Nguyên nhân của hạn chế:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SALE cước vận tải BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY GLS TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 66)

-Việc áp dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng vì cơ sở dữ liệu xuất/ nhập hàng hóa của khách hàng chủ yếu được cung cấp bởi cảng Tiên Sa, nên các thông tin về hàng hóa còn bị động và đôi khi còn xảy ra tình trạng nhầm lẫn.

-Về nguồn nhân lực còn hạn chế do cơ cấu lao động tại thị trường lao động miền Trung khan hiếm về nguồn ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, các Công ty, tập đoàn lớn đang chú trọng phát triển ngành kinh doanh Logistics nên chính sách thu hút nhân sự của Công ty còn bất cập, chưa hiệu quả. Các trường đào tạo tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics.

-Trong dịch vụ logistics, dịch vụ kho, bãi giữ vai trò quan trọng; với vị trí địa lý tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, việc công ty đầu tư hệ thống kho, bãi chi

phí rất cao nên phải sử dụng phương thức thuê của các đối tác. Việc quản lý kho ngoại quan, kho hàng cũng phức tạp do các quy định về xuất nhập kho ngoại quan và an toàn về phòng chống cháy nổ.

 Tóm lại, bất kì quy trình hoạt động nào nó cũng có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định. Vì vậy, Công ty GLS cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để có thể phát triển lâu dài và bền vững, nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát về thực trạng và hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Dịch vụ Tiêp Vận Toàn Cầu. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Công ty đã svà đang phát triển khá tốt. Bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty hiện vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế và thách thức cũng như sự cạnh tranh của các đối thủ. Đây là cơ sở để sđề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh sale cước vận tải đường biển tại Công ty ở chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SALE CƯỚC VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY GLS 3.1 CÁC CƠ SỞ BAN ĐẦU HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP

3.1.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian đến:

Công ty GLS sẽ trở thành một Công ty Logistics đúng nghĩa, hoạt độngt theo tiêu chí “ Hãy để chúng tôi nói lên sự uy tín của bạn”, “ uy tín chất lượng”. Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, không ngừng nâng cao và củng cố chất lượng dịch vụ và niềm tin trong khách hàng về Công ty GLS.

Mục tiêu chiến lược của Công ty:

Thị trường dịch vụ vận tải Việt Nam hiện nay có sự góp mặt của hơn 100 công ty dịch vụ vận tải. Về mặt dịch vụ, các công ty đều cung cấp các dịch vụ tương tự như nhau nên cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Cho nên các yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt giữa GLS với các công ty khác sẽ bao gồm: uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ cung cấp, các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng.

GLS đã xác định mục tiêu chiến lược là trở thành Công ty kinh doanh dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam, từng bước và phấn đấu từ 15% - 20% thị phần trong những năm tới.

Chiến lược phát triển trung hạn:

Chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ:

Xác định các dịch vụ chủ lực của Công ty là tự doanh cũng như đặc biệt chú trọng phát triển, mở rộng và đa dạng hoá hệ thống dịch vụ Môi giới, cung cấp sản phẩm phân tích và thông tin thị trường, các dịch vụ tiện ích nhất phục vụ khách hàng.

Công ty sẽ duy trì các dịch vụ kinh doanh hiện hữu: Vận tải đường bộ, vận tải đường biển, vận tải đường sông, đại lý tàu biển, đại lý giao nhận, đại lý logistics.

Đồng thời phát triển các dịch vụ: hậu cần cảng (khu phi thuế quan), mở rộng đại lý giao nhận quốc tế đối với các nước châu Âu, châu Mỹ.

Chiến lược tổ chức, quản trị các hoạt động:

Chiến lược nguồn nhân lực: Xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, quyết định sự thành công của doanh nghiệp, Công ty GLS luôn chú trọng đến việc

xây dựng chiến lược nguồn nhân lực ưu việt, tuyển chọn nhân sự phù hợp, các chế độ lương, thưởng theo năng lực, kết quả thực hiện công việc để thu hút nhân tài. Đặc biệt chú trong việc tuyển dụng nhân sự kinh doanh, trong đó chủ yếu nhân sự để tổ chức hoạt động sale cước vận tải biển quốc tế, đại lý giao nhận quốc tế.

-Công ty thực hiện việc tuyển chọn nhân sự là người có đạo đức tốt, có năng lực làm việc và đặc biệt tâm huyết với nghề nghiệp cũng như sự hình thành và phát triển của GLS. Nhân sự được Công ty tuyển dụng sẽ được hưởng chế độ lương, thưởng, thù lao làm việc ngoài giờ theo đúng với khả năng và công sức bỏ ra.

-Để khuyến khích tinh thần và trách nhiệm củacác nhân viên, Công ty sẽ có những chính sách đãi ngộ nhân sự một cách thỏa đáng, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng chính sách lương, thưởng theo doanh thu.

-Những cán bộ, chuyên viên làm việc trong các bộ phận nghiệp vụ sẽ được đi đào tạo chuyên môn để xin cấp giấy phép hành nghề dịch vụ logistics.

-Trong những giai đoạn phát triển tiếp theo, Công ty sẽ tăng cường phát triển nguồn nhân lực bằng các chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn và mạnh mẽ hơn nhằm tập hợp chất xám trong vàngoài nước, nâng cao hiệu quả thông qua việc từngbước áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến nhất theomỗi giai đoạn phát triển của Công ty.

Chiến lược về tài chính – kế toán: Công ty GLS lập ra chiến lược tự chủ về dòng tiền, quản trị các hoạt động đảm bảo tính thanh khoản cao, dự phòng các quỹ cho các khoản đầu tư, khoản phải thu khó thu hồi. Trong giai đoạn chi phí quản lý và bán hàng tăng cao, GLS chú trọng hơn đến việc quản trị chi phí, hạ giá thành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ.

Chiến lược về công nghệ thông tin: Trong thời điểm công nghệ 4.0 đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hoạt động SX-KD, Công ty GLS đã lập chiến lược về việc nâng cấp, đầu tư phần mềm khai thác các dịch vụ theo quy trình, quy định để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và giảm thiểu các sai sót, rủi ro trong hoạt động.

Chiến lược xây dựng văn hóa doanh nghiệp:

Hình ảnh của các nhân viên trong mắt khách hàng chính là hình ảnh của Công ty. Chính vì vậy, Công ty sẽ chú trọng công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ,

xây dựng tác phong chuyên nghiệp và lịch thiệp từ trang phục đến giao tiếp. Công ty cũng chú trọng đến việc xây dựng phong cách, thương hiệu và văn hóa Công ty. Công ty đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các Quy chế làm việc và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp hành nghề để nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ CBCNV qua đó tạo dựng hình ảnh của Công ty tốt đẹp hơn đến đối tác, khách hàng.

Chiến lược phát triển khách hàng:

Trong hoạt động của mình, GLS xác định khách hàng là trung tâm. Do đó, mọi hoạt động và chính sách của Công ty đều vì khách hàng và hướng tới khách hàng.

-Đối với khách hàng, Công ty sẽ là người đồng hành trong việc tìm kiếm các lợi ích của họ. Vì vậy, việc chăm sóc cho các lợi ích của khách hàng chính là cơ sở bền chặt nhất để giữ khách hàng ở lại với Công ty. Bên cạnh đó, GLS chủ trương chú trọng tới việc xây dựng mạng lưới ổn định với khách hàng là các tổ chức và cá nhân đầu tư vớitiêu chí rõ ràng, dài hạn. GLS sẽ tiếp cận với khách hàng thông qua công tác thường xuyên trao đổi. Điều đó, nâng cao uy tín của Công ty và góp phần phát triển các dịch vụ có chất lượng cho thị trường vận tải. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng tập trung đầu tư vào cơ sở vật chất khang trang, hiện đại tạo cho khách hàng cảm giác sự an toàn,an tâm, tin cậy gần gũi và thoải mái nhất cho họ khi lựachọn giao dịch với Công ty GLS.

-Đối với các khách hàng tổ chức, GLS sẽ phát triển mạng lưới các đối tác chiến lược ở các thị truờng khác nhau, các lĩnh vực khác nhau thông qua hợp tác toàn diện hay hợp tác từng phần nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp.

Chiến lược marketing, phát triển thương hiệu:

Công ty GLS xác định rõ trong các chiến lược thì chiến lược marketing là một yếu tố quan trọng, cần phải được chú trọng và nâng cấp thường xuyên, đảm bảo được thương hiệu Công ty luôn được khách hàng chú ý. Các biện pháp marketing mà Công ty đề ra trong thời gian tới: thông qua quảng cáo, tạp chí vận tải biển, google ads, email và các kênh mạng xã hội.

Bên cạnh đó, phải chú trọng hơn đến việc xây dựng website Công ty để cung cấp thông tin, các sản phẩm dịch vụ kịp thời đến khách hàng.

3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Sale cước vận tải biển tại Công ty

3.1.2.1. Các yếu tố khách quan

Các quy định, chính sách điều hành của Cơ quan nhà nước:

Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như: Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978).

Hệ thống luật pháp pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành và hoàn thiện. Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó thuật ngữ "logistics" được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia. Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luật quốc tế. Năm 2006, Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65). Đồng thời với Bộ luật Hàng hải, các luật về hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, Luật Hải quan, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm... cũng ra đời.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978). Liên quan tới vận tải hàng không có Công ước Vacsava (1929), Nghị định thư Hague (1955), Nghị định thư Montreal (1975), Công ước Montreal (1999).

Bên cạnh đó, còn có Công ước thống nhất thủ tục hải quan Kyoto (1973), Công ước quốc tế vận tải đa phương thức (1980). Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt (1951), Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (1992),... Có thể nói, các công ước cũng như tập quán quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, sau đó được công nhận và trở thành quy định chung điều chỉnh hoạt động logistics quốc tế.

Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của các thỏa thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999);

Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng (Incoterms); quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận...

Năm 2017 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan đến logistics. Từ việc Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 cho đến việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương, thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.

Các cơ sở hạ tầng logistics:

Trong chuỗi cung ứng, logistics là hoạt động bắt buộc ở mọi công đoạn, kể từ khi nhập nguyên vật liệu, vận chuyển nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm và lưu trữ kho bãi (Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam 2011). Nhiệm vụ của logistics là đảm bảo sự sẵn có và thông suốt của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường, trong đó cơ sở hạ tầng logistics giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay, chưa có một khái niệm cụ thể nào về cơ sở hạ tầng logistics. Tuy nhiên, có một số ít các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã đưa ra những quan niệm khác nhau về cơ sở hạ tầng logistics. “Cơ sở hạ tầng logistics là các yếu tố cơ bản trong hoạt động của mạng lưới logistics thông qua việc tích hợp các phương thức vận tải hàng hải, hàng không và đường bộ” (A. A. Zuraimi và cộng sự, 2013).Theo Cf. Arnold và cộng sự (2008), “cơ sở hạ tầng logistics được hiểu là các nguồn vật chất cấu trúc không gian và kỹ thuật trong hệ thống logistics, bao gồm kho bãi, tài nguyên, các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào (quốc gia, quốc tế).

Cơ sở hạ tầng logistics là tổng thể các yếu tố vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động logistics nói chung và các dịch vụ logistics nói riêng diễn ra một cách bình thường (Nguyễn Thị Hải Hà, 2012). Cơ sở hạ tầng logistics thông thường được chia thành hai nhóm: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát triển

của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: thông tin tín hiệu, biển báo, đèn đường. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là hệ thống thông tin được sử dụng để quản lý các quá trình lưu thông hàng hóa và thông tin trong một công ty và các thiết bị sử dụng cho mục đích này như mạng máy tính, máy quét mã vạch,...(Joanna Nowakowska-Grunt, 2008).

Hệ thống các quy định về xuất – nhập khẩu, thanh toán quốc tế:

Hoạt động thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trong trong hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nếu hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trôi chảy, thuận lợi sẽ kích thích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh vì bán được hàng mà thu tiền vế nhanh chóng, tái sản xuất và xuất khẩu tiếp… điều này kích thích các doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sẩn xuất, đất nước sẽ phát triển. Tương tự cho hoạt động nhập khẩu, nếu hoạt động thanh toán an toàn, nhanh chóng, uy tín, điều này giúp cho các đối tác nước ngoài hoàn toàn tin tưởng và nhiệt tình trong giao hàng hóa, thậm chí là cho trả chậm, hoặc chấp nhận chia nhỏ giá trị hợp đồng để thanh toán từng đợt…

3.1.2.2. Các yếu tố chủ quan

Là toàn bộ các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở mức độ nào đó và sử dụng để khai thác các cơ hội kinh doanh.

Các yếu tố thuộc tiềm năng của Công ty GLS gồm: sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, hệ thống chức quản lý, trang thiết bị công nghệ, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.

Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SALE cước vận tải BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY GLS TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w