2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Sau khi đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường trung học cơ sở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả xây dựng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến của các nhà quản lý, tổ chuyên môn về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
a) Mục đích khảo sát
Mục đích của việc khảo sát là để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nói trên, khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp đã nêu trong thực tế, phản ánh tính khách quan, trung thực, hợp lý, hiệu quả của những nghiên cứu mà tác giả đã trình bày trong luận văn.
b) Kết quả khảo sát
Tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 02 đồng chí Lãnh đạo, 04 đồng chí chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh, 12 Hiệu trưởng, 13 phó Hiệu trưởng, 24 tổ trưởng, tổ phó tổ tự nhiên của các trường THCS huyện lang Chánh.
Nô ̣i dung phiếu hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi của 06 biện pháp quản lý hoạt đô ̣ng dạy học môn Toán được đề xuất với câu hỏi ở 3 mức đô ̣:
+ Tính cần thiết: Rất cần thiết (3 điểm), Cần thiết (2 điểm), Không cần thiết (1 điểm)
+ Tính khả thi: Rất khả thi (3 điểm), Khả thi (2 điểm), Không khả thi (1 điểm) * Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp: Đa số các nhà quản lý và tổtrưởng chuyên môn được hỏi đều đánh giá cao về tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán mà tác giả đề xuất. Cụ thể có 74,55% ý kiến cho rằng việc áp dụng các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán mà tác giả đề xuất là rất cần thiết và 25,45% ý kiến cho rằng việc áp dụng là cần thiết, không có ý kiến cho rằng việc áp dụng là không cần thiết. Trong đó biện pháp “ Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp dạy học có lợi thế trong việc phát triển năng lực học sinh” được đánh giá cần thiết nhất (92,73% ý kiến đánh giá), biện pháp “Tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức dạy học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn Toán vào thực tiễn cho học sinh” được đánh giá rất cần thiết nhưng có tỷ lệ ý kiến thấp nhất (54,55%) nhưng vẫn trên 50%. Điều đó chứng tỏ tất cả 06 biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển NLHS mà tác giả đề xuất là rất cần thiết trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay (xem bảng 3.1 phụ lục 5).
* Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp: Có 33,64% ý kiến cho rằng việc áp dụng các biện pháp quản lý là rất khả thi; 48,48% ý kiến cho rằng việc áp dụng các biện pháp quản lý là khả thi và 17,88% ý kiến cho rằng việc áp dụng các biện pháp quản lý là không khả thi. Tổng hợp hai loại ý kiến đánh giá rất khả thi và khả thi là 82,12%.Trong đó biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là “Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp dạy học có lợi thế trong việc phát triển năng lực học sinh” (52,73% ý kiến đánh giá) và biện pháp được đánh giá tính khả thi thấp nhất “Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” (40% ý kiến đánh giá). Điều này chứng tỏ việc áp dụng 06 biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển NLHS mà tác giả đề xuất có tính khả thi cao (xem bảng 3.2 phụ lục 5).
* Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp: Các nhà quản lý và tổ trưởng chuyên môn đánh giá mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh mà tác giả đề xuất ở mức độ khá tốt, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý = 2,45 (min =1, max = 3). Mức độ nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán của HT được đánh giá là không đều nhau, có biện pháp được được nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi tốt hơn và có biện pháp được nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi yếu hơn. Cụ thể:
Biện pháp “Chỉ đạo GV đổi mới PPDH theo hướng sử dụng các PPDH có lợi thế trong việc phát NLHS” được nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi tốt nhất với điểm trung bình = 2,73, xếp bậc 1/6. Biện pháp “Tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức dạy học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn Toán vào thực tiễn cho HS” được nhận thức về tính cần thiết và tính khả thấp hơn với điểm trung bình = 2,24, xếp bậc 6. Điều này cho thấy các nhà quản lý và tổ trưởng chuyên môn cho rằng biện pháp “Chỉ đạo GV đổi mới PPDH theo hướng sử dụng các PPDH có lợi thế trong việc phát NLHS” là rất cần thiết và có tính khả thi cao khi tổ chức áp dụng ở các trường THCS huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa vì trong HĐDH theo định hướng phát triển NLHS, giáo viên với vai trò là chủ thể hoạt động dạy, là người thiết kế các hoạt động học, giúp học trò tự tìm ra kiến thức, phát triển kỹ năng. Muốn hoạt động dạy đạt hiệu quả, phát triển NLHS, người GV phải biết phối hợp nhiều PPDH khác nhau trong đó tăng cường sử dụng các PPDH có lợi thế trong việc phát triển NLHS. Hơn nữa đội ngũ GV Toán huyện Lang Chánh đa số là GV trẻ, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao, có tinh thần học hỏi, tâm huyết với nghề dạy học; Với sự chỉ đạo chuyên môn sâu sát và quyết liệt của Phòng GD&ĐT cùng đội ngũ CBQL các trường THCS có dày dặn kinh nghiệm quản lý, quyết tâm sẽ thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. Biện pháp “Tổ chức thực hiện đa dạng các hình thức dạy học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức môn Toán vào thực tiễn cho HS” được nhận thức là cần thiết nhưng tính khả thấp hơn khi tổ chức áp dụng ở các trường THCS huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa vì do điều kiện tự nhiên, KT-XH của huyện miền núi Lang Chánh còn nhiều khó khăn, kỹ năng tự học, kỹ năng tư duy vận dụng kiến thức môn Toán của HS còn hạn chế, nên việc áp dụng biện pháp này ở các trường THCS huyện Lang Chánh tính khả thi không cao.
Nếu so sánh giữa hai luồng nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh theo định hướng phát triển NLHS cho thấy các nhà quản lý và TTCM nhận thức về tính cần thiết cao hơn tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất, thể hiện điểm trung bình chung của tính cần thiết = 2,76 so với điểm trung bình
Để khẳng định sự phù hợp hay thống nhất giữa hai luồng nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh theo định hướng phát triển NLHS, đề tài sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
(-1 ≤ r ≤ 1)
Trong đó: r là hệ số tương quan (r < 0: tương quan nghịch, r > 0: tương quan thuận, giá trị r càng gần tới 1 thì mối tương quan càng chặt chẽ)
D là hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng; N là số biện pháp quản lý. Ta có:
Với hệ số tương quan r ≈ 0,94 cho thấy tương quan trên là thuận và chặt chẽ. Cho phép kết luận bước đầu rằng giữa mức độ nhận thức tính cần thiết với mức độ nhận thức tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh của CBQL và TTCM được điều tra là phù hợp và thống nhất với nhau. Có nghĩa là các biện pháp quản lý được nhận thức quan trọng ở mức độ nào thì cũng được thực hiện ở mức độ tương ứng.
Điều đó cho thấy cơ sở khoa học, tính thực tiễn của việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng phát triển NLHS và các biện pháp đề xuất có thể áp dụng mang lại hiệu quả quản lý tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.