Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Trang 61 - 62)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả

pháp luật về đóng, hưởng Bảo hiểm xã hội

Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự (BLHS) không có các điều luật, tội danh riêng cho các tội phạm trong lĩnh vực BHXH nói chung và tội phạm về đóng, hưởng BHXH nói riêng; còn trong Luật BHXH và Luật BHYT tuy có quy định về các hành vi vi phạm và quy định có thể truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) các hành vi vi phạm, nhưng không quy định cụ thể các tội phạm này. Để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm thuộc lĩnh vực đóng, hưởng BHXH đòi hỏi phải có tội danh tương ứng trong BLHS.

Ngày 13/8/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ 01/10/2010 và thay thế Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/08/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. Nghị định 86/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Trong Nghị định có những quy định liên quan đến VPPL trong lĩnh vực đóng, hưởng BHXH.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng, hưởng BHXH là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về đóng, hưởng BHXH mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả là chế tài của nhà nước đối với các hành vi vi

57

phạm hành chính. Có thể nói đây là một trong nội dung cơ bản trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Theo Nghị định 86/2010/NĐ-CP thì các hành vi VPPL về đóng, hưởng BHXH sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cụ thể như trình bày dưới đây.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vi phạm pháp luật về đóng, hưởng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)