Lượng nước cần phải loại bỏ ở đầu mùa được tính toán dựa theo bảng sau:
Bảng 9: Lượng nước cần loại bỏ ở đầu trận mưa tương ứng với các loại mái nhà.
STT Loại mái nhà
Lượng nước tối thiểu cần thải bỏ ở đầu trận mưa (lít/m2) Ghi chú Mái nhà có điều kiện vệ sinh tốt Mái nhà dễ ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm (*) 1 Mái tôn 0,6 ≥ 1 2 Mái ngói 0,6 ≥ 1 3 Mái lá < 1 năm tuổi 4 ≥ 5 1-3 năm tuổi 8-9 ≥ 9 Hạn chế sử dụng nước mưa cho ăn uống >3 năm
tuổi
12 ≥ 14 Không sử dụng nước mưa cho ăn uống
4 Mái Fribro-cement (Đã cũ)
Hạn chế thu gom nước mưa qua loại mái này
Hạn chế thu gom nước mưa qua
loại mái này
Không sử dụng nước mưa cho ăn uống
(*): Gần đường giao thông, bị che phủ bởi các nhành cây, chim, mèo, chuột thường hiện diện trên mái nhà.
Theo khảo sát thì các tòa nhà của cơ sở 3,5ha hoặc là đổ mê hoặc là lợp bằng tôn và mái nhà có điều kiện vệ sinh tốt. Do đó, tra theo bảng trên, ta chọn lượng nước đầu trận mưa cần loại bỏ là 0,6 lít/ diện tích mái. Cho nên, thể tích nước đầu trận mưa cần loại bỏ sẽ bằng diện tích mái nhân với hệ số trên. Ví dụ, tòa nhà có diện tích mái là 551 thì thể tích nước cần loại bỏ đầu mùa là:
= 551 x 0,6 = 331 (lít)
Với thể tích nước mưa cần loại bỏ là 331 lít, ta chọn bồn nhựa đứng 500 lít có nắp.
Bể lọc nước mưa:
Kết quả phân tích chất lượng nước mưa (ở chương 3) cho thấy, khi so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt thì chất lượng nước mưa khi hứng trực tiếp hay chảy qua mái nhà đều nằm trong ngưỡng cho phép nhưng khi so sánh với QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt thì thông số độ đục, độ cứng, coliform chưa đạt yêu cầu. Do đó, để nước thu được sạch hơn, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng thì nước mưa thu được cần cho qua bể lọc trước khi sử dụng.