Đọc hiểu văn bản

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ tỏ lòng của phạm ngũ lão (Trang 30 - 32)

Cách đọc: nhịp 4/3đọc diễn cảm. Hai câu đầu giọng hùng tráng, hai câu sau giọng trầm lắng tâm tư.

Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, viết tích cực,

trình bày một phút, so sánh, đối chiếu

HOẠT ĐỘNG

Gv hỏi: Hình ảnh người tráng sĩ nhà Trần được tái hiện bằng hành động nào?

Gv: Không gian ấy có gì đặc biệt? Gv: Em có nhận xét gì về hình ảnh người tráng sĩ?

Gv:em có so sánh gì giữa phiên âm và dịch nghĩa trong câu này?

Gv nhận xét lại về hình ảnh người tráng sĩ và không gian trong câu 1. Gv sử dụng các câu chuyện kể và các câu hỏi trắc nghiệm nhanh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.

1. Hai câu thơ đầu: con người và quân đội nhà Trần: đội nhà Trần:

-Âm hưởng:

Giọng điệu khỏe khoắn hùng tráng

Câu 1

-Hình ảnh người tráng sĩ:

Hành động: cắp ngang ngọn giáo, tư thế hiên ngang, sẵn sang chiến đấu

Không gian: non sông , giang sơn hùng vĩ, tổ quốc muôn đời

-Sư khác nhau giữa phiên âm và dịch thơ: Phần dịch thơ nghe âm điệu uyển chuyển hơn tuy nhiên làm mất đi tư thế vững chãi của tráng sĩ, cách dịch hay nhưng thiếu sự mạnh mẽ.

-Nhận xét: người tráng sĩ trong tư thế mạnh mẽ hào hùng sẵn sàng lập lên chiến công vang dội đặt trong không gian núi sông hùng vĩ, lâu dài.

Gv chuyển ý sang tìm hiểu câu 2.

Gv: Hình ảnh quân đội nhà Trần được diễn tả bằng những hình ảnh, chi tiết nào?

Gv: Câu thơ thứ 2 này có thể có những cách hiểu nào?

Gv: Trong câu này có sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào không và tác dụng của nó?

Gv: em có nhận xét gì về giọng điệu 2 câu thơ cuối? So sánh với 2 câu thơ đầu.

Gv: Em nhận thấy tác giả muốn gửi gắm điều gì qua 2 câu thơ này? Gv giúp học sinh lien hệ với lí tưởng

-Hình ảnh: “ba quân” : tiền quân, trung quân và hậu quân, quân đội của cả nước, sự đoàn kết của cả nước.

-Khí thế: “như hổ báo” át cả sao Ngưu. - Câu thơ này có 2 cách hiểu:

(1) Khí thế 3 quân hùng mạnh có thể nuốt trôi cả trâu

(2)Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ cả sao Ngưu trên trời

-Thủ pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại có tác dụng làm tăng hào khí của quân đội nhà Trần.

-Câu thơ là sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan vè cảm nhận chủ quan cho thấy sức mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.

Tiểu kết

Haicâu thơ đầu đã cho ta thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phóng đại cùng giọng điệu hào hùng được kết hợp nhuần nhuyễn mang lại hiệu quả cao

2 . Hai câu thơ sau: Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả: tỏ của tác giả:

-Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, bộc lộ tâm trạng băn khoăn trăn trở.

-Tâm sự: đã là nam nhi phải trả nợ công danh làm điều có công với đất nước - Lí tưởng công danh của Phạm Ngũ Lão mang nội dung tiến bộ. Hai câu thơ thể hiện cái tâm mang nhân cách giá trị cao đẹp của Phạm Ngũ Lão

sống ngày nay.

Gv:Tại sao Phạm Ngũ Lão lại thấy thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu, chữ thẹn ở đây mang ý nghĩa như nào và cho ta hiểu thêm điều gì về Phạm Ngũ Lão?

Gv cho các em nghe câu chuyện về Gia Cat Lượng, về Nguyễn Khuyến thẹn với Đào Tiềm và những câu chuyện liên quan, Gv cung cấp thêm kiến thức cho học sinh những quan điểm Nho giáo về chí làm trai.

Vd: Nguyễn Công Trứ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông”.

Phan Bội Châu: “ Làm trai phải lạ ở trên đời. Há để càn khôn tự chuyển dời”.

Gv: gọi học sinh đọc phần ghi nhớ tóm tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

-Chữ “thẹn”: tác giả tự thấy xấu hổ với bản than mình. Thấy mình chưa trả nợ xong công danh, khát khao muốn lập công.

Tiểu kết

Âm hưởng hai câu thơ trầm lắng phù hợp với tâm trạng tác giả. Thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai hết sức tiến bộ.

.

HOẠT ĐỘNG 5 (Rèn luyện kỹ năng, giúp học sinh hình thành năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản)

- Học sinh đánh giá nội dung tác phẩm?

- Hãy đánh giá các giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

IV. TỔNG KẾTIII . Tổng Kết

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học bài thơ tỏ lòng của phạm ngũ lão (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)