Đối với giáo viên

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy môn thể thao theo sở thích của học sinh, giúp học sinh học tập tích cực hơn trong giờ thể thao tự chọn (Trang 43)

III BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Các giải pháp chủ yếu

1.1. Đối với giáo viên

Trong giảng dạy môn thể dục nói chung và giờ thể thao tự chọn nói riêng, để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện nắm vững nội dung bài học, thực hiện động tác một cách chính xác, không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản, tập luyện qua loa. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những phương pháp thiết yếu sau:

- Trước hết giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tập làm mẫu từng động tác, thao tác thật nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. - Tìm hiểu thực trạng thể lực của học sinh thông qua kiểm tra đánh giá đầu năm, để nắm được tình trạng sức khỏe của học sinh mà có những phương pháp giảng dạy cho phù hợp.

25

Hình 1: Phương pháp đo mạch kiểm tra sức khỏe sau khi vận động

- Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu, không nên làm mẫu, giảng giải quá dài chiếm mất nhiều thời gian cần thiết để học sinh tập luyện. Ngoài ra có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ minh họa để làm tăng sự chú ý trong học sinh.

- Áp dụng nhiều biện pháp để giảng dạy với nội dung phong phú và phù hợp với mục đích của các giờ dạy thể thao tự chọn. Đặc biệt để giờ học không quá căng thẳng mà vui tươi nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao về giáo dục, về rèn luyện sức khỏe, thể lực học sinh.

- Giáo viên không được để việc giảng dạy giờ thể thao tự chọn bị hạn chế trong phạm vi kỹ thuật đơn thuần, chỉ chú trọng nắm hình thức động tác mà không huấn luyện thể lực cần thiết cũng không được hướng công tác giảng dạy chủ yếu vào việc nâng cao thành tích thể thao. Bởi vì thành tích thể thao có được phải là kết quả tự nhiên của công tác giảng dạy.

- Khi giảng dạy giờ thể thao tự chọn cần xác định rõ các thành phần kỹ thuật chủ yếu. Để nắm được kỹ thuật các động tác, cần có những bài tập bổ trợ chuyên môn. Cần có kế hoạch sắp xếp, phân phối các bài tập này trong chương trình giảng dạy cả năm.

- Để làm cho học sinh tích cực và tự giác học tập cần phải có các yêu cầu: Nhiệm vụ đề ra rõ ràng và dễ hiểu, độ khó phải phù hợp với khả năng thực tế của học sinh, giảng giải phải ngắn gọn rõ ràng và có mục đích. Khi học sinh tập luyện, những nhận xét bổ sung và động viên kịp thời của giáo viên là một trong những điều kiện đảm bảo phát huy tính tự giác tích cực của học sinh. Sự tích cực của học sinh có thể còn cao hơn nếu như độ khó của bài tập được tăng dần một cách hợp lý từ bài này qua bài khác làm cho học sinh tiến dần tới đích sau từng nhiệm vụ mới.

- Việc sử dụng dụng cụ, số lần lặp lại, nhịp điệu và tốc độ thực hiện bài tập phù hợp với khả năng của học sinh là những điều giáo viên phải nắm chắc vì nó quyết định đến chất lượng bài học.

26

Ví dụ: Khi dạy bóng đá cần tách riêng giữa nam, nữ và chia học sinh thành những nhóm đồng đều về thể lực và chuyên môn. Bởi vì nếu không phân chia một số học sinh sẽ không hứng thú còn số khác sẽ khó tập.

- Trong quá trình giảng dạy, điều quan trọng là giáo viên phải nắm được các phương pháp truyền thụ kỹ thuật động tác.

* Phương pháp thứ nhất là đi từ các chi tiết đến toàn bộ: thường sử dụng ở giai đoạn luyện tập ban đầu.

Ví dụ: Khi giảng dạy kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, dẫn bóng bằng lòng bàn chân, giáo viên cho học sinh tập luyện từng kỹ thuật động tác sau đó cho các em dẫn bóng và đá bóng bằng lòng bàn chân.

* Phương pháp thứ hai là nắm các chi tiết kỹ thuật trên cơ sở thực hiện lặp lại toàn bộ động tác đang học.

Ví dụ: Giáo viên thực hiện động tác mẫu lặp lại nhiều lần để học sinh nắm bắt các chi tiết kỹ thuật động tác.

* Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp sau:

. Phương pháp tập luyện nguyên vẹn: Sử dụng khi việc chia nhỏ động tác gây ra những biến đổi lớn cấu trúc của nó.

. Tập theo các phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu tạo tình huống cho học sinh tự quản, tự đánh giá và tham gia đánh giá để nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: trong giảng dạy sử dụng phương pháp này để kích thích sự hứng thú và phát huy tính tích cực tập luyện của học sinh. Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, từng nội dung có thể cho các tổ thi đua với nhau, việc nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện trong các em học sinh. Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay.

Ví dụ: Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu nhàm chán, mệt mỏi thì giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú và trạng thái vui tươi. Có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ (bắt khỉ) và cho các nhóm thi đấu với nhau.

. Phương pháp sử dụng lời nói: Dùng lời nói để cung cấp kiến thức, kích thích tư duy ra nhiệm vụ. Điều khiển, đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người tập. Các phương pháp sử dụng lời nói như:

Kể chuyện theo kiểu dạy học, trao đổi thảo luận Hướng dẫn, giải thích quy tắc thực hiện bài tập Chỉ thị và hiệu lệnh

Đánh giá kết quả bằng lời nói

Báo cáo bằng miệng và giải thích lẫn nhau 27

. Phương pháp trực quan: Nhờ hoạt động của tất cả các giác quan để tạo được sự liên hệ với hiện thực xung quanh. Để bảo đảm tính trực quan ta sử dụng nhóm các phương pháp sau:

Giáo viên thị phạm động tác

Biểu diễn bằng tài liệu trực quan: Sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ… Biểu diễn bằng mô hình, dụng cụ và sa bàn

Biểu diễn hình ảnh bằng phim và băng từ ghi hình ảnh thực hiện bài tập.

. Phương pháp phân nhóm tập luyện

Hình 3: Đội hình phân nhóm tập luyện 1.2. Đối với học sinh:

- Phải tích cực, tự giác, chủ động và nghiêm túc chấp hành sự hướng dẫn của giáo viên hoặc cán sự bộ môn trong tập luyện.

- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống và tự giác tập luyện thêm ở nhà.

- Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật động tác.

2. Tổ chức, triển khai thực hiện:

- Tổ GDCD-TD-QP khảo sát số môn học sinh chọn và số lượng học sinh chọn từng môn, sau đó tham mưu với Ban giám hiệu sắp thời khóa biểu sao cho các buổi có học sinh học tương đối đều các môn.

- Trước khi lên lớp giảng dạy, giáo viên căn cứ vào thể trạng, sức khỏe, tỷ lệ nam, nữ của học sinh từng môn học cũng như cơ sở vật chất, dụng cụ giảng dạy để tiến hành soạn giáo án trong đó áp dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng và từng môn.

28

- Giáo viên căn cứ vào phân phối chương trình để xây dựng cấu trúc bài giảng sao cho phù hợp và khoa học. Phát huy được tính tự giác, tích cực tập luyện gây sự hứng thú cho học sinh để mang lại hiệu quả giảng dạy cao hơn.

Ví dụ: Khi giảng dạy kỹ thuật mới thì việc giới thiệu các động tác vận động, làm mẫu động tác, phân tích kỹ thuật động tác và sử dụng các bài tập bổ trợ chiếm vị trí chủ yếu và phần lớn áp dụng phương pháp tập luyện tập thể. Còn trong giờ học hoàn thiện kỹ thuật chủ yếu dành thời gian áp dụng các bài tập cần thiết và tập luyện lặp lại nhiều lần, chủ yếu áp dụng phương pháp phân nhóm tập luyện, thi đấu tập, giáo viên quan sát sữa sai.

- Giáo viên phân loại các bài tập bổ trợ động tác để hướng dẫn học sinh tự học. Sau mỗi tiết học phải luôn giao bài tập về nhà cho học sinh, để các em tự giác tập luyện ở nhà và chuẩn bị bài mới ở tiết học sau. Khi kết thúc một chủ đề nhất định giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá để xem mức độ nắm động tác của học sinh.

- Tổ chức soạn giảng theo đề tài trọng tâm đổi mới khâu hướng dẫn tự học.

- So sánh và đánh giá kết quả thực hiện đề tài

3. Kết quả đạt được:

- Chất lượng thể lực của học sinh được nâng lên. Do đó kết quả học tập môn thể dục có nhiều chuyển biến.

- Đa số học sinh đều hứng thú và tích cực luyện tập trong giờ thể thao tự

chọn.

- Đạt được một số thành tích khi tham gia Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Tiền Giang lần IX-2016 (Bơi lội: 3 HCV, 1 HCĐ; Bóng rổ: 1 HCĐ; Cầu lông: 1 HCB, 2 HCĐ).

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:

Sau thời gian áp dụng phương pháp trên chúng tôi thấy đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học mà mình chọn, cụ thể là tất cả học sinh rất ham thích đến giờ học thể thao tự chọn, các em thường mong đợi đến tiết học này. Đồng thời, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ không tốt, các em đã nắm được nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần, ý thức tổ chức kỷ luật, đó là cơ sở để các em bước vào lớp với bản lĩnh hơn, tự tin hơn và tiến xa hơn.

Việc giảng dạy môn thể thao theo sở thích của học sinh đã góp phần nâng cao thể lực và ý thức rèn luyện, luyện tập của học sinh. Phát huy được tính tự giác, tích cực và sáng tạo trong tập luyện, khả năng hình thành kĩ thuật động tác của học sinh có chất lượng hơn, kiến thức và khả năng thực hiện động tác được nâng lên một mức đáng kể. Tạo cho học sinh ý thức tự quản, ý chí vươn lên

trong học tập. Kết quả học tập của học sinh là thước đo năng lực sư phạm của người giáo viên. Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải tự trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp giảng dạy, tổ chức giảng dạy phù hợp, khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục thể chất ngày càng phát triển.

2. Kiến nghị:

Theo nội dung cũng như yêu cầu của phương pháp tổ chức giảng dạy mới hiện nay. Tôi thấy điều kiện sân bãi của trường cũng như trang thiết bị khá đầy đủ và hiện đại nhưng một số môn các em muốn tập thì gặp nhiều khó khăn như Bóng rổ, Bóng bàn, bóng chuyền. Vì thế kiến nghị nhà trường và các cơ quan chức năng cần trang bị thêm thiết bị, dụng cụ, sân tập để các em có điều kiện tập luyện tốt nhất.

Đề tài này chỉ là một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy. Vì khả năng của bản thân còn hạn chế và thời gian không dài nên không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Giáo dục và Đào Tạo: Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục sức khỏe phát triển và bồi dưỡng nhân tài thể thao HS, SV trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995 – 2000 đến năm 2005 (tháng 1/1995).

30

2. Chuẩn kiến thức môn Thể dục THPT.

3.. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (1999),

Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn – “Lý luận và phương pháp TDTT” NXB TDTT Hà Nội 2000.

5. Hướng dẫn giảng dạy TDTT trường phổ thông cấp ba, NXB TDTT, 1977.

6. Sách giáo viên 10, 11, 12 Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 10, 11, 12 Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Tài liệu từ Internet.

MỤC LỤC

Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ ………..…….…..… 1

1. Tính cấp thiết của vấn đề, lý do chọn đề tài ………..……….. 1

2. Mục đích nghiên cứu

………... 2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………..

………... 2

4.Phương pháp nghiên cứu ……….………….……….….…. 2

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………...………... 3

1. Cơ sở pháp lý ……….. 3 2. Cơ sở lý thuận ……….… 4 3. Thực trạng ………. ……….…. 6 3.1. Năm học 2014 - 2015 ………. ………... 6 3.2. Năm học 2015 - 2016………..…………..……….……. ……….... 14

III BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ….... 25

1. Các giải pháp chủ yếu ………...

………. 25

1.1. Đối với giáo viên ………....

………… 25

1.2. Đối với học sinh ………..

………... 28

2. Tổ chức, triển khai thực hiện ………...….. 28

3.Kết quả đạt được ……..……….…. 29

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………..

29 1. Kết luận ……… 29

2. Kiến nghị ………..….… 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….….… 31

PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP ... ... ... ... 32 download by : skknchat@gmail.com

... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... .

... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... . ... 33 download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) dạy môn thể thao theo sở thích của học sinh, giúp học sinh học tập tích cực hơn trong giờ thể thao tự chọn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w