VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
Tên mô đun: Kỹ thuật chăn nuôi bò, dê, cừu Mã số mô đun: MĐ
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Kỹ thuật chăn nuôi bò, dê, cừu Kỹ thuật chăn nuôi bò, dê, cừu
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 76 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành 62 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí mô đun: Mô đun Kỹ thuật chăn nuôi bò, dê, cừu thuộc nhóm các mô đun kiến thức chuyên môn nghề, được giảng dạy sau khi đã học xong các mô đun Dược lý thú y, Kỹ thuật khám bệnh
- Tính chất mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề; thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
- Theo dõi sức khỏe hàng ngày của bò. - Cho bò ăn theo định mức.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cho bò.
- Hướng dẫn được người xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu: hiệu quả kinh tế, thuận tiện cho việc chăm sóc.
- Luôn rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỉ, trung thực của người học.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT Tên bài trong mô đun
Thời gian (giờ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra*
1 Giới thiệu một số giống bò, dê, cừu tại
Ninh Thuận 8 2 6 0
2 Thức ăn và các phương pháp chế biến 8 1 7 0
3 Kỹ thuật nuôi dưỡng bò 4 1 3 0
4 Kỹ thuật nuôi dưỡng dê 4 1 3 0
5 Kỹ thuật nuôi dưỡng cừu 4 1 3 0
6 Một số bệnh thường gặp trên bò, dê,
cừu 40 8 24 8
Tham quant trang trại chăn nuôi 8 0 8 0
Cộng 76 14 54 8
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được tính bằng thời gian thực hành
Bài 1: Giới thiệu một số giống bò, dê, cừu tại Ninh Thuận Thời gian: 8 giờ Mục tiêu:
-Nhận biết các giống bò, dê, cừu nuôi tại NInh Thuận - Biết chọn con giống tốt để nuôi
Nội dung
I. Giới thiệu một số giống bò, dê, cừu tại Ninh Thuận 1. Một số giống bò được nuôi tại Ninh Thuận 2. Một số giống dê được nuôi tại Ninh Thuận 3. Một số giống cừu được nuôi tại Ninh Thuận II. Kỹ thuật chọn giống
1. Kỹ thuật chọn giống bò 2. Kỹ thuật chọn giống dê 3. Kỹ thuật chọn giống cừu
Bài 2: Thức ăn và các phương pháp chế biến Thời gian: 8 giờ Mục tiêu:
- Nhận thức được vai trò dinh dưỡng của các loại thức ăn trong chăn nuôi gia súc.
- Biết được các phương pháp chế biến thức ăn.
Nội dung
I. Thức ăn
1. Nhu cầu dinh dưỡng của thức ăn 2. Nguồn thức ăn cho gia súc II. Một số loại thức ăn cho gia súc
III. Giới thiệu một số giống cỏ và phương pháp chế biến
Bài 3: Kỹ thuật nuôi dưỡng bò Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
- Biết quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bò (cái mang thai, bê, đực giống) - Kiểm tra trọng lượng, tuổi bò
Nội dung
1. Chuồng trại chăn nuôi
2. Đánh giá trọng lượng, tuổi bò
3. Nuôi dưỡng chăm sóc bò đực giống 4. Nuôi dưỡng chăm sóc bò cái mang thai 5. Bò đẻ, nuôi con
6. Nuôi dưỡng chăm bê con 6. Nuôi bò vỗ béo
Bài 4: Kỹ thuật nuôi dưỡng dê Thời gian: 4 giờ Mục tiêu:
- Biết quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng dê
Nội dung
1. Chuồng trại chăn nuôi 2. Chăm sóc nuôi dưỡng 3. Công tác thú y
Bài 5: Kỹ thuật nuôi dưỡng cừu Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
- Biết quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cừu
Nội dung
1. Chuồng trại chăn nuôi 2. Chăm sóc nuôi dưỡng 3. Công tác thú y
Bài 6: Một số bệnh thường gặp trên bò, dê, cừu Thời gian: 48 giờ Mục tiêu:
- Biết được nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên bò, dê, cừu
- Điều trị được các bệnh được học
Nội dung 1. Bệnh tụ huyết trùng 2.Bệnh Long móng lở mồm 3. Bệnh Ký sinh trùng máu 4. Bệnh sán lá gan 5. Bệnh viêm tử cung 6. Chứng sót nhau 7. Chứng chướng hơi dạ cỏ 8. Ngộ độc thức ăn
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Dụng cụ và trang thiết bị: + Máy vi tính + Máy chiếu. - Nguyên vật liệu: + Gia súc + Thức ăn - Học liệu:
+ Giáo án, giáo trình.
+ Ngân hàng câu hỏi kiểm tra.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:1. Phương pháp đánh giá 1. Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra lý thuyết với các nội dung đã học có liên hệ với thực tiễn;
- Thực hành: Kiểm tra và đánh giá các bài thảo luận của các nhóm qua các bài thảo luận và các bài thực hành đóng vai;
- Sử dụng các câu hỏi và bài tập tình huống trong kiểm tra đánh giá;
- Đánh giá trong quá trình học: Kiểm tra viết thông qua giải bài tập tình huống, tự luận hoặc trắc nghiệm; đánh giá sự tham gia tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Đánh giá cuối mô đun: Kiểm tra theo hình thức: Thực hành.
2. Nội dung đánh giá
- Kiến thức:
+ Chế biến được thức ăn cho gia súc
+ Điều trị được một số bệnh thường gặp trên gia súc - Kỹ năng:
+ Chế biến thức ăn gia súc; + Tiêm chích cho gia súc + Đo trọng lượng bò -Thái độ:
+ Phương pháp đánh giá:
Đánh giá thông qua “Sổ theo dõi người học”.. +Nội dung đánh giá:
Tính tự giác, tích cực, nghiêm túc trong quá trình học tập.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:1. Phạm vi áp dụng chương trình: 1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun Kỹ thuật chăn nuôi bò, dê, cừu được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề nghề chăn nuôi thú y. Tổng thời gian thực hiện mô đun là 76 giờ, giáo viên giảng các tiết lý thuyết kết hợp với các bài tập thảo luận, thực hành đan xen.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun:
- Hình thức giảng dạy chính của mô đun: Giảng dạy theo phương pháp tích cực, trực quan, lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm và thực hành đóng vai, nhằm rèn luyện kỹ năng cho người học.
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.
- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản cần thiết, sau mỗi bài cần giao bài tập đến từng người học. Các bài tập chỉ cần ở mức độ đơn giản,
trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học, kiểm tra đánh giá và công bố kết quả công khai;
- Tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, thao tác mẫu để tăng hiệu quả dạy học.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Các phương pháp chế biến thức ăn.
4. Tài liệu tham khảo:
- PGS.TS.Nguyễn Xuân Trạch, Giáo trình chăn nuôi bò – Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội
- Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thú y - Trung tâm khuyến nông khuyến ngư sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.
- Nguyễn Xuân Trạch, Khuyến nông chăn nuôi bò sữa – NXB Nông Nghiệp Hà Nội – 2003.