2.5.1Ưu điểm
Công ty có một đội ngũ hướng dẫn viên trẻ, do đó họ có sự nhiệt huyết, nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt trong những hoạt động hoạt động hoạt náo, tổ chức các trò chơi trong chuyến du lịch họ thường làm rất tốt bởi họ có sự năng động, say mê trong công việc
Trong việc hướng dẫn khách tham quan cho chương trình du lịch Cù Lao Chàm thì hầu như tất cả các hướng dẫn viên tại công ty luôn thực hiện đúng những yêu cầu nghiệp vụ khi hướng dẫn tham quan một chương trình du lịch. Các hướng dẫn viên đều có một tinh thần trách nhiệm cao, đặc biệt tất cả các hướng dẫn viên tại trung tâm hầu như đều chuẩn bị một lượng kiến thức tốt khi thực hiện chương trình du lịch Cù Lao Chàm nên hầu hết các chương trình du lịch tại Cù Lao Chàm đều diễn ra tương đối tốt, và đúng như lịch trình đã được đặt ra tạo sự tin tưởng cho khách du lịch khi lựa chọn chương trình du lịch tại trung tâm.
2.5.2Nhược điểm
Đối với những hướng dẫn viên trẻ họ có sự nhiệt huyết cao, tuy nhiên đôi lúc trong quá trình dẫn khách tại Cù Lao Chàm các hướng dẫn viên vẫn còn cảm thấy lúng túng, chưa thực sự tự tin trong quá trình giao tiếp, cũng như thuyết minh các điểm du lịch đến với khách. Điều đó gây cho khách một sự không hài lòng đối với hướng dẫn viên.
Ngòai rakhi dẫn khách hướng dẫn viên vẫn chưa thể nhanh nhẹn khi xử lý các tình huống bất ngờ như đau ốm.., hoặc vẫn còn tình trạng hướng dẫn viên chậm chạp trong quá trình thông báo, kiểm tra khách điều này làm cho một số khách cảm thấy không thỏa mái, và đặc biệt điều này dễ làm lệch thời gian mà lịch trình đã đề ra.
Một vài hướng dẫn viên vẫn chưa có kinh nghiệm, cũng như chưa có sự hiểu biết nhiều, sâu về điểm du lịch do đó khi khách có một số thắc mắc hướng dẫn viên đôi khi vẫn không thể trả lời được, điều đó gây cho khách sự tò mò, chưa thể hiểu rõ về điểm du lịch.
Ngoài ra khi dẫn khách tại Cù Lao Chàm một số hướng dẫn viên vẫn chưa có sự thành thục trong công tác thuyết minh, và việc tổ chức sự kiện hay hoạt náo hướng dẫn viên viên vẫn còn tổ chức đơn điệu điều đó gây ra một sự nhàm chán trong khi hướng dẫn..
Hơn nữa trong công tác tổ chức ăn uống cho khách, hướng dẫn viên vẫn chưa có sự liên lạc tốt với bộ phận nhà hàng, do đó đôi khi vẫn có một vài trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đôi khi trong một số chương trình du lịch tại đây hướng dẫn viên vẫn chưa thực hiện hết mình, không được tận tâm trong công việc, nhất là đối với các hướng dẫn viên trẻ, mới vào nghề điều đó gây cho khách một sự không thỏa mái khi tham gia chương trình du lịch.
2.5.3Nguyên nhân
Vào những mùa cao điểm, áp lực thiếu hướng dẫn viên gây nên những khó khăn cho công ty cũng như trong công tác thực hiện chương trình du lịch. Hướng dẫn viên của công ty chủ yếu là cộng tác viên do đó công tác quản lí cũng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những hướng dẫn viên giỏi. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc tạo ra một chương trình với chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra công tác giữa các bộ phận trong công ty cũng chưa có sự liên kết chặt chẽ gây ra một số vấn đề về chậm trải trong thông tin của chương trình hoặc thông tin giữa các phòng ban có thể bị lệch lạc. Tuy nhiên những vấn này cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà công ty đang chú trọng hướng đến để khắc phục, tạo ra các chương trình tốt nhất cho du khách, cũng như tạo được sự tin tưởng từ du khách khi lựa chọn công ty.
Phần 3
Những giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ hướng dẫn cho chương trình du lịch Cù Lao Chàm tại CN công ty CPDL – DV Hội An – Trung tâm lữ hành Hội An 3.1Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1Định hướng phát triển của ngành du lịch Hội An trong thời gian tới
Trong vài năm trở lại đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước. Không gian du lịch Hội An không chỉ là phố cổ mà còn được mở rộng đến các vùng quê, làng nghề, biển đảo. Điều này đã đáp đứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách từ nghỉ dưỡng, khám phá đến trải nghiệm, vui chơi. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thị trường cũng như những tác động nội tại và bên ngoài như hiện nay (suy giảm thị trường khách châu Âu, châu Mỹ do ảnh hưởng khủng
hoảng kinh tế, chính trị, sắc tộc; xu hướng sụt giảm khách nội địa; sạt lở biển Cửa Đại…) đã trở thành những thách thức đòi hỏi thành phố có sự chuyển hướng phù hợp để giữ vững thương hiệu và tốc độ tăng trưởng khách.
Để đảm bảo du lịch Hội An phát triển bền vững, từ nay đến năm 2020 thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung mở rộng không gian du lịch ra những vùng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng như tạo sinh kế, việc làm cho người dân tại các vùng ven có lợi thế phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nước, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trường sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội, phấn đấu đến năm 2020 thu hút được 3,09 triệu lượt khách (trong đó 1,58 triệu lượt khách quốc tế); phục vụ 1,47 triệu lượt khách lưu trú (gồm 1,18 triệu lượt khách quốc tế). Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2015 - 2020 đạt 13 - 17%/năm và khách nội địa đạt 8 - 10%, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13 - 17%/năm. Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế đạt 3 - 3,5 ngày, tạo việc cho hơn 26.000 lao động trực tiếp và hơn 53.000 lao động gián tiếp. Bên cạnh du lịch phố cổ vẫn là trọng tâm, thành phố cũng sẽ quan tâm phát triển các loại hình du lịch khác mà Hội An có tiềm năng như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch khoa học - nghiên cứu. Đây là sự phân vùng phát triển không gian du lịch Hội An theo hướng mở, có trọng điểm và mang tính chuyên đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách cũng như giảm tải cho khu phố cổ”
Để thực hiện thành công những mục tiêu trên, thành phố sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc thù của từng địa phương trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng
chi trả cao, lưu trú dài ngày. Khi đó, mục tiêu xây dựng Hội An trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của miền Trung, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 mới có thể trở thành hiện thực được.
Hơn nữa du lịch cộng đồng được ngành du lịch của Hội An ưu tiên trong chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020. Để hướng đến sự phát triển bền vững, thời gian tới thành phố cần tập trung vào 5 vấn đề cụ thể. Trước mắt là từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm; thứ hai là tiếp tục đầu tư những sản phẩm mới, trong đó chú trọng các sản phẩm mang tính cộng đồng, trải nghiệm văn hóa sinh thái, nhất là những điểm đến ngoại vi có lợi thế du lịch như các làng nghề, rừng dừa Cẩm Thanh, Cù Lao Chàm, làng rau An Mỹ (Cẩm Châu)… Đặc biệt, sẽ xúc tiến, kêu gọi đầu tư cho những sản phẩm du lịch dịch vụ sông nước như thuyền ăn uống, nhà hàng nổi cũng như phát triển loại hình du lịch lưu trú trên thuyền. Ngoài ra, phát triển các điểm vui chơi giải trí, các khu giải trí đêm để tạo thêm điểm vui chơi cho khách lưu trú. Thứ tư, tiếp tục nâng cao tiện ích lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách từ thu nhập thấp đến thu nhập cao, vì hiện tại thành phố rất thiếu các nhà hàng dành cho đối tượng khách cao cấp. Và cuối cùng là phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm hàng lưu niệm.
3.1.2Dự báo lượng khách đến Hội An trong thời gian tới
Là trung tâm du lịch của tỉnh, năm 2016 Hội An chứng kiến số lượng khách tăng kỷ lục vượt ngưỡng con số 2,6 triệu lượt, riêng khách mua vé tham quan phố cổ đạt gần 1,6 triệu lượt, doanh thu trên 172,5 tỷ đồng.
Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, chất lượng.“Ngành du lịch được xác định lấy chất lượng phục vụ là một yếu tố cạnh tranh, lấy tính thân thiện, hiếu khách, chu
đáo của con người phố Hội thuần hậu truyền thống để làm một trong những nhu cầu đáp ứng hoạt động của du khách. Ngoài ra, việc liên kết liên vùng đối với những địa phương có di sản trên “Con đường di sản miền Trung”, đối với một số huyện có điểm tham quan trong tỉnh cũng cần tăng cường sự kết nối để phát triển”.
Do vậy trong năm nay, Hội An phấn đấu đạt giá trị sản xuất ngành du lịch - dịch vụ - thương mại khoảng 16,20% và đón khoảng 3 triệu lượt khách đến tham quan lưu trú.
3.1.3Tình hình cạnh tranh lữ hành trên địa bàn Hội An
Trong 5 năm gần đây, bình quân mỗi năm Hội An đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 8,13%/năm. Hội An tiếp tục nhận được sự yêu mến của du khách với các danh hiệu được bình chọn như: “Thành phố yêu thích hàng đầu trên thế giới”, “Thành phố lãng mạn nhất thế giới”... Du lịch Hội An đã có sự tăng trưởng ấn tượng liên tục những năm qua. Đó là sự gia tăng đầu tư, việc làm và thu nhập, sự phát triển khá ổn định trong điều kiện bất ổn về tài chính châu Á và suy thoái kinh tế toàn cầu. Sự gia tăng cơ hội đầu tư cũng như xúc tiến đầu tư diễn ra khá liên tục trên địa bàn, chứng minh rằng các nhà đầu tư vẫn coi Hội An là một điểm đến hấp dẫn. Mặc dù đạt được kết quả đáng kể nhưng cho đến nay, du lịch Hội An vẫn còn nhiều việc cần phải tập trung, với nhiều thách thức trước mắt cũng như lâu dài. Trong đó có những thách thức từ ngay nội bộ thành phố, nội bộ ngành và cả trong mối liên hệ phát triển khu vực, trong sự gia tăng tiện ích hàng ngày về hạ tầng khu vực. Ở phía bắc Hội An là Đà Nẵng - một thành phố du lịch biển đang thay đổi, phát triển nhanh về hạ tầng, nguồn lực và số lượng doanh nghiệp, cơ sở lưu trú; phía nam, sự nối liền của cầu Cửa Đại sẽ tạo cơ hội cho vùng du lịch biển tiềm năng với các dự án lớn được hình thành ở các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình; phía tây là sự phát triển của vùng du lịch sinh thái văn hóa Triêm Tây, Điện Bàn và vùng lân cận với sự đa dạng về chủng loại, chất lượng, giá cả, tính năng... “Đặc biệt, sau khi cầu Cửa Đại đưa vào sử dụng thì dọc bờ biển của Quảng Nam, kể cả Điện Ngọc, Điện Dương rồi Duy Hải, Duy Nghĩa, các xã ở Thăng Bình đội ngũ lãnh đạo của các xã này đã qua đây học tập. Nhiều
lượt, lãnh đạo các xã này đã đến để xem Hội An làm du lịch như thế nào. Rõ ràng là họ đang chuẩn bị. Nếu chúng ta không nhanh chóng tìm ra những giải pháp thích hợp để phát triển thì sẽ giẫm chân tại chỗ khi địa phương khác làm sau nên sẽ rút kinh nghiệm làm tốt hơn” . Tại Hội An hiện nay có tổng cộng 10 công ty du lịch lữ hành được đăng kí. Trong khi đó thì lượng khách đến với Hội An trong những năm gần đây không ngừng tăng cao. Do vậy, việc có nhiều các công ty lữ hành sẽ tạo ra những sự cạnh tranh khác nhau, và để tạo ra cho mình một thương hiệu riêng để thu hút lượt khách đến với công ty, thì các công ty lữ hành có những chính sách thu hút khách cũng như có những cách thức quảng cáo, marketing cho công ty mình một cách nổi bật nhất để đêm đến cho công ty sự khác biệt so với những công ty khác.
Hiện tại CN công ty CPDL – DV Hội An – Trung tâm lữ hành Hội An đang tập trung khai thác rất nhiều các hệ thống sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu di du lịch của du khách. Song bên cạnh đó việc ngoài việc tập trung đầu tư khai thác, trung tâm cũng cần có những chính sách cạnh tranh thích hợp với các công ty lữ hành tại thành phố Hội An nhằm thu hút trung tâm những đối tượng khách khác nhau. Về cạnh tranh thì trung tâm cần lưu ý vào các đối thủ như :
- Đối thủ trực tiếp như : Hoian Express, The Sinh Tourist, Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Hoa Hồng. Đây là những đối thủ chính của trung tâm trong việc khai thác các chương trình du lịch, cũng như các dịch vụ khác như bán vé máy bay, vận chuyển.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Công ty TNHH Du Lịch Hội An Xanh, công ty TNHH MTV Du lịch Sông Hội. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp có khả năng trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay những đối thủ tìm năng trong tương lai nhờ vào việc các công ty này càng ngày càng phát triển, và các chương trình du lịch được đưa ra cũng thu hút được rất nhiều du khách đến với hai công ty này.
Việc xác định các đối thủ cạnh tranh giúp cho công ty định hướng được rõ ràng hơn trong việc phát triển, cũng như có những biện pháp phù hợp để tổ chức ra các hệ thống sản phẩm được tốt hơn.
3.1.2Phương hướng và mục tiêu của doanh nghiệp
Phương hướng
Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch, hướng tới làm phong phú và đảm bảo chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp có thể kích thích được nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch.
Đưa ra các sản phẩm du lịch có tính độc đáo, đặc trưng riêng.
Đưa ra mức giá chương trình có tính cạnh tranh cao hơn so với các đơn vị khác.
Đề ra những chiến lược nhằm thu hút nguồn lao động và lựa chọn các ứng viên có năng lực. Nâng cao chất lượng lẫn số lượng nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực của nhân viên tại công ty. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên tiếp xúc trực tiếp với du khách : Hướng dẫn viên, đội ngũ lái xe……
Tăng cường mối quan hệ hợp tác và làm ăn với các nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt là các điểm du lịch mới hoặc chuẩn bị đưa vào khai thác du lịch.
Kịp thời chấn chỉnh những tồn tại trong thời gian qua, có những biện pháp để không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chương trình du lịch.
Mục tiêu
Một doanh nghiệp khi đã bắt đầu kinh doanh, không thể nào không đặt ra mục tiêu kinh