2.5.1. Các chỉ số nghiên cứu
- Tỉ lệ bệnh nhi theo giới
- Tỉ lệ giới tính của bệnh nhi theo thể bệnh. - Tỉ lệ bệnh nhi theo nhóm tuổi
- Tỉ lệ nhóm tuổi của bệnh nhi theo thể bệnh - Tỉ lệ lý do vào viện của bệnh nhi theo thể bệnh - Tỉ lệ biến dạng xương theo thể bệnh
- Tỉ lệ mức độ cần truyền máu theo thể bệnh
- Tỉ lệ đột biến gen ở bệnh nhi thalassemia theo dân tộc - Tỉ lệ đột biến gen theo các kiểu gen ở bệnh nhi
- Tỉ lệ alen đột biến của nhi β-thalassemia
- Tỉ lệ đột biến gen ở bệnh nhi β-thalassemia theo chức năng gan - Tỉ lệ kiểu gen gây bệnh α-thalassemia
- Chỉ số về GOT theo thể bệnh - Chỉ số về GPT theo thể bệnh
- Chỉ số về hình thái lách của bệnh thi theo thể bệnh - Chỉ số về hình thái gan của bệnh nhi theo thể bệnh - Chỉ số về huyết học theo thể bệnh
- Chỉ số hồng cầu theo thể bệnh - Phân bố nhóm máu theo thể bệnh
- Phân bố kết quả điện di huyết sắc tố theo thể bệnh - Phân bố mức độ thiếu máu theo thể bệnh
- Phân bố nồng độ hb theo thể bệnh - Phân bố nồng độ sắt theo thể bệnh
- Phân bố nồng độ ferritin huyết thanh theo thể bệnh - Phân bố nồng độ glucose máu theo thể bệnh
- Phân bố alen đột biến của bệnh nhi α-thalassemia
2.5.2. Các biến số nghiên cứu
- Giới tính: Chia làm 2 nhóm nam và nữ.
- Dân tộc: Chia ra làm 4 nhóm dân tộc Kinh, Tày, Dao và dân tộc khác. - Tuổi: Tính tuổi của trẻ theo tháng theo quy ước của WHO, chia làm các nhóm tuổi sau:
+ Nhóm 1: Từ 6 tháng đến <3 tuổi (tròn 6 tháng đến dưới 3 tuổi). + Nhóm 2: Từ 3 tuổi đến <6 tuổi (tròn 3 tuổi đến dưới 6 tuổi). + Nhóm 3: Từ 6 tuổi đến <9 tuổi (tròn 6 tuổi đến dưới 9 tuổi). + Nhóm 4: Từ 9 tuổi đến 15 tuổi (tròn 9 tuổi đến hết 15 tuổi).
* Tiêu chuẩn chẩn đoán thalassemia dựa vào lâm sàng
Tùy theo thể bệnh mà bệnh nhi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau từ thể không có triệu chứng lâm sàng đến thể có triệu chứng lâm sàng từ vừa đến nặng [13].
- Biểu hiện thiếu máu: Khám củng mạc mắt, khám da mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân và da cơ thể nơi được quần áo che phủ.
- Đánh giá lách to: Khám thực thể sờ thấy lách to [4]. + Lách to độ I: Lách to dưới bờ sườn 2 cm.
+ Lách to độ II: Lách to dưới bờ sườn 4 cm. + Lách to độ III: Lách to ngang rốn.
+ Lách to độ IV: Lách to quá rốn tới mào chậu. - Đánh giá gan to:
Khám thực thể xác định ranh giới vùng đục tuyệt đối của gan, kết hợp với sờ bụng để xác định bờ của gan. Ranh giới bờ trên của gan theo đường cạnh ức phải - liên sườn 5, theo đường giữa xương đòn phải - liên sườn 6, theo đường nách trước phải - liên sườn 7, bờ dưới của gan không vượt quá bờ sườn hoặc mũi ức cách đường ức phải 2cm [1].
+ Gan to ít: Dưới bờ sườn 1 - 2 cm. + Gan to vừa: Dưới bờ sườn 3 - 4 cm. + Gan to nhiều: Dưới bờ sườn 5 - 6 cm. + Gan rất to: Dưới bờ sườn >6 cm. - Đánh giá biến dạng xương sọ [1]:
+ Thăm khám lâm sàng thấy: vòng đầu to hơn bình thường, trán dô, mũi tẹt, biến dạng xương hàm, có bướu trán, bướu đỉnh.
+ Mức độ biến dạng xương sọ chia thành 2 mức độ:
●Nhẹ: chỉ có mũi tẹt.
●Nặng: ngoài mũi tẹt còn có bướu trán, bướu đỉnh và hàm vẩu.
* Chẩn đoán dựa vào cận lâm sàng
- Đánh giá mức độ sắt [33]: + Giảm: ≤6 µmol/l
+ Bình thường: 6 - 24 µmol/l + Tăng: ≥24 µmol/l
- Đánh giá thiếu máu: dựa vào chỉ số nồng độ Hb, gọi là thiếu máu khi nồng độ Hb máu <120g/l [17].
+ Thiếu máu nhẹ: 90 Hb <120g/l + Thiếu máu vừa: 60 Hb <90g/l + Thiếu máu nặng: 30 Hb <60g/l
+ Thiếu máu rất nặng: Hb <30g/l
- Điện di huyết sắc tố: Bệnh nhi được làm xét nghiệm điện di huyết sắc tố khi chưa truyền máu hoặc đã truyền máu trên 1 tháng [66].
Thành phần Hb bình thường của trẻ từ 1 tuổi trở lên: + HbA1: 94 - 96%
+ HbA2: 2 - 3,5% + HbF: 0,4 - 1,5%
Phân tích thành phần huyết sắc tố dựa trên máy điện di mao quản. Nhận định kết quả theo khuyến cáo của máy:
+ HbA1: 94 - 96% + HbA2 tăng khi >4% + HbF tăng khi >3%
+ HbE: trên điện di có HbE + HbH: trên điện di có HbH
Các bất thường khác: Trên hình ảnh điện di có các Hb bất thường như HbD, Hb CS…
- Ferritin huyết thanh [17]: + Bình thường: <300 µg/l. + Tăng nhẹ: 300 - 1000 µg/l. + Tăng vừa: 1000 - 2000 µg/l. + Tăng nặng: 2000 - 4000 µg/l. + Tăng rất nặng: >4000 µg/l.
Ferritin trên 1000 µg/l là nhiễm sắt.
Đo Ferritin huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch độ đục. Nguyên lý:
KN Ferritin + KT Ferritin phức hợp KN - KT (cố định trên hạt
Latex). Đo độ đục của phức hợp KN - KT.
thay đổi theo tuổi. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, số lượng hồng cầu còn giảm, nhất là lúc 6 đến 12 tháng, chỉ còn 3,2 đến 3,5 T/l. Nguyên do là ở thời kỳ này trẻ lớn nhanh, sự tạo máu tuy mạnh nhưng chưa đáp ứng; hệ tiêu hoá còn kém có thể thiếu một số yếu tố tạo máu. Từ trên 1 tuổi, số lượng hồng cầu ổn định dần. Từ trên 2 tuổi, số lượng hồng cầu ổn định trên 4 T/l. Bình thường, số lượng hồng cầu khoảng 4 ± 0,5 T/l .
- HCT: Là tỷ lệ hồng cầu trong máu toàn phần, tính theo %.
- MCV: Là kích thước trung bình hồng cầu, tính theo femtolit (fl).
- MCH: Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, tính theo picogam (pg). - MCHC: Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu, tính theo g/l.
- RDW: Độ phân bố kích thước hồng cầu, tính theo %.
Bảng 2.1. Khoảng tham chiếu các xét nghiệm huyết học [2]
HCT (%) RBC (T/l) MCV (fl) MCH (pg) MCHC (g/l) TB -2SD TB -2SD TB -2SD TB -2SD TB -2SD 6 tháng - 2 tuổi 36 33 4,5 3,7 78 70 27 23 33 30 2 - 6 tuổi 37 34 4,6 3,9 81 75 27 24 34 31 6 - 12 tuổi 40 35 4,6 4,0 86 77 29 25 34 31 12 - 15 tuổi Nữ Nam 41 43 36 37 4,6 4,9 4,1 4,5 90 88 78 78 30 30 25 25 34 34 31 31 - GOT: hay còn gọi là Aspartat aminotransferase (AST), là một loại
enzym được gan tiết ra đảm nhận vai trò trao đổi amin, đồng thời tham gia các hoạt động chuyển hoá và tổng hợp cơ thể. Ngoài ra GOT còn được tìm thấy ở xương và tim. Đây là xét nghiệm được chỉ định đánh giá chức năng gan khi gan tổn thương.
+ Bình thường: 5 - 55 U/L + Tăng: >55 U/L
+ Giảm: <5 U/L [2].
- GPT: Còn gọi là Alanin aminotransferase (ALT), được tìm thấy trong huyết tương và trong nhiều tế bào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là gan.
+ Bình thường: 5 - 50 U/L + Tăng: >50 U/L + Giảm: <5 U/L [2]. - Glucose: + Bình thường: 3,3 - 5,5 mmol/l + Giảm: <2,6 mmol/l + Tăng: >6,9 mmol/l [54]. - Kỹ thuật Multiplex PCR:
+ Đây là phương pháp sử dụng nhiều cặp mồi trong cùng một phản ứng PCR cho phép phát hiện được đồng thời nhiều đột biến.
+ Mục đích sàng lọc được các loại đột biến gen trong thalassemia sau: ●6 loại đột biến phổ biến trong α-thal: SEA, THAI, α4.2, α3.7, HbCs, HbQs. ●8 loại đột biến phổ biến trong β-thal: Codon 41/42, codon 17, codon 71/72, IVS I-5, IVSI-1, IVSII-654, codon -28, codon 26 (HbE).
+ Nguyên lý:
● Dựa trên đặc tính bổ sung nucleotit không tương hỗ ở đầu 3’ sẽ ngăn chặn sự kéo dài của mồi làm phản ứng PCR không thể xảy ra. Để xác định một đột biến cụ thể, cần thiết kế 2 đoạn mồi đặc hiệu cho ADN bình thường và 1 mồi đặc hiệu với ADN có đột biến. Mồi bình thường sẽ không gắn vào
Bệnh nhi Thalassemia
Điện di huyết sắc tố
Bệnh β thal A2F A2FABệnh β thal/Hb E EF EFABệnh HbH A
2A Bart’s H A2ACS Bart’s HBệnh HbH/Hb E EA Bart’s CS EA Bart’s
Bệnh α thal/β thal/Hb E EF Bart’s CS EF Bart’s
PCR cho β-thal
8 loại ĐB phổ biến 6 loại ĐB phổ biếnPCR cho α-thal PCR cho α và β-thal8 loại ĐB β-thal 6 loại ĐB α-thal
đoạn ADN có đột biến và mồi đột biến sẽ không gắn vào đoạn ADN bình thường. Các sản phẩm PCR được điện di và so sánh kích thước với thang chuẩn ADN và các băng của chứng dương để xác định đột biến của mẫu [3].
● Nhận định kết quả: Kết quả dương tính nếu nhìn thấy vạch sáng dưới đèn UV, sản phẩm có kích thước phù hợp theo lý thuyết [3].
Sơ đồ 2.1. Quy trình xác định đột biến gen cho bệnh nhi thalassemia