2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.4.2. Về hoạt động dạy học của giáo viên Toán
GV lập kế hoạch dạy học cơ bản đúng thời gian, chất lượng kế hoạch tương đối đạt yêu cầu mục tiêu bài dạy, sát với đối tượng học sinh; Kế hoạch dạy học được TTCM phê duyệt trước khi lên lớp. Đa số GV đã thường xuyên sử dụng các PPDH tích cực và phối hợp nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học trong dạy học môn Toán theo hướng phát triển NLHS; Việc sử dụng TBDH nhất là ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán cũng được GV chú ý thường xuyên hơn; GV đã chủ động xây dựng ma trận đề kiểm tra định kỳ từ 1 tiết trở lên theo hướng phát triển NLHS, đảm bảo tỷ lệ trắc nghiệm khách quan (40%), ra đề kiểm tra theo ma trận với nhiều mã đề khác nhau cùng mức độ chuẩn kiến thức, kỹ năng; Việc chấm, chữa bài cho HS đã được GV quan tâm tỉ mỉ, hướng dẫn HS cách sữa chữa những sai lầm đã mắc phải (GV thực hiện tốt như ở các trường THCS Thị trấn, THCS Dân tộc Nội trú, THCS Quang Hiến, THCS Trí Nang...)
2.4.3. Về hoạt động học tập môn Toán của học sinh
a) Về hoạt động học tập
Đa số HS có sự chủ động, tự giác học bài ở nhà và học trên lớp; Một số em đã có phương pháp học tập bộ môn Toán; năng lực tư duy của HS được nâng lên, một số HS đã không còn gặp khó khăn trong việc hệ thống hóa kiến thức, tóm tắt kiến thức trước và sau bài học môn Toán; năng lực tổ chức tự học, tự nghiên cứu và học tập theo nhóm được cải thiện, kỹ năng làm việc nhóm được hình thành và phát triển, tạo hứng thú khi học môn Toán; HS đã biết vận dụng kiến thức toán vào các môn khoa học thực nghiệm.
b) Về kết quả học tập môn Toán
Chất lượng môn Toán của HS được cải thiện đáng kể: tỉ lệ xếp loại yếu kém giảm, tỉ lệ xếp loại khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình tăng ít hơn so với tỉ lệ khá giỏi (xem bảng 4.1 phụ lục 5).
3. KẾT LUẬN VÀ KiẾN NGHỊ 3.1. Kết luận
Qua khảo sát, đánh giá thực trạng HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh cũng như công tác quản lý HĐDH môn Toán của Phòng GD&ĐT và HT, đề tài đã rút ra được những đánh giá khá đầy đủ về thực trạng chất lượng dạy học, thực trạng đội ngũ CBQL, GV cũng như thực trạng các điều kiện phục vụ cho HĐDH; tìm ra nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý HĐDH. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH môn Toán ở các trường THCS trên địa bàn huyện Lang Chánh với mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường THCS cũng như nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn Toán của địa phương.
Những biện pháp đề xuất trong đề tài không phải là những điều hoàn toàn mới mẻ, nhưng nó là kết quả của một quá trình nghiên cứu nghiêm túc cùng với sự phối, kết hợp chặt chẽ các phương pháp nghiên cứu của tác giả. Kết quả thăm dò cũng như kết quả đạt được bước đầu sau gần 02 năm học áp dụng đã xác nhận tính khách quan, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Qua đó cũng cho thấy, nội dung đề tài đã đáp ứng được mục đích nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên mới chỉ là bước đầu và chưa bền vững, cần phải được tiếp tục chỉ đạo, áp dụng một cách triệt để, quyết liệt và sáng tạo hơn trong công tác quản lý HĐDH nói chung và HĐDH môn Toán ở các trường THCS huyện Lang Chánh theo định hướng phát triển NLHS nói riêng.
3.2. Kiến nghị
a) Với Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hóa
- Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo đổi mới công tác quản lý HĐDH của đội ngũ CBQL đối với bậc THCS trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng CBQL cho các nhà trường trong tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục đối với các trường THCS.
b) Với Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Lang Chánh
- Chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các ban, ngành có liên quan, với cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, thị trấn để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giáo dục, chăm lo cho giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng.
- Có chế độ đãi ngộ và thu hút tài năng, chính sách động viên, khuyến khích GV tham gia học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, GV có thành tích cao trong các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
- Giao quyền tự chủ cho Phòng GD&ĐT trong việc tham mưu tuyển dụng, điều động cán bộ, GV và bổ nhiệm CBQL các nhà trường theo Nghị định 127/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- Tăng ngân sách cho giáo dục, giao quyền tự chủ cho các trường học trong việc sử dụng ngân sách.
c) Với Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh
- Phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện xây dựng các cơ chế tuyển chọn GV, có chế độ đãi ngộ thu hút nhân tài; bố trí sắp xếp CBQL, GV bộ môn, nhân viên cho các trường THCS một cách hợp lý.
- Tham mưu với UBND huyện để tăng cường kinh phí đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học tập chính trị, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và GV.
- Tăng cường chỉ đạo các trường THCS nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển NLHS.
trường THCS trên địa bàn huyện, làm cơ sở cho sự phấn đấu, nâng cao chất lượng ở các nhà trường trong những năm tiếp theo.
d) Với Hiệu trưởng các trường THCS
- Tích cực học tập, quyết tâm đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý để có khả năng nắm bắt, tiếp cận xử lý các tình huống trong quản lý HĐDH, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Nghiên cứu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả các biện pháp quản lý HĐDH mà luận văn đề xuất nhằm tổ chức quản lý có hiệu quả HĐDH môn Toán của nhà trường.
- Tạo điều kiện hỗ trợ cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng về đổi mới PPDH, các chuyên đề hội thảo, các hội thi, hội giảng để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV, tạo môi trường sư phạm đoàn kết, an toàn, lành mạnh để GV yên tâm công tác.
- Tuyên truyền, quán triệt các đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chủ trương về xã hội hoá giáo dục đến các bậc cha mẹ HS.
Xác nhận của Cơ quan đơn vị Lang Chánh, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này không copy của bất kỳ sáng kiến kinh nghiệm nào khác./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIl, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/TT-BDGĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị về nhiệm vụ trong tâm năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tài liệu tập huấn.
7. Bộ GD&ĐT(2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể.
8. Chính phủ, số 115/2010/NĐ-CP, Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
9. Nguyễn Hữu Chí (2004), “Những đặc trưng cơ bản của chương trình hiện đại”, Tạp chí Phát triển giáo dục số 4, tháng 4 năm 2004.
10. Nguyễn Thanh Giang (2017) “Quản lý dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông chuyên Hưng Yên”: Luận văn Thạc sĩ
11. Học viện Quản lý giáo dục (2014), Quản lý dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: Vấn đề và giải pháp - Kỷ yếu hội thảo khoa học.
12. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) , Quản lý nhà trường - Bài giảng dành cho học viên cao học, Học viện Quản lý giáo dục.
13. Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong QLGD, Nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội
14. Nguyễn Kỳ (1996), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Lộc (chủ biên) (2009), Cơ sở lý luận quản lý trong tổ chức giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
16. Nguyễn Thị Minh Phương (2007), Tổng quan về các khung năng lực càn đạt ở học sinh trong mục tiêu giáo dục phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam.
17. Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh, Báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015, 2015-2016, 2016-2017 huyện Lang Chánh.
18. Quốc Hội (2005), Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
19. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
20. Hoàng Tâm Sơn (2001), Một số vấn đề tổ chức khoa học lao động của người hiệu trưởng, Giáo trình trường cán bộ quản lý GD-ĐT II, TP Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên) - Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm.
22. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Viện chiến lược và chương trình giáo dục (1985), Quản lý trường phổ thông cơ sở: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn tập 1
24. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
25. Lê Thị Hải Yến (2015) “Giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh”: Luận văn Thạc sĩ.
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Văn Bình
Chức vụ và đơn vị công tác: Chuyên viên, Phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh
TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại
1. Đôi điều rút ra từ công tác khắc phục HS yếu, kém ở trường THCS Giao An giai đoan 2007-2010 Cấp huyện A 2010-2011 2. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ở các trường THCS huyện Lang Chánh Cấp huyện A 2014-2015 3. Một số biện pháp chỉ đạo nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ở các trường THCS huyện Lang Chánh Cấp tỉnh C 2014-2015 4. 5. ...