IV. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3. Cơ cấu dân số tại quận Hải Châu, Đà Nẵng
- Thông tin tại buổi tổng kết, ông Trần Triết Tâm, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số & nhà ở TP Đà Nẵng cho hay, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2021, dân số Đà Nẵng là 1.134.310 người (tính theo nhân khẩu thực tế thường trú), chiếm 1,18% dân số cả nước. Theo kết quả TĐTDS 2021, Đà Nẵng xếp thứ 59 của cả nước về diện tích, nhưng xếp thứ 39 về số dân.
- Ông Tâm cũng cho biết, sự phân bổ dân số theo quận, huyện không đều. Cao nhất là quận Hải Châu (201.522 dân) với dân số thành thị là 988,561 và dân số nông thôn là 145,749
(theo CPCS)
- Cơ cấu sinh học:
Cơ câu dân số theo giới tính trong đó dân số nam là 576.000 người (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 người (chiếm 49,3%).( theo cổng thông tin điện tử Đà Nẵng).
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số theo tuổi
Bảng thống kê dân số theo tuổi tại Đà Nẵng năm 2021 (theo KHV)
Theo thống kê nhóm tuổi dưới lao động (0-14t) tuổi là 267.779 chiếm 24%; nhóm tuổi lao động (15-59) là 753.784 chiếm 67%; nhóm trên tuổi lao động (>60 tuổi) là 112.747 chiếm 9%. Qua đó thấy dân số Đà Nẵng đang trẻ hóa.
Biểu đồ 1: Cơ cấu dân số Đà Nẵng
- Lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng tăng với tốc độ nhanh hơn dân số. Trong giai đoạn 2010 – 2019 tăng bình quân 2,46%; từ 467.090 người năm 2010 lên 581.400 người năm 2019.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Đà Nẵng cao hàng đầu cả nước. Số lượng lao động có trình độ có sự chuyển biến lớn, cụ thể năm 2016 lao động công nhân kỹ thuật là 8,21%, trung học 6,1%, cao đẳng - đại học 27,4% và trình độ khác 58,29%. Năng suất lao động hiện tại của Đà Nẵng chỉ cao gần 1,5 lần so với năng suất lao động bình quân chung của cả nước (126 triệu đồng/năm so với 84,5 triệu đồng/năm).
- Cơ cấu lao động đang làm việc theo loại hình kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ và chuyển dịch theo hướng tăng số lượng lao động trong các ngành dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông nghiệp theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thành phố. Trong đó, ngành dịch vụ có cơ cấu lao động nhiều nhất với 68,20%; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 28,48% cơ cấu lao động; ngành nông lâm thuỷ sản chỉ chiếm 3,32% cơ cấu lao động của thành phố. Cụ thể như sau:
Tính đến năm 2019, tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 98,70%, cao hơn 0,18% so với năm 2015. Trong đó, nếu phân theo giới tính thì tỷ lệ dân số nam 15 tuổi trở lên biết chữ là 98,85% và giới tính nữ là 97,87%. Nếu phân theo thành thị và nông thôn, tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ ở thành thị là 98,80% và nông thôn là 97,50%.
Biểu đồ 3: Thống kê tỉ lệ biết chữ theo giới tính 2015-2019 (theo CTTDTĐN)
Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ thấy tỉ lệ nam biết chữ giảm dần theo từng năm cho đến 2018- 2019 không có thay đổi, bên cạnh đó tỉ lệ nữ biết chữ tăng dần theo từng năm đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với trình độ văn hóa Đà Nẵng.
Biểu đồ 4: Thống kê tỉ lệ biết chữ ở thành thị & nông thôn 2015-2019( theo CTTĐTĐN)
Qua biểu đồ ta có thể thấy tỉ lệ dân số biết ở thành thị và nông thôn chênh lệch 2% qua các năm, trong đó ở thành thị tỉ lệ ít biến động qua từng năm hơn so với nông thôn. Nhưng nhìn chung đến năm 2019 cả hai đều tăng tích cực.