Các nghiên cứu về bệnh thalassemia

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kiểu đột biến gen Alpha, Beta của bệnh nhi mắc bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 32 - 35)

1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới

Thalassemia là một bệnh có từ hàng ngàn năm trước đây. Các xét nghiệm DNA của xác ướp cổ vùng Trung Đông đã tìm thấy có đột biến gen thalassemia. Năm 1925, Cooley và Lee lần đầu mô tả 5 trẻ ở vùng Địa Trung Hải với

các biểu hiện thiếu máu, gan và lách to, da bị nhiễm sắc tố, xương sọ dày lên, có biến đổi sức bền hồng cầu, hay còn được gọi là thiếu máu Cooley [36].

Năm 1936, Whipple và Bradford mô tả nhiều trường hợp thiếu máu vùng Địa Trung Hải giống như thiếu máu Cooley và lần đầu tiên dùng từ thalassemia để đặt tên cho loại thiếu máu này [36], [42].

Năm 1944, Valentin và Neel cho rằng thalassemia là loại bệnh di truyền lặn, trên nhiễm sắc thể thường [8], [68].

Năm 1949, Pauling đã dùng kỹ thuật điện di của Teselius để nghiên cứu Hb của hồng cầu hình liềm, đã phát hiện ra Hb bất thường, về sau gọi là HbS. Từ đó đến nay bệnh Hb, trong đó có thalassemia, được nghiên cứu sâu. Người ta đã biết được những bất thường về Hb là do thay đổi các gen kiểm soát sự tổng hợp Hb, như đột biến điểm, đứt đoạn, đảo đoạn… Những triệu chứng và hậu quả lâm sàng do bệnh Hb gây ra cũng được biết rõ [52]. Cho tới nay, các tác giả đều thống nhất, β-thal có 3 thể lâm sàng là thể nặng (major), thể trung gian (intermedia) và thể nhẹ (manor) [1], [22].

Năm 1972, Weatherall và Clegg gọi sự biến dạng xương sọ ở bệnh nhi thal là bộ mặt thalassemia gồm đầu to, vòng đầu lớn hơn bình thường, trán dô, sống mũi tẹt, hàm vổ, răng mọc không đều. Chụp Xquang thấy có hiện tượng loãng xương, màng xương mỏng, có hình ảnh chân tóc [8].

Khi nghiên cứu về các biến đổi huyết học, các tác giả đều thống nhất, trong β-thal, hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do sự thiếu hụt tổng hợp chuỗi β, ảnh hưởng đến tổng hợp hemoglobin. Modell B và cộng sự cho rằng lượng Hb trung bình hồng cầu phản ánh mức độ tổng hợp chuỗi beta, do đó lượng Hb trung bình hồng cầu rất thay đổi ở các thể bệnh [52].

Theo tác giả Zhuo Yang khi nghiên cứu 1059 bệnh nhi có các bất thường về các kiểu đột biến gen gây bệnh thalassemia tại các vùng khác nhau của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, tỷ lệ các đột biến mất đoạn và đột biến α-thal phổ biến nhất: -Sea, -α3,7, -α4,2, αCS, αWS và αQS; lần

lượt là 74,8%, 16,1%, 16,1%, 1,7%, 1,2% và 0,7% và 5 đột biến gen phổ biến nhất của bệnh β-thal là IVSII-654 (36,8%), CD41-42 (28,3%), CD17 (25,2%), -28 (3,0%) và CD71-72 (2,8%) [67].

1.4.2. Nghiên cứu trong nước

Bên cạnh thalassemia lưu hành cao, các nước Đông Nam Á và Việt Nam cũng có tỷ lệ lưu hành bệnh HbE cao. Chính sự đồng thời lưu hành cao này đã tạo ra nhiều thể bệnh nặng ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2005) HbH chiếm 4,3%, HbE/β-thal; 25,7% và β-thal chiếm 60% [26].

Theo Phạm Thị Thuận (2008) có 56,7% HbE/β-thal, 29,6% β-thal thể nặng và 14,7% bệnh HbH đến truyền máu ngoại trú thường xuyên tại viện Nhi trung ương từ năm 2007 đến năm 2008 [30].

Nghiên cứu của Lý Thị Thanh Hà và cộng sự (2010) khi áp dụng kĩ thuật ARM - PCR trong chẩn đoán trước và sau sinh tại bệnh viện Nhi trung ương. Nghiên cứu tìm ra 7 đột biến thường gặp sea gặp với tần suất cao nhất 59%, đột biến HbQs chiếm 17,6%, HbCs là 11,8% và α4.2 chiếm 5,9% [7].

Cho đến nay có khoảng hơn 35 loại đột biến đã được phát hiện trên vùng gen α-globin trong đó có hơn 20 loại mất đoạn lớn (mất đoạn 2 gen) và 15 đột biến mất đoạn nhỏ và đột biến điểm. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hương (2017) nghiên cứu đặc điểm đột biến gen globin ở bệnh nhi beta thalassemia tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng kỹ thuật mutiplex ARMS-PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu alen (của hãng Sigma - Mỹ) cho kết quả 15 kiểu tổ hợp gen được phát hiện chia thành 3 nhóm gồm [24]:

+ Đồng hợp tử 0 thal chiếm 27,9%.

+ Dị hợp tử kép 0/0 và 0/+ chiếm 60,5%. + Dị hợp tử đơn chiếm 11,6%.

+ Đột biến đơn alen CD41/42 chiếm tỷ lệ cao nhất (37,1%), kế tiếp là các alen CD17 (22,1%) và CD26 (HbE) (19,8%).

Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2016) nghiên cứu đột biến gen thalassemia bằng kĩ thuật Globin Strip Assay ở các đối tượng nghiên cứu tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, trên gen α-globin là sea (70,9%), HbCs (15,0%), 3.7 (10,2%), (2,4%), Pakse 1,6%); trên gen β-globin là Cd17 (30,6%), Cd41/42 (27,6%), Cd26 (HbE) (24,5%), IVS1-1 (5,1%), -28 (4,6%), IVS2-654 (3,6%), Cd71/72 (3,1%), Cd95 (0,5%), Cd8/9 (0,5%) [9]

Theo nghiên cứu của Mai Anh Tuấn, đánh giá bệnh thalassemia và bệnh huyết sắc tố ở 289 phụ nữ Tày là 15,6% đối với bệnh α0-thal 10,0% đối với α+-thal, 7,3% đối với bệnh β-thal 2,4% đối với Hb Constant Spring và 1,7% cho Hb. Phân tích sâu hơn về các bất thường gen β-globin đã xác định được 4 đột biến bao gồm codon 41/42, codon 17, codon 71/72 và -28. Các kết quả cho thấy tần suất cao đáng kể của các dạng thalassemia nghiêm trọng, cho thấy một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng cần được thăm dò thêm và cần can thiệp ở cộng đồng [32].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kiểu đột biến gen Alpha, Beta của bệnh nhi mắc bệnh Thalassemia tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w