Phân loại tệp

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy và học CHỦ đề “tệp và QUẢN lí tệp” THEO PHƯƠNG PHÁP và kỹ THUẬT tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG tự học của học SINH (Trang 32 - 41)

- Đánh giá chung: Việc dạy và học theo phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt

3. Phân loại tệp

Dựa vào phần mở rộng:

+ PAS: Tệp chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình PASCAL

+ JPG: Tệp dữ liệu ảnh

+ DOC: Tệp văn bản do hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word tạo ra

- GV hỏi:

Câu hỏi 2: Có 4 nội dung chỉ ra trong khái niệm tệp, đó HS suy nghĩ, trả lời.

là những nội dung nào?

- GV: Liệt kê và phân loại các ý kiến, Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, Tổng hợp ý kiến của HS, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng nhất và rút ra

30

kết luận.

- GV kết luận: Có 4 nội dung chỉ ra trong khái niệm tệp: + Tập hợp thông tin tạo thành một đơn vị lưu trữ.

+ Lưu trên bộ nhớ ngoài. + Do HĐH quản lí.

+ Mỗi tệp có một tên để truy cập.

- GV hỏi:

Câu hỏi 3: Từ 4 nội dung chỉ ra trong khái niệm tệp, chúng ta phát hiện ra những vấn đề gì liên quan đến khái niệm tệp?

- GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng và kết luận (nội trình bày trên Slides):

+ Tập hợp thông tin tạo thành một đơn vị lưu trữ: Vậy có những dạng thông tin nào ?

+ Lưu trên bộ nhớ ngoài: Vậy bộ nhớ ngoài máy tính gồm những thiết bị gì ?

+ Do HĐH quản lí: Vậy HĐH quản lí như thế nào? + Mỗi tệp có một tên để truy cập: Qui tắc đặt tên tệp như thế nào?

- GV hỏi:

Câu hỏi 4: Nêu lại các dạng thông tin đã học và những thiết bị của bộ nhớ ngoài?

- GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng và kết luận:

+ Dạng thông tin: văn bản, hình ảnh, âm thanh -> những 31

thông tin có nội dung tương tự nhau lưu trong một tệp. + Bộ nhớ ngoài máy tính gồm những thiết bị: ổ cứng, USB, CD,…

- GV hỏi:

Câu hỏi 5: Các em có có nhận xét gì về các tên tệp sau đây?

1. ABCD 2. Adobe 3. CT1.PAS

4. DATA.IN 5. AB.CDEF 6. My Documents

- GV nhận xét, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng và kết luận (nội dung kiến thức trình bày trên Slides): - Các tên tệp 1. ABCD 2. Adobe 6. My Documents không có phần mở rộng.

- Tên tệp không phân biệt chữ hoa, chữ thường - Đặt tên tệp nên gợi nhớ đến nội dung của tệp

- Tệp CT1.PAS là tệp chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình PASCAL.

Hoạt động 3/ Luyện tập

Thời gian: 10 phút

(1) Mục tiêu:

- HS nhận biết tên tệp đúng, tên tệp sai trong HĐH Windows. - HS đặt tên tệp đúng trong hệ điều hành Windows.

- HS phân biệt một số loại tệp theo phần mở rộng của tên tệp và nhận biết một số phần mềm để mở tệp tương ứng trong hệ điều hành Windows.

(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật khăn trải bàn

(3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu, nam châm, giấy A0 32

(4) Hình thức tổ chức dạy học: nhóm, cả lớp (5) Sản phẩm:

- HS đưa ra tên tệp đúng, tên tệp sai trong hệ điều hành Windows.

- HS đưa ra tên tệp khi thực hiện công việc trên máy tính một cách phù hợp, khoa học; có lợi cho công việc cũng như học tập, giải trí.

- HS đưa ra được một số loại tệp và phần mềm để mở tệp đó trong hệ điều hành Windows.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV

GV yêu cầu 04 nhóm thực hiện:

1. Trong HĐH Windows:, tên tệp nào sau đây là hợp lệ: A) X.Pas.P B) U/I.DOC C) HUT.TXT-BMP D) A.A-C.D E) HY*O.D F)HTH.DOC

2. Đặt 05 tên tệp đúng và 05 tên tệp sai trong HĐH Windows.

3. Kể tên một số loại tệp và phần mềm (chương trình) mở được tệp đó mà em biết.

- GV yêu cấu từng nhóm HS lên dán kết quả HS dán báo cáo kết quả hoạt hoạt động nhóm của mình lên bảng.

- GV – HS nhận xét, đánh giá các nhóm và chấm điểm.

- GV nhấn mạnh: Đến đây chúng ta đã có thể trả lời cho câu hỏi: Vậy máy tính tổ chức lưu trữ thông tin (dữ liệu) như thế nào ? đó là: Máy tính tổ chức thông tin (dữ liệu) lưu trên

33

bộ nhớ ngoài dưới dạng tệp. Mỗi tệp là một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lí và có một tên để truy cập. Dựa vào phần mở rộng của tên tệp ta có thể biết phần mềm (chương trình) có thể mở được tệp đó ra để xem nội dung của tệp đó.

Hoạt động 4/ Vận dụng - Mở rộng

Thời gian: 5 phút

(1) Mục tiêu:

- HS phân biệt được một số loại tệp nhờ biểu tượng tệp.

- HS biết một số lỗi thường gặp khi đặt tên tệp trong HĐH Windows và cách xử lý. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não

(3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu,… (4) Hình thức tổ chức dạy hoc: cá nhân, cả lớp

(5) Sản phẩm:

- HS phân biệt được một số loại tệp nhờ biểu tượng tệp.

- HS biết một số lỗi thường gặp khi đặt tên tệp trong HĐH Windows và cách xử lý.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV

- GV hỏi:

Câu hỏi 6: Nếu một tệp không có phần mở rộng thì em nhận biết tệp bằng cách nào ? Cho ví dụ ?

- GV: Liệt kê và phân loại các ý kiến, Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, Tổng hợp ý kiến của HS, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng nhất và rút ra kết luận.

- GV kết luận: Biểu tượng tệp.

- GV hỏi:

34

Câu hỏi 7: Nếu trong trường hợp tên tệp không

có phần mở rộng và cũng không có phần biểu HS suy nghĩ, trả lời

tượng tệp thì nguyên nhân có thể là gì và em làm thế nào để nhận biết tệp đó ?

- GV: Liệt kê và phân loại các ý kiến, Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng, Tổng hợp ý kiến của HS, chấm điểm cho nhóm có HS trả lời đúng nhất và rút ra kết luận.

- GV kết luận và minh họa cho HS:

+ Nguyên nhân: Tệp bị lỗi hoặc Máy tính chưa cài phần mềm đã tạo ra tệp tương ứng

+ Cách nhận biết tệp :

B1: Nhận biết tệp bằng cách kiểm tra xem tệp là loại tệp nào: kích phải chuột vào tệp, chọn Properties, kiểu của tệp chỉ ở mục Type of file B2: Tìm hiểu trên google về loại tệp đó và phần mềm có thể mở được loại tệp này.

* Củng cố:

Như vậy, có rất nhiều loại thông tin (dữ liệu) như văn bản, bài hát, video,.. có thể lưu trữ trong máy tính. Máy tính tổ chức thông tin (dữ liệu) lưu trên bộ nhớ ngoài dưới dạng tệp. Mỗi tệp là một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lí và có một tên để truy cập. Dựa vào phần mở rộng của tên tệp ta có thể biết phần mềm (chương trình) có thể mở được tệp đó ra để xem nội dung của tệp đó. Tuy nhiên, nếu chỉ tổ chức lưu trữ thông tin (dữ liệu) dưới dạng tệp thì rõ ràng chưa tối ưu cho việc quản lí, khai thác thông tin cho người sử dụng. Vậy máy tính cho phép tổ chức lưu trữ tệp để tối ưu cho việc quản lí, khai thác thông tin của người dùng như thế nào, các em tìm hiểu ở tiết học sau.

Giáo viên tổng kết điểm giữa các nhóm của tiết học.

35

Số câu trả lời đúng

Điểm báo cáo nhóm lần 1 (Kĩ thuật phòng tranh) Điểm báo cáo nhóm lần 2 (Kĩ thuật khăn trải bàn) Tổng

* Dặn dò HS chuẩn bị bài

+ HS đọc trước phần thư mục tiếp theo của bài

+ Tìm hiểu một số lỗi thường gặp khi đặt tên tệp và cách xử lý ?

Hoạt động 2: TÌM HIỂU THƯ MỤC (tiết 2)

* Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số - Thời gian: 1 phút

* Kiểm tra bài cũ: không

* Bài mới:

36

Hoạt động 1/Khởi động

Thời gian: 4 phút

(1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu về thư mục và quản lí tệp. (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp

(3) Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cả lớp

(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính,…

(5) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về thư mục và quản lí tệp.

Nội dung hoạt động

* GV chiếu một thư mục chứa thư mục và tệp trong máy tính để tạo nhu cầu tìm hiểu về thư mục và quản lí tệp.

hôm nay.

Hoạt động 2/ Hình thành kiến thức

Thời gian: 15 phút

(1) Mục tiêu:

- HS hiểu cấu trúc cây thư mục, hiểu khái niệm đường dẫn. - HS chỉ được đường dẫn của tệp/thư mục.

(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật tia chớp, Kỹ thuật đọc tích cực. (3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu,…

(4) Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, theo cặp, cả lớp (5) Sản phẩm:

- HS hiểu cấu trúc cây thư mục, hiểu khái niệm đường dẫn. - HS chỉ được đường dẫn của tệp/thư mục.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV

- GV hỏi:

Câu hỏi 9: Cấu trúc cây thư mục như thế nào?

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy và học CHỦ đề “tệp và QUẢN lí tệp” THEO PHƯƠNG PHÁP và kỹ THUẬT tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG tự học của học SINH (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w