7. Kết cấu của luận án
2.1. Khái niệm, đặc điểm người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
2.1. Khái niệm, đặc điểm người đại diện của đương sự trong tố tụngdân sự dân sự
2.1.1. Khái niệm người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
Để hiểu rõ khái niệm “người đại diện của đương sự trong TTDS Việt Nam” cần làm rõ một số khái niệm liên quan như: TTDS, đương sự trong TTDS, đại diện.
- Quan niệm về TTDS:
Theo Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thì TTDS là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét giải quyết vụ án và thi hành án dân sự 9. Giáo trình Luật TTDS của trường Đại học Luật Hà Nội cũng có quan điểm tương tự: "Trong khoa học pháp lý, trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là TTDS"10. Với quan niệm này thì TTDS bao gồm cả trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, quan điểm khác lại cho rằng, TTDS chỉ bao gồm trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại toà án mà không bao gồm thủ tục thi hành án dân sự. Tố tụng là quá trình tiến hành giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật; quá trình này trải qua nhiều giai đoạn nhưng các giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau trong thể thống nhất và xét xử là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng cho nên bản án, quyết định của toà án là kết quả cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của quá trình tố tụng.11
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS không luận giải về vấn đề thi hành án dân sự có phải là một giai đoạn của TTDS hay không, cũng không nghiên cứu về người đại diện của đương sự trong thi hành án dân sự mà chỉ nghiên cứu về người đại diện của đương sự trong quá trình tố tụng diễn ra tại Tòa án. Theo đó, TTDS trong phạm vi nghiên cứu của luận án là quá trình giải
9Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr785
10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật TTDS, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr.11
quyết tranh chấp, yêu cầu dân sự tại tòa án. Quá trình này bắt đầu từ khi Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và kết thúc khi Tòa án giải quyết xong vụ việc (khi bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành và không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm hay kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm).
Ở Việt Nam, trước BLTTDS năm 2004, thủ tục TTDS được quy định tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (viết tắt là PLTTGQCVADS), theo đó, TTDS là trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (theo nghĩa hẹp), các vụ án về HN&GĐ tại tòa án. Thủ tục TTDS được phân biệt với thủ tục tố tụng kinh tế (thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế) được quy định tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 (viết tắt là PLTTGQCVAKT) và thủ tục lao động (thủ tục giải quyết các vụ án lao động) được quy định tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 (viết tắt là PLTTGQCTCLĐ). BLTTDS năm 2004 đã nhập các thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, vụ việc HN&GĐ, vụ việc kinh doanh, thương mại, vụ việc lao động thành một thủ tục chung, gọi là thủ tục TTDS (thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng), bao gồm thủ tục giải quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự.
- Quan niệm về đương sự trong TTDS:
Trong khoa học pháp lý, đương sự được hiểu là “cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình”12.
Trong lĩnh vực dân sự, quyền, lợi ích của các bên được xem như là tiền đề dẫn đến tranh chấp dân sự. Tranh chấp pháp lý sẽ không thể xuất hiện, nếu không có yêu cầu khởi kiện của các bên13. Khởi kiện là hành vi đầu tiên của các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS, là cơ sở
pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật TTDS14. Việc xem xét, thụ lý yêu cầu khởi kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức chính là sự bảo đảm của nhà nước đối với việc thực hiện các quyền dân sự của các chủ thể đã được pháp luật ghi 12 Từ điển thuật ngữ Luật học (1999),(Luật Dân sự, Luật HN&GĐ, Luật TTDS), trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, tr 194.
13 Cambridge Studies in International and Comparative law (2000), On Civil Procedure, J.A.Jolowicz; p70.
14 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; tr 241.
nhận15. Kể từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình TTDS và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự trở thành những người tham gia TTDS và được gọi là đương sự. Hay nói cách khác, đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự được tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. Quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các đương sự chính là đối tượng mà Tòa án xem xét, giải quyết. Thông thường, các đương sự tham gia vào quá trình tòa án giải quyết các vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, có một số chủ thể không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung, họ không có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan trực tiếp tới vụ việc cụ thể đang được giải quyết. Tuy nhiên, xuất phát từ chức năng của mình, các cơ quan, tổ chức này có thẩm quyền và trách nhiệm đứng ra khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, lợi ích của những người yếu thế trong xã hội. Bản chất việc khởi kiện của những chủ thể này là khởi kiện vì lợi ích chung của toàn xã hội và bảo vệ lợi ích của những người yếu thế. Trong những trường hợp này, pháp luật TTDS của một số nước và Việt Nam xác định tư cách tố tụng của các chủ thể khởi kiện vì lợi ích chung là nguyên đơn trong vụ án dân sự16. Do đó, có thể thấy, đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu, địa vị pháp lý của đương sự trong vụ việc dân sự mà đương sự có các tư cách pháp lý khác nhau, bao gồm: đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự. Trong đó, đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Đương sự trong việc dân sự bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Quan niệm về đại diện:
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “đại diện là sự thay mặt cho cá nhân, tập thể”17. Theo Từ điển Luật học thì “đại diện là việc một người, một cơ quan, tổ
15 Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội; tr20.
16 Khoản 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015.
chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Người đại diện là người nhân danh và vì các lợi ích của một người khác xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện”18. Với cách hiểu này thì đại diện là một quan hệ pháp luật, trong đó có hai bên chủ thể là người đại diện và người được đại diện, nội dung của quan hệ này là người được đại diện sẽ nhân danh người đại diện để thực hiện một công việc nhất định không vi phạm điều pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Trong lĩnh vực dân sự, người đại diện không phải là người thế quyền của người được đại diện mà chỉ là người “đóng thế” đương sự, thực hiện thay đương sự các quyền và nghĩa vụ của người được đại diện. Sự xuất hiện của người đại diện không làm chấm dứt mối quan hệ giữa người được đại diện và người thứ ba.
Pháp luật dân sự của các nước trên thế giới có nhiều cách hiểu và định nghĩa về đại diện khác nhau. Pháp luật Anh giải thích thuật ngữ đại diện
“agency” được sử dụng để chỉ mối quan hệ tồn tại khi một người có thẩm quyền hoặc năng lực để tạo lập mối quan hệ pháp lý giữa một người giữ vai trò là người được đại diện và người thứ ba. Và nó được giải thích thêm là quan hệ đại diện xuất hiện bất kỳ khi nào một người, được gọi là người đại diện “agent”, có thẩm quyền hành động nhân danh người khác, được gọi là người được đại diện “principal”, và bằng lòng hành động như vậy. Tương tự, Luận thuyết về đại diện (lần thứ hai) của Hoa Kỳ định nghĩa: Đại diện là quan hệ ủy thác phát sinh từ việc biểu lộ sự ưng thuận bởi một người với một người khác mà người sau này hành động nhân danh và phụ thuộc vào sự kiểm soát của người trước và sự ưng thuận bởi người sau hành động như vậy. Theo pháp luật Hoa Kỳ, chế định đại diện có đặc điểm sau: Thứ nhất, là một quan hệ ưng thuận mà trong đó người đại diện đồng ý hay ít nhất bằng lòng hành động dưới sự chỉ dẫn hay kiểm soát của người được đại diện; Thứ hai, là một quan hệ ủy thác mà theo đó người đại diện đồng ý hành động cho và nhân danh người được đại diện19. Như vậy, đại diện trong dân sự là việc người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
18 Bộ Tư Pháp - Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr .225.
19 Ngô Huy Cương (2009), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật So sánh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4/2009.
- Khái niệm về đại diện trong TTDS:
Quan hệ đại diện trong TTDS xuất hiện do nhu cầu từ thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự. Trong TTDS, đối với cá nhân, trong một số trường hợp, vì các lý do và hoàn cảnh khác nhau không thể trực tiếp tham gia tố tụng nên cần thiết phải có người thay mặt họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Qua nghiên cứu cho thấy, các nước theo hệ thống common law chủ yếu quy định về đại diện do tòa án chỉ định cho trẻ em và người khuyết tật hoặc mất NLHVDS, tên gọi cũng khác nhau, ở Anh gọi là “litigation friend”, ở Mỹ gọi là “guardian ad litem”, ở Úc gọi là “litigation representative”, “case guardian”....
“Litigation friend” là người được tòa án chỉ định, đóng vai trò là người đại diện cho đương sự hoặc người giám hộ trẻ em, người khuyết tật không có ai khác bảo vệ quyền lợi cho họ; “litigation friend” cũng có thể được kêu gọi can thiệp và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Anh ta có thể được bổ nhiệm ủy thác tư pháp trong các thủ tục tố tụng liên quan đến tranh chấp...20. Thuật ngữ “litigation friend” cũng được sử dụng trong luật để chỉ sự chỉ định của tòa án đối với một bên để thay mặt cho một bên khác như trẻ em hoặc người lớn mất năng lực, người được coi là không có khả năng đại diện cho mình. Một cá nhân hoạt động trong khả năng này thường được gọi là người đại diện trong các thủ tục tố tụng đó; ở Scotland, “guardian ad litem” là thuật ngữ tương đương. Thuật ngữ này không còn được sử dụng ở Anh và xứ Wales kể từ khi sửa đổi Đạo luật Trẻ em năm 1989, thay vào đó đã thiết lập vai trò của “child guardian” - người đại diện cho trẻ em. Chính xác hơn, thuật ngữ " guardian ad litem" vẫn được sử dụng trong tố tụng Luật tư nhân theo quy tắc 9.5 nhưng chỉ có ở đó. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, khi bắt đầu dựa trên hệ thống pháp luật tiếng Anh, tiếp tục sử dụng thuật ngữ "guardian ad lite " và "attorney ad litem". Hệ thống pháp lý tại Cộng hòa Ireland cũng sử dụng thuật ngữ “guardian ad litem”. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong vụ kiện tài sản, trong đó một người có thể được chỉ định tham gia tố tụng thay mặt cho người nhận di sản trong thủ tục tố tụng tại tòa án, khi người nhận di sản không thể hoặc không muốn tham gia tố tụng.21
Một người có thể được chỉ định làm người đại diện cho đương sự để đưa ra quyết định về một vụ kiện ở tòa án cho một người trưởng thành thiếu năng lực 20 www.oxfordreference.com/search?q=litigation friend
hành vi để quản lý vụ án của chính họ dù có/không có luật sư hoặc cho trẻ em dưới 18 tuổi trong bất kỳ vụ án dân sự, vụ án liên quan đến gia đình. Một người có thể đăng ký để trở thành người đại diện của đương sự hoặc được tòa án chỉ định nếu có người liên quan tới vụ án yêu cầu chỉ định người đại diện cho đương sự trong vụ án. Tòa án sẽ kiểm tra xem người đó có phù hợp để trở thành người đại diện cho đương sự hay không? Tòa án có thể chỉ định người đại diện ngay khi vụ án bắt đầu hoặc bất cứ thời điểm nào của quá trình tố tụng. Khi không có ai phù hợp, sẵn sàng và có thể trở thành người đại diện của đương sự, tòa án có thể yêu cầu luật sư chính thức tham gia tố tụng. Khi người được đại diện đủ 18 tuổi hoặc một người trưởng thành phục hồi NLHVDS, người đại diện của đương sự có thể nộp đơn để chấm dứt tư cách người đại diện. Bên cạnh đó, người đại diện của đương sự có thể được thay thế bởi tòa án nếu người đó không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Người đại diện của đương sự sẽ thay mặt đương sự tham gia tố tụng22. Đối với đại diện của pháp nhân và đại diện theo ủy quyền thì thông thường các nước theo hệ thống common law sẽ do luật sư vừa làm đại diện cho đương sự vừa bảo vệ cho đương sự chứ không tách thành hai tư cách tố tụng là người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như trong TTDS của Việt Nam.
BLTTDS của Liên bang Nga năm 2003 quy định công dân có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện tham gia tố tụng. Việc tham gia tố tụng của người đại diện không cản trở việc tham gia tố tụng của đương sự. Người đại diện trong TTDS bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện theo pháp luật là người bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của người không có NLHVDS hoặc người bị hạn chế NLHVDS, là người nhân danh đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS của đương sự. Người đại diện theo ủy quyền là người tham gia TTDS trên cơ sở văn bản ủy quyền và có các quyền, nghĩa vụ trong phạm vi ủy quyền. Tòa án chỉ định luật sư làm người đại diện cho bị đơn trong trường hợp bị đơn không có người đại diện, không rõ