Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi niệu.

Một phần của tài liệu mot số tu lieu sinh 8 (Trang 46 - 48)

- Sỏi đường tiết niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt Tùy kích thước và vị trí của sỏi trên đường tiết niệu và đặc điểm bệnh nhân mà có những phương pháp

Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi niệu.

Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine gây sỏi niệu như cá khô, thịt khô, khô mực, tôm khô, lạpxưởng, các loại mắm nêm, mắm thái, lòng heo, lòng bò… xưởng, các loại mắm nêm, mắm thái, lòng heo, lòng bò…

Nước tiểu đục

Đi tiểu mà nước tiểu đục như nước vo gạo thì thường gặp 3 khả năng sau: tiểu phosphate, tiểu mủ và tiểu dưỡng chấp.

Nước tiểu đục có thể do tiểu phosphate, tiểu mủ hoặc tiểu dưỡng chấp

- Tiểu phosphate là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Triệu chứng là một người thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong.

Ngoài ra người đó không có triệu chứng gì khác, đi tiểu bình thường không gắt buốt. Thử nước tiểu thì thấy có nhiều phosphate trong nước tiểu. Nhưng kết quả thử nước tiểu có thể bình thường (không có phosphate) nếu lúc lấy nước tiểu để kiểm tra người đó đi tiểu trong. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và người đó uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.

- Tiểu mủ gặp trong trường hợp viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia, hoặc gặp trong trường hợp đường tiết niệu bị nhiễm trùng như: thận bị ứ mủ do sỏi, lao thận. Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh. Điều trị bằng kháng sinh. Phẫu thuật nếu có sỏi.

- Tiểu dưỡng chấp là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.

Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ của giun chỉ, và nguyên nhân gây tiểu dưỡng chấp thường gặp nhất là do giun chỉ. Giun chỉ là một loại ký sinh trùng sống trong hệ thống bạch huyết, vật trung gian truyền bệnh giun chỉ là muỗi.

Giun chỉ vào cơ thể người sống trong hệ thống mạch bạch huyết trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ phát triển và thời kỳ biến chứng. Trong thời kỳ biến chứng gây ra rò mạch bạch huyết ở vùng cuống thận vào đường tiết niệu gây ra tiểu dưỡng chấp hoặc có thể gây tắc mạch bạch huyết nhiều nơi dẫn đến tràn dịch màng phổi, phù voi ở chân, phù bìu, tràn dịch tinh mạc…

Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục. Có nhiều tháng bệnh nhân tiểu bình thường (lúc này xét nghiệm nước tiểu sẽ bình thường), sau đó bị lại.

Triệu chứng kèm theo là đau quặn thận gặp khoảng 54% trường hợp, tiểu gắt buốt gặp khoảng 24% trường hợp, do các cục dưỡng chấp gây tắc ở niệu quản hay niệu đạo. Ngoài ra, người bệnh sẽ có triệu chứng toàn thân như suy kiệt, sụt cân.

Trong khi tiểu đục, thử trong nước tiểu sẽ có dưỡng chấp. Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm có dưỡng chấp trong nước tiểu và chụp hình hệ niệu cản quang ngược dòng thấy đường rò. Điều trị với thuốc uống, thuốc bơm làm tắc đường rò hoặc một số trường hợp cần phẫu thuật.

Anh có đi khám nhưng bác sĩ nói kết quả nước tiểu bình thường. Theo chúng tôi nghĩ, là do anh đi khám và làm xét nghiệm lúc nước tiểu trong, nên không phát hiện được bệnh. Anh nên đi khám lại ở những

bệnh viện có phòng khám tiết niệu để kiểm tra kỹ lưỡng. Tốt nhất anh nên đi khám và kiểm tra nước tiểu vào những ngày anh đang bị tiểu đục.

Một phần của tài liệu mot số tu lieu sinh 8 (Trang 46 - 48)