6. Bố cục của luận văn
2.2.1. Các hình thức xử phạt chính
Hình thức xử phạt hành chính được hiểu là các biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm hành chính.
Pháp luật quy định các hình thức xử phạt hành chính, thực chất là xác định các mức độ áp dụng cưỡng chế nhà nước đối với đối tượng thực hiện vi phạm hành chính. Các mức độ cưỡng chế này được xác định bởi tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính.
Việc xây dựng khung pháp luật về các hình thức xử phạt hành chính phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Hình thức xử phạt hành chính phải đảm bảo phù hợp với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm hành chính; các hình thức xử phạt hành chính phải đa dạng, phù hợp với sự phát triển xã hội; pháp luật về hình thức xử phạt hành chính cần đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.
Có 2 hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với các VPPL về đóng, hưởng BHXH đó là: Cảnh cáo và phạt tiền.
Cảnh cáo
Theo quy định của pháp luật thì cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện; cảnh cáo được quyết định bằng văn bản (Điều 13 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007,
58
2008). Cảnh cáo được áp dụng với một số hành vi VPPL về đóng, hưởng BHXH như: hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa, chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH; hành vi không cấp hoặc cấp giấy chứng nhận sai của cơ sở y tế, không cấp hoặc cấp biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động sai của Hội đồng giám định y khoa để người lao động được hưởng chế độ BHXH;...
Điểm bất cập của việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hiện nay là hiệu quả không cao và mang tính hình thức. Mặc dù Điều 13 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) quy định cảnh cáo được quyết định bằng văn bản, tuy nhiên trong thực tế, nhiều cơ quan và cán bộ khi xử lý lại áp dụng hình thức cảnh cáo bằng miệng. Việc quản lý hình thức phạt cảnh cáo với đối tượng vi phạm cần chuyên nghiệp hơn như lưu trữ dữ liệu trên máy vi tính, các sổ lưu trữ điện tử của cảnh sát, cơ quan thuế hay các cơ quan có thẩm quyền xử phạt khác. Ở Nhật Bản, cảnh sát với sổ điện tử rất nhỏ có thể có đầy đủ thông tin về các cá nhân đã từng vi phạm và biện pháp áp dụng, rất tiện lợi cho việc áp dụng hình thức chế tài và mức độ xử lý.
Hình thức xử phạt cảnh cáo chỉ áp dụng đối với các vi phạm mang tính chất nhẹ như trong khái niệm đã chỉ ra nên tính chất răn đe chưa cao. Về cơ bản, quy định này đã giải quyết được vướng mắc trong thực tiễn, làm cơ sở để giải quyết khiếu nại về việc người có thẩm quyền không quyết định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo trong trường hợp người vi phạm có đầy đủ các yếu tố để có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo như vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ…Tuy nhiên, trên thực tế, các vi phạm về đóng, hưởng BHXH mặc dù đã được cơ quan chức năng ở Việt Nam phạt cảnh cáo nhưng vẫn tồn tại rất nhiều vi phạm và chúng cần được xử lý bởi các hình thức xử
59 phạt mang tính răn đe cao hơn như phạt tiền.
Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt được áp dụng chủ yếu đối với các vi phạm pháp luật hành chính và có tác dụng trừng trị và phòng ngừa vi phạm khá cao vì nó tước đi một khoản tài chính nhất định của người vi phạm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm và biến động giá cả thị trường. Theo quy định tại khoản 2, điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 và khoản 1, điều 4, Nghị định 86/2010/NĐ-CP thì mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH là 30.000.000 đồng. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền đã được quy định.
Chiếu theo các điều luật của Nghị định 86/2010/NĐ-CP thì phạt tiền từ mức thấp nhất là 100.000 đồng đến mức cao nhất 30.000.000 đồng đối với các hành vi VPPL về đóng, hưởng BHXH. Cụ thể, một số hành vi VPPL trong lĩnh vực đóng, hưởng BHXH bị phạt tiền với các mức như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi không đóng BHXH cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN (khoản 1, điều 7, Nghị định 86/2010/NĐ-CP):
Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
Từ 5.100.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
80
cho cả chủ sử dụng lao động và người lao động. Trên cơ sở đó để những người tham gia BHXH chủ động tham gia và thực hiện tốt các quy định của pháp luật BHXH.
Cơ quan BHXH chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông; Liên đoàn Lao động tỉnh; Sở Tư pháp; Sở Lao động- Thương binh- Xã hội; Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh và cơ quan Báo chí chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm để tuyên truyền sâu rộng về Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành (cả BHXH bắt buộc và tự nguyện) cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong mọi thành phần kinh tế nhằm làm chuyển biến nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về công tác BHXH; tích cực giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác phối hợp trong giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch đầu tư, Cục Thuế xây dựng quy chế kiểm soát hoạt động các doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Xử phạt vi phạm hành chính các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, trốn đóng BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Phối hợp với Liên đoàn Lao động tăng cường công tác tuyên truyền, các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người lao động; Chủ động tiến hành khởi kiện các chủ sử dụng lao động vi phạm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động trong lĩnh vực BHXH.
Sở Lao động- Thương binh- Xã hội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BHXH trên địa bàn, chủ trì, phối hợp BHXH tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH hàng năm đối với tất cả các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong mọi thành phần kinh tế và xử lý các vi phạm theo quy định; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả về UBND để biết và chỉ đạo.
81
Liên đoàn Lao động hướng dẫn các Công đoàn cơ sở thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cấp mình trong việc chấp hành và giám sát việc thực hiện Luật BHXH tại các đơn vị và có biện pháp phù hợp để đấu tranh với người sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động trong đơn vị.
82 KẾT LUẬN
Từ khi Luật BHXH chính thức có hiệu lực năm 2007, việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHXH của người sử dụng lao động và người lao động đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các đơn vị sử dụng lao động đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tham gia BHXH cho người lao động. Năm 2007, thời điểm bắt đầu thực hiện Luật BHXH, số đơn vị sử dụng lao động đăng ký tham gia đã tăng thêm gần 20 ngàn so với năm 2006, nhiều đơn vị ngay sau khi thành lập và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động đã đăng ký tham gia và đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Đặc biệt, nhiều hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác có sử dụng lao động đã đăng ký tham gia và đóng BHXH theo quy định cho người lao động…
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, việc thực hiện Luật BHXH trong thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, tình trạng VPPL về đóng, hưởng BHXH diễn ra khá phổ biển như: đối tượng tham gia BHXH là người sử dụng lao động và người lao động không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, gian lận giả mạo hồ sơ BHXH, cấp giấy chứng nhận, giấy giám định sai... còn xảy ra ở nhiều nơi, hầu như địa phương nào cũng có. Việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị không tuân thủ pháp luật về BHXH đã được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố nhưng vẫn còn nhiều trường hợp sau khi nộp phạt doanh nghiệp vi phạm vẫn không chấp hành nghiêm túc quy định về thu nộp BHXH, việc xử lý tiếp theo chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí có doanh nghiệp không nộp phạt.
Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những quy định về đóng, hưởng BHXH hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản
83
xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Nhận thức về BHXH của người lao động còn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thức đúng về BHXH. Sự phối kết hợp trong hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm BHXH còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay. Các đoàn thể như Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ trong nhiều doanh nghiệp chưa có hoặc có nhưng vừa thiếu, vừa yếu. Các cơ quan thông tin đại chúng chưa chú trọng và chưa thực sự vào cuộc trong việc thực hiện thông tin, tuyên truyền về chính sách, chế độ BHXH của Đảng và Nhà nước. Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm đóng, hưởng BHXH của người sử dụng lao động còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa đồng bộ, tính pháp chế chưa được đề cao, do đó nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách tránh né, không thực hiện BHXH cho người lao động hoặc dây dưa chậm nộp, nợ đọng trong thời gian dài nhưng không bị xử lý.
Cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương phối kết hợp đồng bộ với cơ quan BHXH trong việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH. Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét Chi bộ, Đảng bộ "trong sạch vững mạnh" hàng năm. Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân phát triển theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để các đơn vị này có điều kiện tham gia BHXH cho người lao động.
Các cơ quan, ban ngành chức năng ở địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc thường xuyên quản lý, kiểm tra, khảo sát, xác định đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động và lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc
84
theo luật định, đồng thời có những biện pháp tích cực xử lý tồn đọng vướng mắc đối với những đơn vị, người lao động không tham gia BHXH.
Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chính sách, chế độ về BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tập trung vào các đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác. Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ nhớ, sát cơ sở, sát người lao động, phù hợp với từng loại đối tượng./.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử VnEconomy (2009), “Nợ Bảo hiểm xã hội nhiều vì chế tài xử phạt yếu”, http://vneconomy.vn/20090507105942735P0C6/no-bao-hiem- xa-hoi-nhieu-vi-che-tai-xu-phat-yeu.htm;
2. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Bắc Kạn: Hơn 400 doanh nghiệp trốn BHXH”,
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=3 0361&cn_id=479240;
3. Bộ Lao động -Thương binh- Xã hội (2001), Bảo hiểm xã hội- Những điều cần biết, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội;
4. Bùi Xuân Phái (2007), Vi phạm pháp luật, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng;
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện,
Hà Nội;
6. Chính phủ (2008), Nghị định 128/2008/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008, Hà Nội;
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, Hà Nội;
8. Đào Thị Thu An (2011), Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp;
86
và triển vọng năm 2011, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tr.3, 4;
10. Hà Văn Chi (2005), Hoàn thiện cơ chế xét duyệt, thẩm định và quản lý hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Tiểu đề án, Hà Nội;
11. Hải Châu (2010), “Đà Nẵng: gần 30 % người lao động bị “xù” BHXH”,
Báo điện tử Vietnamnet, http://vnn.vietnamnet.vn/xahoi/201003/Da-
Nang-Gan-30-NLD-bi-xu-bao-hiem-xa-hoi-898723/;
12. Hồng Cường (2012), “Gian nan đòi nợ Bảo hiểm xã hội”, Báo điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh,
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&p=&id=472379; 13. Lê Cảm (2007), “Bàn về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý”, Tạp
chí toà án nhân dân, (18), tr 2-8;
14. Lê Thị Hoài Thu (2003), “Bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học, (03), tr. 48-55;
15. Lê Thị Hoài Thu (2004), “Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam – Thực