Câu 31. Cho bảng số liệu:
TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN NƯỚC TA THỜI KÌ 1995 - 2005(Đơn vị: %)
Năm 1995 1999 2003 2005
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%) 1,65 1,51 1,47 1,31
Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số của nước ta
A. Không lớn. B. Khá ổn định.
C. Tăng giảm không đồng đều. D.Ngày càng giảm.
Câu 32. Mật độ trung bình của Đồng bằng sông Hồng lớn gấp 2,8 lần Đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bằng nhân tố
A. Điều kiện tự nhiên. B. Trình độ phát triển kinh tế. C. Tính chất của nền kinh tế. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 33. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm 2000 2005 2009 2014
Thành thị 18725 22332 25585 30035
Nông thôn 58906 60060 60440 60694
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A.Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn.
B. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng.
C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn. D. Dân thành thị ít hơn dân nông thôn.
Câu 34. Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ NƯỚC TA THỜI KÌ 1901 – 2005 (Đơn vị : triệu người)
Năm 1901 1921 1956 1960 1985 1989 1999 2005
Dân số 13,0 15,6 27,5 30,0 60,0 64,4 76,3 80,3
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, NXB Thống kê)
Nhận định đúng nhất là:
A.Dân số nước ta tăng với tốc độ ngày càng nhanh.
B. Thời kì 1960 - 1985 có dân số tăng trung bình hằng năm cao nhất.
C. Với tốc độ gia tăng như thời kì 1999 - 2005 dân số sẽ tăng gấp đôi sau 50 năm.
D. Thời kì 1956 - 1960 có tỉ lệ tăng dân số hằng năm cao nhất.
Câu 35. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2006
Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ
Dân số (nghìn người)
18208 4869 12068
Diện tích (km2) 14863 54660 23608
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2007, NXB Thống kê, 2007)
Mật độ dân số theo thứ tự giảm dần là:
A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B.Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng. D.Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Câu 36. Cho bảng số liệu :
TÌNH HÌNH DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2015
Năm 1995 2000 2010 2015
Dân số (Triệu người) 71,9 77,6 86,9 93,1
Dân thành thị (Triệu người) 14,9 18,8 26,5 29,2
Tỷ lệ dân thành thị (%) 20,8 24,1 29,7 33,1
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 -2015?
A. Quy mô dân số nước ta tăng, số dân thành thị tăng nhanh, tỷ lệ dân thành thị tăng nhưng còn thấp.
B. Quy mô dân số nước ta tăng rất chậm, dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng nhanh.
C. Quy mô dân số nước ta tăng, dân thành thị và, tỷ lệ dân thành thị giảm. D. Quy mô dân số nước ta giảm, dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng chậm.
BÀI 17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT(11 câu) I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT(11 câu)
Câu 1. So với số dân, nguồn lao động chiếm (%)
A. 41,2%. B. 51,2%. C. 61,2%. D. 71,2%.
Câu 2. Hằng năm lao động nước ta tăng lên (triệu người)
A. 1,0. B. 1,1. C. 1,2. D. 1,3
Câu 3. Trong cơ cấu lao động có việc làm đã qua đào tạo (2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là lao động
A.Có chứng chỉ nghề sơ cấp. B. Trung học chuyên nghiệp C. Cao đẳng, đại học và trên đại học. D. Thạc sĩ, tiến sĩ
Câu 4. Trong cơ cấu lao động có việc làm theo thống kê năm 2005, lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về
A. Công nghiệp – xây dựng. B. Nông – lâm – ngư nghiệp. C. Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. D. Dịch vụ
Câu 5. Năm 2005, chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế là khu vực
A. khu vực Nhà nước. B. khu vực ngoài Nhà nước.
C. khu vực tư nhân. D.khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 6. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng A.tỉ lệ lao động thành thị tăng. B. tỉ lệ lao động nông thôn tăng
C. tỉ lệ lao động thành thị giảm. D. tỉ lệ lao động nông thôn không tăng
Câu 7. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trung bình của cả nước năm 2005 lần lượt là (%)
A.2,1 và 8,1. B. 8,1 và 2,1. C. 5,3 và 2,1. D. 8,1 và 1,1
Câu 8. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là
A. 5,3%. B. 9,3%. C. 4,5%. D. 1,1%.
Câu 9. Năm 2005, số dân hoạt động kinh tế của nước ta là (triệu người)
A. 41,52. B. 42,53. C. 43,52. D. 43,51.
Câu 10. Mặt hạn chế lớn nhất về chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay là
A. phần lớn lao động với kinh nghiệm truyền thống. B.lao động có trình độ cao còn thiếu.
C. tỉ lệ lao động biết chữ không cao.
D. lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn.
Câu 11. Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (thống kê năm 2005), lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực
A. kinh tế Nhà nước.
B.kinh tế ngoài Nhà nước.
C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.