Mô hình thu gom và bể chứa nước mưa ở các tòa nhà chưa xây

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC SINH HOẠT VÀO MÙA KHÔ Ở KHU 3,5HA CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 38)

Với mô hình này thì nước mưa sẽ được thu gom tập trung từ trên mái, sau đó sẽ theo đường ống thoát nước mưa chảy xuống thiết bị bỏ nước mưa đầu và chảy xuống bể lọc thô. Bể lọc thô này bao gồm: cát, sỏi, than hoạt tính có tác dụng gạn lọc những tạp chất và làm sạch nước mưa. Nước sau khi được lọc sẽ chảy qua bể chứa. Tại đây nước mưa sẽ được bơm lên bể chứa nước máy đặt trên mái. Từ đó, nước sẽ được sử dụng cho các hạng mục khác nhau như: toilet, vòi tưới ngoài trời, rửa xe v.v…

Một là ở mép trên cùng thành bể, cảm biến này sẽ cho biết khi nào thì mực nước trong bể đạt tối đa. Khi đã đạt sức chứa tối đa thì van số 1 sẽ đóng lại, không cho nước mưa chảy xuống bể chứa nước mưa mà chảy thẳng ra đường cống thoát nước ngầm của trường nhằm tránh tình trạng quá tải nước trong bể. Cứ thế van số 1 sẽ được mở cho đến khi mực nước trong bể chứa nước mưa chưa đạt đến giới hạn.

Hai là ở mép dưới cùng của thành bể, cảm biến này có tác dụng cho chúng ta biết khi nào thì trong bể chứa nước mưa hết nước. Lúc này van số 2 sẽ được tự động mở để cho nước máy chảy vào bể chứa nước máy ở trên mái. Tránh tình trạng bơm cùng một lúc hai nguồn nước mưa và nước máy lên bể chứa nước máy, gây quá tải và lãng phí nguồn nước.

4.1.2 Các thiết bị trong mô hình đề xuất

Trong mô hình đề xuất ở trên, hệ thống thu gom nước mưa đầy đủ bao gồm các công đoạn sau đây: thu nước mưa (mái nhà, máng xối), truyền dẫn nước mưa (hệ thống ống), làm sạch mưa (thiết bị bỏ nước mưa đầu mùa, lưới lọc…), chứa nước mưa (bể chứa), xử lý nước mưa (lọc thô) và máy bơm.

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC SINH HOẠT VÀO MÙA KHÔ Ở KHU 3,5HA CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w