- Xây dựng chương trình quản trị khủng hoảng trước khi khủng hoảng xảy ra.
- Nếu xảy ra khủng hoảng thì giải quyết như 04 bước trên. Vì trong kinh doanh thì khủng hoảng có thể xảy ra với bất kỳ DN nào.
5 Kỹ năng giao tiếp thiết yếu đối với các chủ doanh nghiệp
Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt.
Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận.
Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì. Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là những người đi đầu trong vấn đề này.
Kĩ năng 1: Nói
Kĩ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh- nó đã trở thành một yêu cầu thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kĩ năng này lại càng trở nên cần thiết. Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá các nhà điều hành cao cấp.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không phải là một nhà điều hành cao cấp đứng diễn giải về một cuộc khủng hoảng trước các nhà quản lí hay các nhà đầu tư, bạn cũng sẽ vẫn thường xuyên phải nói trước các đồng nghiệp của mình về những nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp nhỏ thì có thể bạn sẽ phải nói để nuôi sống bản thân - nói một cách khác - hàng ngày, bạn sẽ phải nói chuyện với các khách hàng để bán được các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Sự thành bại trong các cuộc nói chuyện luôn có liên quan trực tiếp đến điểm cốt yếu của bạn.
Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là những người đi đầu trong vấn đề này. Những người có khả năng nói tốt thường được đánh giá là thông minh hơn, có uy lực hơn và sẽ được kính nể hơn so với những người khác.
Ngoài môi trường kinh doanh bạn cũng sẽ thường xuyên có cơ hội khai thác kĩ năng nói của mình - đó có thể là tại các câu lạc bộ gây quỹ, các vấn đề liên quan đến chính trị, hay tại các buổi liên hoan chia tay đồng nghiệp và bè bạn, hoặc trong buổi phát biểu thay mặt cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trong các vụ kiện.
Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt.
Kĩ năng 2: Nghe
Việc nghe có thể quyết định việc bán hay không bán đươc hàng, có được thêm hay mất đi một khách hàng, khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối quan hệ công việc. Không chỉ đơn giản như một trạng thái thụ động của con người, kĩ năng nghe còn là yếu tố quyết định sự thành bại của các chủ doanh nghiệp hay nhà quản lí trong các hoạt động kinh doanh. Plutarch đã từng nói: "Hãy học cách lắng nghe và bạn sẽ thu được rất nhiều từ những kẻ không biết cách ăn nói".
Kĩ năng 3: Viết
Sớm hay muộn, mọi thứ quan trọng đều sẽ phải được viết ra. Tuy nhiên một điều không may là đối với một số các chủ doanh nghiệp thì hầu hết những bài viết gai góc nhất-hay ít nhất là các bản thảo của những người khác đang chờ soát lại -đều dồn cả trên bàn của bạn: đơn đề nghị của những khách hàng lớn, các hợp đồng cung ứng quan trọng, các công ty hợp doanh chiến lược, các tuyên bố về chính sách của công ty, các thông cáo báo chí gửi tới công chúng, thư gửi đến các nhà đầu tư. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác.
Kĩ năng 4: Điều hành một cuộc họp
Các cuộc họp có thể giúp cho mọi thứ trở nên ổn thoả song nó cũng có thể ngốn mất 15 tiếng một tuần ngay cả với những ai có khả năng quản lí thời gian tốt nhất. Các chủ doanh nghiệp cần gặp gỡ với các khách hàng của mình để kí các hợp đồng lớn, gặp gỡ các nhà cung cấp để thương lượng về các điều khoản có lợi hơn, gặp gỡ các thành viên trong nhóm để định ra chiến lược mới cho quý hay cho năm sau, điều hành các cuộc họp với ban lãnh đạo để giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận.
Kĩ năng 5: Dàn xếp các xung đột
Làm chủ doanh nghiệp tất nhiên là sẽ phải có rất nhiêu xung đột. Nếu không phải là xung đột với khách hàng thì là xung đột nội bộ. Nếu không phải xung đột nội bộ thì lại là xung đột với các chính quyền hoặc
cơ quan thanh tra, hoặc với các ban bộ chuyên đấu đá nhau, và xung đột với các cổ đông về các kỳ vọng và biện pháp thực hiện để có lợi nhuận mong muốn. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì.
Nếu trong hành trang của bạn vẫn thiếu các kĩ năng giải để quyết những vấn đề như thế này thì bạn sẽ khó lòng đạt được các kết quả cũng như mục tiêu kinh doanh của mình. Để có thể thu được những kết quả tốt hơn, bạn hãy học cách hoàn thiện những kĩ năng này và sau đó hãy trang bị chúng cho các nhân viên chủ chốt của mình.
Những lưu ý để làm việc hiệu quả
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian, công việc luôn ùn tắc mặc dù bạn đã rất chăm chỉ và nỗ lực. Song, hiệu quả công việc luôn làm cho bạn thất vọng, chán nản. Để giúp bạn vượt qua được "lực cản vô hình" đó, bạn hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Lên danh sách những việc cần làm trong: ngày, tuần, tháng, năm.
Danh sách những công việc cần làm này cần ghi cụ thể ra giấy cho từng khoảng thời gian : ngày, tuần, tháng, năm. Bạn nên thường xuyên theo dõi thời gian biểu này và xoá đi những công việc đã thực hiện. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào thực tế, các kế hoạch này cũng có thể thay đổi linh hoạt: bổ sung hoặc lược bỏ một số việc. Ví dụ: hôm nay bạn không phải đi chợ, nấu ăn vì bạn phải tới thăm một người bạn ốm. Bạn cần thích nghi với sự thay đổi này.
2. Việc cấp bách, quan trọng làm trước.
Sau khi liệt kê những công việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định, bạn nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đó theo thứ tự cấp bách, quan trọng thì làm trước. Và nếu có thể, bạn nên gộp vài việc lại với nhau để cùng giải quyết. Ví dụ: bạn dự định trong tuần sẽ sửa lại nhà bếp, nhổ chiếc răng đau và có một bữa ăn cho cả nhà. Tất nhiên, đến bác sĩ nhổ chiếc răng đau là việc cần làm trước tiên. Việc sửa sang lại nhà bếp, bạn nên tiến hành vào những ngày nghỉ cuối tuần. Và chiều chủ nhật, cả nhà bạn có một bữa ăn chung la hợp lý.
3. Tập trung làm việc
Khi nào làm bất cứ chuyện gì, bạn nên tập trung vào việc đó. Sự tập trung sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Nói như vậy không có nghĩa là bạn chỉ biết mỗi một việc đang làm, mà bạn còn phải để mắt tới các việc khác nữa, nếu có thể thì kết hợp làm nhiều việc trong cùng một thời gian. Ví dụ: nếu như đang soạn thảo một công văn, mà trong đầu bạn lại đang lởn vởn nghĩ về cuộc cãi nhau với bạn gái tối hôm qua, thì bạn phải mất đến gần cả buổi mới hoàn thành nó thay vì chỉ mất nửa giờ nếu như bạn tập trung.
Bạn nên cố gắng làm xong việc đã có trong kế hoạch của từng ngày. Điều đó sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, hứng khởi để bước sang ngày mới. Nếu trong ngày mọi việc không được giải quyết thì sẽ gây ùn tắc. Những việc đó nếu làm về sau sẽ khó hơn hoặc không thể thực hiện. Những người thành đạt luôn tuân thủ nguyên tắc này một cách triệt để “việc hôm nay chớ để ngày mai”.
5. Tạo tâm trạng hứng khởi khi làm việc
Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của bạn khi làm việc. Vì vậy phải tạo cho bạn một tâm trạng thoải mái, hứng khởi khi làm việc, nó sẽ làm cho bạn say mê làm việc và quên hết mệt mỏi. Nếu bạn coi công việc là một thứ nghĩa vụ và chỉ thực hiện bằng trách nhiệm, nó sẽ tạo cho bạn tâm lý nặng nề khi làm việc. Và như thế, công việc dù dễ cũng trở thành khó, còn việc khó sẽ là một việc không thể làm được.
6. Mỗi ngày lợi được một giờ
Bạn cần tạo cho mình thói quen sống ngăn nắp. Điều này sẽ làm cho bạn tiết kiệm được thời gian, sức lực khi làm việc. Bạn đừng cho việc này là nhỏ, vì chỉ cần tìm một tài liệu mà bạn đã bỏ ở đâu đó trong một đống tài liệu mà bạn đang có, bạn đã mất khoảng 10 phút. Nó không chỉ tốn thời gian, sức lực mà còn gây cho bạn sự bực bội, phân tán tư tưởng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nếu sống ngăn nắp, gọn gàng, mỗi ngày bạn có thể tiết kiệm được 1 giờ làm việc. Thời gian tiết kiệm đó bạn có thể dành để làm những việc mình yêu thích như: đọc sách, chơi thể thao, đi dạo… bạn sẽ thấy thoải mái, khoẻ khoắn hơn và có một thể trạng tốt để làm việc ngày hôm nay.
7. Có thể lực tốt
Muốn làm việc có hiệu quả, trước tiên bạn phải có một thể lực tốt. Bạn cần tập thể dục, ăn ngủ điều độ, bền bỉ, tránh làm việc quá sức. Không chỉ công việc phổ thông sử dụng cơ bắp, mà công việc đòi hỏi nhiều chất xám cũng cần bạn có một thể lực tốt. Điều này càng cần khi nhịp sống công nghiệp hiện nay đòi hỏi người lao động phải làm việc với một cường độ cao.
Nếu bạn thực hiện theo 7 nguyên tắc, bạn sẽ dễ trở thành là người thành công.
Những cách hay để bắt đầu một ngày làm việc
Mỗi ngày làm việc đều bắt đầu khác nhau, bạn cần có sự khởi đầu tốt cho mỗi ngày làm việc đó để đạt hiệu quả, tuy nhiên bạn lại không biết nên làm gì trước tiên và bắt đầu nó như thế nào?
Dưới đây là những cách tốt nhất để khởi động mỗi buổi sáng làm việc của bạn thiết lập nhịp điệu cho cả ngày.
1. Hãy lập lịch họp vào đầu buổi sáng
Trí óc của bạn thường thoải mái hơn về buổi sáng, và vì mọi người đều có việc làm khác nhau nên có lẽ bạn sẽ hoàn thành nhiều việc hơn ở buổi họp mặt lúc đầu buổi, lại mất ít thời gian hơn khi họp vào giữa buổi sáng hoặc khoảng giờ trưa, chiều.
Hơn nữa, sau khi vào đến bàn làm việc của mình, rất dễ có khả năng mỗi người sẽ có một việc khẩn cấp xuất hiện và buổi họp vào giờ trưa sẽ bị huỷ bỏ. Do đó, họp vào buổi sáng sẽ thuận tiện hơn và hiệu quả hơn.
2. Viết những điều bạn cần sáng tạo vào sáng sớm
Trước khi chuông điện thoại vang lên và một ngày làm việc khó kiểm soát nổi của bạn lại đến và trong khi trí óc của bạn vẫn tỉnh táo, trong sáng, tính sáng tạo đang tràn đầy trong bạn, hãy viết nốt những gì mình còn nợ lại từ hôm qua. Buổi sáng là thời gian tốt nhất để cho dòng chữ của bạn được trôi chảy.
3. Hủy đi những bừa bộn của ngày hôm qua
Nếu bạn phải để lại thứ gì đó trên bàn, dù nó là giấy, tập hồ sơ, sách, ghi chú về dự án hoặc các tài liệu khác, hãy dọn sạch các thứ này đi trước khi bắt đầu bất cứ việc gì khác. Bừa bộn của một ngày không nên tràn qua các hoạt động của ngày hôm sau. Trước tiên hãy dẹp đi các thứ lộn xộn của ngày hôm qua và rồi hãy bắt đầu một ngày mới.
4. Hãy thoáng nhìn vào bảng kê các việc làm của ngày hôm qua
Bạn sẽ có một cái nhìn tốt hơn về bảng kê các việc làm của ngày hôm qua - những gì bạn hoàn tất, những gì bạn chưa làm xong, những gì yêu cầu bạn tiếp tục làm, sau một đêm ngủ ngon. Đôi mắt tinh tường sẽ có một cái nhìn trong sáng. Kiểm điểm các việc hoàn thành của ngày hôm qua trong ánh ban mai luôn là ý tưởng tốt.
5. Kiểm tra nhanh mục đích của bạn
Việc bạn đang làm liên quan đến mục đích của bạn thế nào? Một việc kiểm tra lúc sáng sớm không những cho bạn một viễn cảnh trong sáng về mục đích mà nó còn thúc đẩy bạn suy nghĩ để đạt mục tiêu suốt ngày. Đây là một cách tốt để mọi thứ có thể được tiến hành làm.
6. Lướt qua vài trang báo
Thông thường nên đọc báo tối thiểu 1-3 tờ một ngày và bạn có thể ưu tiên việc đọc báo vào sáng sớm sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Bạn sẽ hoà nhập được nhiều hơn với thế giới và các biến cố quanh bạn, bạn sẽ ít bị bối rối bất thình lình về những biến cố thay đổi trong báo chí. Bất kể bạn có được tin tức như thế nào, hãy lướt qua vài trang báo lúc sáng sớm để tự chuẩn bị cho ngày mới.
7. Hãy viết những lời cám ơn ngắn ngủi
Cám ơn trên điện thoại là tốt nhưng không gì đánh bại được khi viết vài dòng về tư tưởng của mình. Việc đầu tiên vào buổi sáng, giống như mặt trời làm tan sương mù của đêm tối, là thời gian tốt nhất để nói lời cám ơn.
8. Hãy chào mọi người bằng nụ cười
Chủ một trong những nhà hàng khá tốt ở Florida có một nguyên tắc là mọi công nhân phải chào mỗi người bằng nụ cười, bất kể sáng hay tối. Bởi theo ông, mỉm cười là cách tốt nhất để bắt đầu một ngày mới.