IV. Mô hình quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong ống dây
2. Mô hình quy tắc bàn tay trái xác định lực từ và lực Lo-ren-xơ
Số lượng: 02 cái, bao gồm:
+ Một mô hình quy tắc bàn tay trái xác định lực từ.
+ Một mô hình quy tắc bàn tay trái xác định lực Lo - ren - xơ.
2.1. Mô hình quy tắc bàn tay trái xác định lực từ
a) Quy tắc: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay,
chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện, ngón cái choãi ra 900 là chiều của lực từ.
b) Dụng cụ
+ Bao tay vải.
+ Keo nến. + Keo 502. + Ống nhựa. + Kéo.
c) Cách làm
+ Dùng bông chèn chặt vào bàn tay theo quy tắc bàn tay trái, dùng keo 502 gắn chắc lại bàn tay để cố định hình.
+ Cắt các miếng nhựa mỏng tạo thành hình mũi tên chỉ hướng . Gắn cùng với mô hình bàn tay để thể hiện hướng của các đại lượng liên quan như: véc tơ lực, véc tơ cảm ứng từ, vận tốc.
d) Kết quả
+ Tạo thành mô hình quy tắc bàn tay trái xác định lực từ và được thể hiện chiều của các đại lượng đặc trưng.
Hình 1: Mô hình quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực Lo-ren-xơ
Hình 2: Mô hình quy tắc bàn tay trái xác định chiều của lực từ
e) Nhược điểm
+ Các mũi tên gắn bằng keo nến thì không quá chắc chắn và chưa đảm bảo thẩm mĩ.
2.2. Mô hình quy tắc bàn tay trái xác định lực Lorenxơ
a) Quy tắc: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ xuyên vào long bàn
tay, chiều cổ tay đến ngón tay chỉ chiều của véc tơ vận tốc, chiều của lực từ cùng chiều với ngón tay cái choãi ra 900 nếu q >0 và ngược chiều nếu q<0.
b) Dụng cụ
+ Bao tay vải. + Keo nến.
+ Keo 502. + Bóng bàn.
+ Cắt các miếng nhựa mỏng tạo thành hình mũi tên chỉ hướng . Gắn cùng với mô hình bàn tay để thể hiện hướng của các đại lượng liên quan như: véc tơ lực, véc tơ cảm ứng từ, vận tốc.
+ Dùng bóng bàn làm điện tích với kí hiệu điên tích dương (+).
d) Kết quả
+ Tạo thành mô hình quy tắc bàn tay trái xác định lực lorenxơ và thể hiện được chiều của các đại lượng đặc trưng.