v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1.6. Mô hình trao đổi nhiệt giữa khí thải và BXT
Hình 2.4. Mô hình trao đổi nhiệt trong lỗ của BXT với Qi-dòng nhiệt, x- phân tố chiều dài lõi BXT [24]
Mô hình trao đổi nhiệt giữa khí thải và BXT được thể hiện trên Hình 2.4 [24], trong đó:
Qcv: nhiệt truyền từ khí thải vào thành BXT thông qua truyền nhiệt đối lưu Qreac: nhiệt toả ra do phản ứng hoá học truyền vào thành lõi BXT
Q g-in: nhiệt lượng do dòng khí mang đến phân tố nghiên cứu Qg-out: nhiệt do dòng khí mang ra phân tố nghiên cứu
Qcond: nhiệt dẫn đến phân tố nghiên cứu Q’cond: nhiệt dẫn ra khỏi phân tố nghiên cứu Qconden: nhiệt tỏa ra do ngưng tụ hơi.
Có ba phương thức truyền nhiệt đến thành BXT, đó là nhiệt tỏa ra do hơi nước ngưng tụ trên bề mặt thành, đối lưu nhiệt từ khí thải vào thành và nhiệt tỏa ra do phản ứng tỏa nhiệt của các thành phần khí trên pha rắn.
Sự ngưng tụ hơi nước xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình khởi động lạnh khi nhiệt độ thành của BXT thấp hơn nhiệt độ bão hòa của hơi nước trong khí thải. Quá trình này đi kèm với sự giải phóng nhiệt hóa hơi truyền vào thành lõi xúc tác. Khi nhiệt độ thành BXT bằng hoặc cao hơn nhiệt độ hơi bão hòa của hơi nước trong khí thải thì lượng nước ngưng tụ trên bề mặt thành BXT bay hơi và lấy nhiệt từ thành BXT. Như vậy ở các chế độ xác lập khi không còn hơi nước đọng bám trên bề mặt lõi xúc tác nhiệt truyền tới BXT chỉ còn nhiệt truyền từ khí thải và nhiệt tỏa ra do các phản ứng ô xy hóa khử truyền vào thành lõi.