Câu 28. Yếu tố dân cư ảnh hưởng đến công tác quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia khu vực Đông Nam Á là
A. một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia. B. mật độ dân số quá cao.
C. phần lớn dân cư tập trung ở các đồng bằng lớn. D. phần lớn dân cư tập trung ở ven biển.
Câu 29. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á NĂM 2015
Quốc gia Diện tích
(nghìn km2) Số dân (triệu người) Tỉ lệ dân thành thị (%) Bru-nây 5,8 04 77,0 Cam-pu-chia 181,0 15,4 21,0 Đông-Timo 14,9 1,2 32,0 In-đô-nê-xia 1910,9 255,7 53,0 Lào 236,8 6,9 38,0 Mai-lai-xia 330,8 30,8 74,0 Mi-an-ma 676,6 52,1 34,0 Phi-lip-pin 300,0 103,0 44,0 Xin-ga-po 0,7 5,5 100,0 Thái Lan 513,1 65,1 49,0 Việt Nam 331,0 91,7 34,0 Toàn khu vực 4501,6 627,8 47,6
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)
Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
A. 150 người/km2. B. 126 người/km2. C. 139 người/km2. D. 277 người/km2.
Câu 30. (Bảng số liệu câu 29) Quốc gia có mật độ dân số cao nhất là
A. Xin-ga-po. B. Việt Nam. C. Phi-lip-pin. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 31. (Bảng số liệu câu 29) Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất là A. Lào. B. Đông Ti-mo. C. Mi-an-ma. D. Thái Lan.
Câu 32. (Bảng số liệu câu 29) Diện tích và số dân của Việt Nam lần lượt chiếm tỉ lệ phần trăm trong tổng diện tích và số dân khu vực Đông Nam Á năm 2015 là
A. 11,4% và 10,4%. B. 7,4% và 14,6%. C. 15,0% và 8,3%. D.42,4% và 40,7%.
BÀI 11 – TIẾT 2: KINH TẾ I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT(11 câu) I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT(11 câu)
Câu 1. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á? A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. B. Trồng lúa nước.
C. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. D. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 2. Quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng khu vực I trong cơ cấu GDP (năm 2004) còn cao?
A. Cam-pu-chia. B. In-đô-nê-xi-a. C. Phi-lip-pin. D. Việt Nam.
Câu 3. Xu hướng thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây là
A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
B. giảm tỉ trọng khu vực khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III.
D. tỉ trọng các khu vực không thay đổi nhiều.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014
Khu vực Số khách du lịch đến (Nghìn lượt)
Chi tiêu của khách (Triệu USD)
Đông Á 125996 219931
Đông Nam Á 97262 70578
Tây Nam Á 93016 94255
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 là
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ tròn.
Câu 5. Các nước Đông Nam Á có ngành khai thác dầu khí phát triển nhanh trong những năm gần đây là:
A. Bru-nây, In-đô-nê-xia, Việt Nam, Thái Lan.
B. Xin-ga-po, In-đô-nê-xia, Cam-pu-chia, Việt Nam. C. Bru-nây, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia, Việt Nam. D. In-đô-nê-xia, Thái Lan, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 6. Sản lượng điện tiêu dùng bình quân theo đầu người ở Đông Nam Á chỉ bằng bao nhiêu bình quân lượng điện tiêu dung theo đầu người của thế giới?
A. 1/2. B. 1/3. C. 1/4. D. 1/5.
Câu 7. Nước đứng đầu về sản lượng lúa gạo (năm 2004) trong khu vực Đông Nam Á là
A. In-đô-nê-xia. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Ma-lai-xia.
Câu 8. Các nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trong khu vực Đông Nam Á là A. Thái Lan, Ma-lai-xia. B. Lào, In-đô-nê-xia.
C. Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia. D. Thái Lan, Việt Nam.
Câu 9 . Trâu, bò ở Đông Nam Á không được nuôi nhiều ở
A. Mi-an-ma. B. Phi-lip-pin. C. Thái Lan. D. In-đô-nê-xia.
Câu 10. Nước đứng đầu về sản lượng cá khai thác ở khu vực Đông Nam Á những năm gần đây là
A. In-đô-nê-xia. B. Thái Lan. C. Việt Nam. D. Phi-lip-pin.
Câu 11. Ngành kinh tế truyền thống, đang được chú trọng phát triển ở hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. trồng cây công nghiệp. B. chăn nuôi.
C. đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. D. trồng cây lương thực.