- Theo báo cáo ngày 13/8/2021 của WHO, nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong cao:
+ Malaysia: 66.199 mắc, 109 tử vong. + Phi-líp-pin: 55.160 mắc, 200 tử vong.
+ Singapore: 21.834 mắc, tăng cao hơn cùng kỳ 2020 và gđ 5 năm trước. + Lào: 4.155 mắc, 9 tử vong.
+ Campuchia: 4.450 mắc, 5 tử vong.
+ Riêng khu vực châu Mỹ La Tinh, đã ghi nhận tổng số 1.992.477 mắc, 725 tử vong. Trong đó cao nhất tại Brazil (1.330.245/465), Paraway (220.234/73), Bolivia (83.533/19), Argentina (79.775/25), Colombia (67.560/36 tử vong), Mexico (55.048/28).
- Tại Việt Nam ca bệnh đầu tiên được xác nhận vào năm 1913. Dịch Dengue xuất huyết bùng phát đầu tiên ở Nam Việt Nam vào năm 1963. Dịch Dengue xuất huyết bùng phát ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1969. Từ những thời điểm nêu trên Dengue xuất huyết luôn tăng cao và bùng dịch. Tại Việt Nam Dengue xuất huyết trước kia lưu hành không ổn định, thời kỳ cao điểm từ tháng 6-9 hàng năm và hầu như dịch bùng phát theo chu kỳ. Song hiện nay Dengue xuất huyết ở Nam Việt Nam hầu như lưu hành ổn định, trong khi đó ở Miền Bắc lưu hành không ổn định nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bùng phát. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là Aedes aegypti thứ yếu là Aedesalbopictus. Theo thống kê của WHO, 2012 số ca mắc trung bình hàng năm của Việt Nam khoảng 91,321 ca đứng thứ 3 thế giới sau Brazil và Indonesia.
- Tỷ lệ mắc Dengue xuất huyết trên 100.000 dân liên tục tăng từ 32,5 ca/100.000 năm 2000 tăng lên 120 ca/100.000 năm 2009 và 78/100.000 năm 2011. từ 2011 đến nay Dengue xuất
huyết được ghi nhận ở 55/63 tỉnh thành trong cả nước. Năm 2015 cả nước ghi nhận 100.000 ca, tử vong 50 ca… Năm 2017 Dengue xuất huyết tăng cao tại Hà Nội.
- Thống kê tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam năm 2020:
+ Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận 49.113 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 trường hợp tử vong tại 9 tỉnh, thành phố: Bình Phước (6 ca), thành phố Hồ Chí Minh (2 ca), Đồng Nai (2 ca), Bình Dương (2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (1 ca), Phú Yên (2 ca), Sóc Trăng (1 ca), Tây Ninh (1 ca), Bình Thuận (1 ca).So với cùng kì năm 2020, số ca mắc giảm nhưng số ca tử vong tăng lên 5 ca. Riêng ở Hà Nội, từ đầu năm 2021 đến ngày 26/9 đã ghi nhận 1.031 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 27/30 quận, huyện, thị xã, chưa có ca tử vong.
+ Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Định, tình hình dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh trong năm 2016 đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp, số ca mắc ngày càng tăng . Huyện Vân Canh đang là một trong những điểm nóng của tỉnh Bình Định về sốt xuất huyết Dengue (SXHD). Đến ngày 15/11/2015, huyện Vân Canh có 196 trường hợp mắc SXHD, tỷ lệ mắc 712,5 ca/100.000 dân, trong đó thị trấn Vân Canh có số mắc cao nhất 123 trường hợp, chiếm 62,7% tổng số ca mắc toàn huyện, tỷ lệ mắc 1.943,4 ca /100.000 dân.Kiến thức, thực hành về phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của người dân thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định năm 2016.
+ Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, 9 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh có 619 trường hợp mắc bệnh SXH ghi nhận tại 15/15 huyện/thị xã/thành phố, giảm 58,6% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó số mắc tập trung nhiều nhất tại các địa bàn, như: Buôn Đôn (131 trường hợp), Ea Súp (120 trường hợp), Krông Pắk (67 trường hợp) và Tp. BMT (61 trường hợp).
(Nguồn:Mỹ Hạnh – Đình Thi: Sở y tế tỉnh Đăk Lăk)
+ Tại BV Bạch Mai, từ đầu năm 2021 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện, đặc biệt có nhiều trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân có các bệnh nền như suy tim, suy thận, bệnh gan, phổi mạn tính,… Các bệnh nhân đến từ hầu hết các địa bàn quận, huyện ngoại thành và các vùng lân cận của Hà Nội như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
+ Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, thời gian gần đây, số ca mắc mới sốt xuất huyết được ghi nhận trên toàn thành phố vào khoảng 300-400 ca/tuần. Trong 10 tháng của năm 2021, thành phố ghi nhận gần 3.000 ca mắc sốt xuất huyết (giảm hơn 1.000 ca so với cùng kỳ năm ngoái) và chưa có trường hợp tử vong. Một số quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, như: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm.
Bảng 3.1: Phân bố tỉ lệ mắc theo khu vực
STT Địa phương
Tích lũy tuần 37 năm 2020
Tích lũy tuần 37 năm 2020 So sánh số mắc ( tăng giảm%) Số mắc Mắc/100.000 dân 1 Miền Bắc 2.900 7.1 9.067 -67.4 2 Miền Trung 24.365 191.3 38.377 -39.0 3 Tây Nguyên 5.648 96 30.431 -86.6 4 Miền Nam 16.200 92.6 122.551 -67.3 Tổng cộng 49.113 69.7 200.426 -64.8
Bảng 3.2: Tình hình sốt xuất huyết 8 tháng đầu năm 2020 (10 tỉnh có số ca mắc/100.000 cao nhất) STT Địa phương Mắc/100.000 1 Phú Yên 504.5 2 Khánh Hòa 295.3 3 Quảng Bình 284.6 4 Bình Định 240.0 5 Kon Tum 231.3 6 Bình Dương 176.4 7 Bến Tre 148.0 8 Đà Nẵng 147.0 9 Hồ Chí Minh 126.0 10 Đồng Nai 116.6 Tổng cộng 2269.7
- Thống kê sốt xuất huyết tại TP Đà Nẵng:
+ Ngày 6/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Đà Nẵng cho biết địa phương đang có dấu hiệu gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết khi thời tiết chuyển mùa và đưa ra nhiều nội dung khuyến cáo người dân.
+ Theo báo cáo của CDC TP Đà Nẵng, thạc sĩ y tế công cộng Đặng Quang Ánh, Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (CDC Đà Nẵng), cho biết tính đến thời điểm hiện tại, TP.Đà Nẵng đã ghi nhận 1.600 ca mắc Sốt xuất huyết (không có người chết). Tuy số ca mắc
giảm so với cùng kỳ 2020 nhưng lại tăng mạnh so với những tháng đầu năm nay, nhất là từ tháng 8, tháng 9 trở lại đây, tập trung nhiều ở các quận: Thanh Khê, Hải Châu, Liên Chiểu, Hòa Vang, Sơn Trà…
+ Theo ghi nhận của CDC Đà Nẵng, trong 1 tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng với 17 ca/tuần. Trong đó, quận Hải Châu nhiều nhất với 9 ca, ghi nhận tại các cơ sở y tế, xét nghiệm.
+ Các quận, huyện có số ca mắc Sốt xuất huyết là: Thanh Khê (376 ca), Hải Châu (320 ca), Liên Chiểu ( 232 ca), Sơn Trà (214 ca), Hòa Vang (184 ca), Cẩm Lệ (142 ca), Ngũ Hành Sơn (131 ca).
+ Hiện tại, Khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng) mỗi ngày tiếp nhận, điều trị khoảng 8-9 ca mắc sốt xuất huyết; trong đó, có hơn 30% bệnh nhân được chuyển từ các bệnh viện tỉnh lân cận. Tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết nặng tại Khoa chiếm khoảng 5,5% tổng số ca bệnh.
VI. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ MẮC SỐT XUẤT HUYẾT Ở ĐÀ NẴNG:
1. Các yếu tố khí hậu môi trường:
- Virus sốt xuất huyết (Dengue) được truyền qua muỗi Aedes, loài muỗi này rất nhạy cảm với điều kiện môi trường. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm rất quan trọng để muỗi sống sót, sinh sản, phát triển và có thể ảnh hưởng đến sự hiện diện và mật độ phong phú của loài muỗi này. - Ngoài ra, nhiệt độ cao làm giảm thời gian cần thiết cho virus sốt xuất huyết sinh sản và phát triển trong muỗi. Quá trình này, được gọi là “thời gian ủ bệnh”, phải xảy ra trước khi virus có thể tiếp cận tuyến nước bọt của muỗi và được truyền sang người. Muỗi sẽ truyền virus nhanh hơn nếu nhiệt độ ấm hơn, muỗi có một cơ hội lớn hơn để truyền virus sang người trước khi muỗi chết.
- Mặc dù các yếu tố môi trường là quan trọng nhưng chúng không phải là yếu tố duy nhất để truyền bệnh sốt xuất huyết. Phải có sự hiện diện của virus, có người nhạy cảm hoặc không có miễn dịch với virus, và phải có sự tiếp xúc giữa những người nhạy cảm và véc tơ (muỗi truyền virus Dengue).
- Ở những nước mà sự truyền nhiễm virus này thường xuyên xảy ra, những thay đổi ngắn hạn về thời tiết, đặc biệt là nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, thường tương quan với tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, các nước này không mô tả sự thay đổi khí hậu khi mà các đợt dịch bệnh lớn kéo dài trong các khu vực này, điều này cho thấy biến đổi khí hậu dài hạn không qui định mô hình lâu dài trong sự truyền nhiễm virus sốt xuất huyết. Một điều quan trọng của dịch bệnh có thể là sự tương tác của bốn týp huyết thanh sốt xuất huyết khác nhau. Mức độ phơi nhiễm trước của một quần thể dân cư cho mỗi týp huyết thanh sốt xuất huyết có thể là một yếu tố quyết định quan trọng đối với một dịch lớn xảy ra hơn là chu kỳ khí hậu. - Tỷ lệ báo cáo của bệnh sốt xuất huyết ngày càng tăng. Mặc dù khí hậu có thể đóng một vai trò trong việc thay đổi tỷ lệ mắc và phân bố bệnh sốt xuất huyết, nhưng nó chỉ là một trong
nhiều yếu tố; chỉ cho tương quan kém trong tác động giữa khí hậu và dịch bệnh sốt xuất huyết, vai trò của khí hậu có thể là nhỏ. Yếu tố quan trọng khác có khả năng góp phần thay đổi toàn cầu về tỷ lệ và gia tăng sự phân bố sốt xuất huyết bao gồm dân số, đô thị hóa, thiếu vệ sinh, tăng du lịch đường dài, kiểm soát muỗi không hiệu quả, và khả năng báo cáo.
- Ca bệnh Sốt xuất huyết tập trung vào mùa mưa là mùa thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng truyền Sốt xuất huyết. Đỉnh dịch thường vào tháng 8 đến tháng 10 ở các nước khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện và gây thành dịch vào các tháng mùa mưa, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao. Những năm gần đây do có sự lưu hành đồng thời cả 4 type virus Dengue, tính chu kỳ của dịch Sốt xuất huyết không còn nữa mà dịch xẩy ra liên tục.
- Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, gia tăng thương mại, du lịch cùng với bùng nổ dân số, đô thị hóa không theo kế hoạch, thiếu các biện pháp phòng chống hiệu quả và những khó khăn trong việc nghiên cứu tìm ra vắc-xin hiệu quả, an toàn, bền vững đối với 4 type virus đã làm cho sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên trầm trọng.
2. Các yếu tố con người:
- Chủ quan trong phòng bệnh và không để ý đến bệnh: Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Đa số bệnh nhân Sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày, tuy nhiên khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong.
- Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan rộng thì các triệu chứng của Sốt xuất huyết cần hết sức lưu ý vì có một số triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với COVID-19 như: sốt, đau mỏi cơ. Do đó nhân viên y tế cần khai thác yếu tố dịch tễ rất cẩn thận và kỹ càng, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn, gây ra các hậu quả đáng tiếc. Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp trong điều kiện thời tiết mưa, ẩm ướt vì đây là cơ hội để loại muỗi vằn gây bệnh phát triển. Vì vậy chúng ta nên chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh bằng cách diệt muỗi và lăng quăng như phòng chống muỗi đốt và giữ gìn vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh.
- Đối với trẻ em nên chú ý mặc quần áo dài tay trong lúc vui chơi và lúc ngủ, hạn chế để trẻ đến những nơi ẩm ướt để tránh muỗi đốt. Bôi kem chống muỗi cho trẻ thường xuyên để bảo vệ tối đa.
3. Yếu tố véc-tơ truyền bệnh và khối cảm nhiễm:
- Hiện tại, kiểm soát véc tơ truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả. Kiểm soát các véc-tơ Aedes có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh dengue. Trong những năm 1950 đến 1960 Tổ chức Y tế Toàn châu Mỹ (Pan American Health Organization) đã thành công trong việc diệt sạch Aedes aegypti ở nhiều vùng thuộc Trung và Nam Mỹ, và
trong thời gian này các vụ dịch dengue rất hiếm ở châu Mỹ. Tuy nhiên sau khi chương trình ngừng lại thì Aedes aegypti và sau đó là dengue tái xuất hiện.
- Phương pháp chính để kiểm soát số luợng muỗi là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ…), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư . Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Khi có dịch thì đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
- Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất.
Cơ thể cảm thụ:
-Các địa phương có dịch lưu hành nhiều năm, trẻ em dễ bị mắc bệnh, lứa tuổi bị bệnh có xu hướng ngày càng nhỏ dần.Địa phương lần đầu có dịch thì mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh.Không khác nhau về giới tính.
-Dịch sốt xuất huyết Dengue hay xảy ra vào mùa mưa, nóng. Mật độ muỗi A. aegypti cao. Ở nước ta, dịch bệnh Dengue xuất huyết được chia thành 3 vùng.
Vùng 1: Có bệnh quanh năm phát triển dịch vào mùa hè thu gặp chủ yếu ở trẻ em, là những vùng có nhiệt độ trên 200C, đồng bằng sông Cửu Long, ven biển miền trung.
Vùng 2: Không có bệnh vào những tháng rét, dịch xuất hiện vào các tháng mưa, nóng cả người lớn và trẻ em đều mắc bệnh, là vùng đồng bắc bộ.
Vùng 3: Bệnh tản phát vào các tháng mưa, nóng thường không thành dịch nặng là vùng Tây Nguyên vùng núi phía bắc.
4. Các yếu tố kinh tế xã hội
- Cho đến nay, sốt xuất huyết Dengue vẫn chưa có thuốc đặc trị, chưa có vắc-xin phòng ngừa hiệu quả, biện pháp phòng chống dịch chủ yếu vẫn là kiểm soát trung gian truyền bệnh. - Cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng đến bệnh rất nhiều, càng hiện đại thì các điều kiện cho muỗi sinh sôi và phát triển ít đi.
- Điều kiện kinh tế cho phép thực hiện các nghiên cứu, thí nghiệm khoa học về các đặc điểm về sốt xuất huyết nhằm phát hiện, tạo ra các phương thức phòng bệnh mới hiệu quả hơn.
VII. KHUNG LÝ THUYẾT
41 Hiểu biết của người dân về Sốt xuất huyết Thực trạng Sốt xuất huyết NGUY CƠ MẮC SXH TẠI ĐÀ NẴNG NĂM 2021 Các yếu tố kinh tế xã hội - Chưa có vaccine. - Đô thị hóa. - Toàn cầu hóa. - Điều kiện Các yếu tố véc- tơ truyền bệnh và khối cảm nhiễm Phòng muỗi đốt, hạn chế nơi đẻ trứng của muỗi, diệt muỗi đối với lăng
Các yếu tố con người - Thiếu kiểm soát muỗi hiệu quả. - Thay đổi lối sống. - Ý thức bảo Các yếu tố khí hậu, thời gian địa điểm, môi trường,
cơ sở vật chất
- Khí hậu, thời gian thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh.
- Môi trường cơ sở vật chất thuận lợi
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu
- Cộng đồng dân cư (người dân bản địa và lao động ngụ cư) của quận Hải Châu, thành phố