Định hướng phát triển của Công ty: 24

Một phần của tài liệu ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM (Trang 26 - 29)

II. ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP KINH DOANH KHÍ HÓA

3.1.Định hướng phát triển của Công ty: 24

3. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty PVGas South: 24

3.1.Định hướng phát triển của Công ty: 24

- Ngành dầu khí là ngành sản xuất có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, và đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Xuất khẩu dầu thô đóng góp trung bình khoảng 25% - 30% ngân sách hằng năm và đóng góp 18% -22% GDP cả nước.

- Do đặc thù của ngành dầu khí liên quan đến an ninh năng lượng của quốc gia, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) được độc quyền trong chuỗi hoạt động liên quan tới dầu khí từ khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu khí. PetroVietnam nắm hoàn toàn chuỗi giá trị ngành dầu khí và có thể tối đa hóa lợi nhuận ở mỗi khâu.

- Ngành sản xuất khí là một nhánh của dầu khí, đồng thời có vị trí rất quan trọng đối với cả nền kinh tế phục nhu cầu tiêu thụ từ khu vực công nghiệp (điện, đạm, thép, vật liệu, giao thông, chế biến…) và nhu cầu tiêu dùng củadân cư (chất đốt).

- Mặt khác, hiện nay chưa có sản phẩm thay thế nào có ưu thế hơn so với sản phẩm gas (mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn về khí tự nhiên song phần lớn tập trung tại khu vực phía Nam và do vốn đầu tư hệ thống dẫn khí tương đối lớn nên phần lớn khí tự nhiên hiện đang cung cấp cho những nơi tiêu thụ lớn - chủ yếu là các nhà máy phát điện tại các khu vực gần điểm khai thác) nên chắc chắn nhu cầu tiêu thụ gas trong thời gian tới vẫn rất lớn.

- Căn cứ vào những phân tích trên, có thể dự báo rằng nhu cầu tiêu thụ gas cả nước năm 2015 sẽ khoảng 1,5 triệu tấn, và đến năm 2020 nhu cầu sẽ là 2 triệu tấn. Cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu xây dựng bổ sung kho tiếp nhận cũng tăng lên. Chính vì vậy, là một trong những đơn vị dẫn đầu trong ngành gas tại Việt Nam, Gas Petrolimex sẽ tận dụng cơ hội và ưu thế để phát triển và mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh trong tương lai.

- Trước những thời cơ và thách thức như trên, Công ty cũng đã đề ra cho mình chiến lược lâu dài để định hướng cho hoạt động chung của toàn Công ty để nắm bắt được những cơ hội kinh doanh trên thị trường.

3.1.1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển PV Gas theo hướng tăng tốc, đột phá, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả và bền vững trên công nghệ tiên tiến nhất, hướng tới lợi ích chung của cộng đồng xã hội; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và đảm bảo nguồn cung ổn định, lâu dài về khí và các sản phẩm khí, trong đó, an toàn và hiệu quả là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình phát triển.

- Phát triển công nghiệp khí thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường trên cơ sở gia tăng giá trị nguồn khí trong nước, tận dụng

nguồn khí từ các nước trong khu vực và thế giới; đưa PV Gas trở thành doanh nghiệp mạnh có thương hiệu trong khu vực và trên thế giới.

- Phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường chế biến sâu để gia tăng giá trị khí; phát huy nội lực, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, khai thác triệt để lợi thế là một thành viên của PVN.

- Coi con người là yếu tố then chốt, hình thành đội ngũ lao động có trình độ tiên tiến, tác phong công nghiệp, kỷ luật nghiêm ngặt; từng bước tiếp thu, nhận chuyển giao công nghệ, tiến đến làm chủ công nghệ nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng phát triển ra nước ngoài.

3.1.2. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển PV Gas vững mạnh, an toàn, chất lượng, hiệu quả, hiện đại, với phạm vi hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các khâu thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, kinh doanh, dịch vụ và xuất nhập khẩu; đa dạng hóa nguồn cung cấp khí và các sản phẩm khí; đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung bổ sung trong và ngoài nước; đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt chú trọng phát triển các dự án chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị khí; đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp khí trên toàn quốc và phát triển ra thị trường quốc tế, đưa ngành công nghiệp khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong nền kinh tế đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 18- 20%/năm, trong đó khí chiếm 61%, sản phẩm khí chiếm 17%, dịch vụ chiếm 22%.

3.1.3. Mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường thu gom khí tối đa, đầu tư hệ thống nhập LNG, đảm bảo nguồn cung khí, cấp khí liên tục cho các hộ tiêu thụ; phấn đấu sản lượng khí tiêu thụ từ 9 tỷ m3 trong năm 2013 lên 12,5 tỷ m3 trong năm 2015; dự kiến nhập khẩu 0,5 triệu tấn LNG vào năm 2016.

- Đầu tư phát triển mạng lưới đường ống trên bờ, kết nối khu vực Đông và Tây Nam Bộ, đảm bảo tiêu thụ khí hiệu quả.

- Đầu tư hệ thống tàng trữ để duy trì ít nhất 50% thị phần bán buôn LPG cả nước và phát triển hệ thống đại lý cửa hàng để chiếm 30% thị phần LPG bán lẻ toàn quốc.

- Phát triển và trở thành nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực khí, đặc biệt là các dịch vụ vận chuyển, sản xuất ống, bọc ống, kho chứa; phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20%/năm.

- Tiếp tục nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ, chất lượng và hiệu quả của các đề tài nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, gắn kết chặt chẽ giữa các trung tâm nghiên cứu, trường đại học và các đơn vị sản xuất kinh doanh của PV Gas; đầu tư nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới từ khí, công nghệ khai thác và xử lý khí có hàm lượng CO2 cao; xây dựng và hình thành đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ cao đủ khả năng nghiên cứu, triển khai ứng dụng, làm chủ công nghệ hiện đại/tiên tiến ở trình độ khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH KHÍ HÓA LỎNG MIỀN NAM (Trang 26 - 29)