyên và có thể co lại do bị già hóa.

Động thái tăng trưởng chiều dài lá trong thời gian từ 10 - 50 ngày cho thấy: chiều dài lá tăng từ 6 cm tại thời điểm 10 ngày lên đến 12-13 cm ở thời điểm 50 ngày. Tại thời điểm 70 ngày, chiều dài lá dao động từ 14,5 - 15,8 cm. Lá có chiều dài lớn nhất là MV1 (Mai vàng Yên Tử) 16,1 cm và thấp nhất là MV6 (Mai Giảo) 14,5 cm. Sau thời gian này, chiều dài lá hầu như ngừng tăng trưởng, giữ nguyên hoặc co lại khi già.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống mai và biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng, ra hoa mai vàng yên tử tại hà nội (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)