Vai trò của Tòa án trong giai đoạn thanh lý tài sản, các khoản nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 44 - 48)

Trong thủ tục giải quyết phá sản, có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó có năm chủ thể cơ bản là: Toà án, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, người mắc nợ doanh nghiệp, chủ nợ, người quản lý tài sản. Trong các chủ thể đó, Toà án giữ vị trí trung tâm và có vai trò quyết định trong mọi giai đoạn của tố tụng phá sản. Trong nhiều giai đoạn tố tụng phá sản, Toà án thực hiện vai trò của mình thông qua Tổ Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Tòa án thành lập.

Theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì việc quản lý và thanh toán tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện bởi hai tổ: Tổ quản lý tài sản (do Toà án thành lập và có một cán bộ của Toà án

43

làm Tổ trưởng) và Tổ thanh toán tài sản (do cơ quan Thi hành án thành lập và có một Chấp hành viên làm Tổ trưởng).

Luật phá sản năm 2004 đã quy định thành lập một tổ duy nhất: Tổ quản lý thanh lý tài sản để thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ quản lý và thanh toán tài sản của doanh nghiệp. Tổ quản lý, thanh lý tài sản do Thẩm phán quyết định thành lập khi ra quyết định mở thủ tục phá sản. Tổ quản lý, thanh lý tài sản do một Chấp hành viên cơ quan Thi hành án làm Tổ trưởng, thành phần của Tổ còn có một cán bộ Toà án, một đại diện chủ nợ, một đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản. Trường hợp cần thiết có đại diện công đoàn hoặc người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại Điều 10 và nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại Điều 11 của Luật phá sản. Luật phá sản có hiệu lực từ ngày 15/10/2004 nhưng đến ngày 11/7/2006, Chính phủ mới có Nghị định số 67/2006/NĐ-CP hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Tổ quản lý thanh lý tài sản.

● Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

Thanh lý tà sản là thủ tục được áp dụng nhằm mục đích phân chia một cách hợ lý và công bằng tài sản còn lại của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản cho các chủ thể có quyền lợi liên quan. Về nguyên tắc chung, thủ tục thanh lý tài sản sẽ được áp dụng nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không đủ căn cứ để được áp dụng thủ tục phục hồi, nhưng vẫn còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản ở mức độ nhất định. Theo Luật phá sản (các điều 78, 79 và 80), Thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp trong các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có

44

yêu cầu. Trong trường hợp này Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi. Trước khi thanh toán cho các chủ thể có quyền lợi liên quan, doanh nghiệp phải hoàn trả lại giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đặc biệt cho Nhà nước.

- Hội nghị chủ nợ không thành trong những trường hợp: (i) Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không tham gia Hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản làc chủ nợ hoặc đại diện người lao động; (ii) Không đủ số chủ nợ quy định tham gia Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ hoặc đại diện người lao động.

- Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất đồng ý với dự kiến các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, và sau đó có một trong những căn cứ: (i) Doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để nộp cho Tòa án theo quy định; (ii) Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (iii) Doanh nghiệp thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.

Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các chủ nợ có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản. Những người mắc nợ doanh nghiệp có quyền khiếu nại phần quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của mình. Việc khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị được thực hiện theo các quy định tại Điều 83 và Điều 84 Luật phá sản.

45

● Phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp

Phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp là nội dung trọng tâm của thủ tục thanh lý tài sản. Theo Luật phá sản (2004), việc phân chia tài sản được thực hiện theo những quy định cơ bản sau đây:

- Các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn. Quy định này thể hiện sự khác biệt so với nguyên tắc thanh toán các khoản nợ thông thường trong kinh doanh. Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và bị mở thủ tục thanh lý tài sản, cần phải giải quyết dứt điểm tất cả các khoản nợ trước khi chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp. Thời điểm mở thủ tục thanh lý tài sản chính là thời điểm đáo hạn của các khoản nợ, mà theo thỏa thỏa thuận giữa các bên hoặc quy định của pháp luật, khoản nợ đó chưa đến hạn phải thanh toán.

- Các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.

- Các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự luật định, đó là: (i) Phí phá sản; (ii) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp động lao động đã ký kết; (iii) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

Các khoản nợ không có bảo đảm này được thanh toán theo nguyên tắc: nêú giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình

46

theo tỷ lệ tương ứng. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định mà vẫn còn thì phần còn lại thuộc về chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu của doanh nghiệp (Chủ doanh nghiệp tư nhân; Các thành viên của công ty, các cổ đông của công ty cổ phần; Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước). Theo quy định này thì Nhà nước với tư cách là chủ nợ của các khoản nợ thuế có vị trí bình đẳng với các chủ nợ khác. Điều đó phù hợp với chính sách của Nhà nước ta là mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

Khi phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong, hoặc phương án phân chia tài sản chưa được thực hiên xong nhưng doanh nghiệp không còn tài sản để thanh toán, Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản là một căn cứ để Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản nhằm chấm dứt tồn tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp (Trang 44 - 48)