Định hướng nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (Luận án Tiến sĩ) (Trang 37 - 42)

7. Kết cấu của luận án

1.4. Định hướng nghiên cứu của luận án

Kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu trên đây, luận án nghiên cứu về người đại diện của đương sự trong TTDS Việt Nam một cách sâu sắc, đầy đủ và toàn diện bảo đảm tính khoa học và tính hệ thống với những câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và kết luận sơ bộ một số vấn đề, thông qua 07 (bảy) câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1.4.1. Những vấn đề lý luận về người đại diện của đương sự trong TTDS Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu 1: Khái niệm, đặc điểm của người đại diện của đương sự trong TTDS? Mối quan hệ giữa đương sự - người đại diện của đương sự - Tòa án trong TTDS?

Giả thuyết nghiên cứu 1: Khái niệm, đặc điểm của người đại diện của đương sự trong TTDS đã được nêu ra trong một số công trình nghiên cứu có liên quan song vẫn chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, vẫn còn có một số quan điểm tiếp cận, nghiên cứu khác nhau.

Kết quả nghiên cứu 1: NCS sẽ luận giải rõ hơn khái niệm, đặc điểm của người đại diện của đương sự trong TTDS. Luận giải cơ sở khoa học của mối quan hệ giữa đương sự - người đại diện của đương sự - Tòa án trong TTDS.

Câu hỏi nghiên cứu 2: Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện của đương sự trong TTDS?

Giả thuyết nghiên cứu 2: Cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện của đương sự trong TTDS đã được nêu ra trong một số công

trình nghiên cứu có liên quan. Tuy nhiên, cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về người đại diện của đương sự trong TTDS vẫn chưa được luận giải cụ thể trên cơ sở các lý thuyết đã được thế giới thừa nhận.

Kết quả nghiên cứu 2: NCS sẽ luận giải để làm rõ cơ sở khoa học của việc quy định về người đại diện theo pháp luật trong TTDS dựa trên các học thuyết đã được thế giới thừa nhận như: Học thuyết bảo đảm quyền tiếp cận công lý, học thuyết về tự do ý chí, học thuyết về bảo đảm công bằng xã hội và học thuyết về nhà nước và pháp luật.

Câu hỏi nghiên cứu 3: Nội dung pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS?

Giả thuyết nghiên cứu 3: Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật nước ngoài và pháp luật TTDS Việt Nam về người đại diện của đương sự, luận án sẽ chỉ ra những nội dung pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS.

Kết quả nghiên cứu 3: Luận án sẽ chỉ ra những nội dung pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS như: Xác định người đại diện của đương sự trong TTDS, căn cứ phát sinh, phạm vi tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện của đương sự trong TTDS, chấm dứt đại diện và hậu quả của chấm dứt đại diện trong TTDS.

1.4.2. Những vấn đề về thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực trạng pháp luật về người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS Việt Nam và thực tiễn thực hiện, bao gồm các nội dung về xác định người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS, phạm vi tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ tố tụng, chấm dứt và hậu quả chấm dứt người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS ?

Giả thuyết nghiên cứu 4: Luận án sẽ đánh giá toàn diện quy định của BLTTDS năm 2015, BLDS năm 2015, Luật HN&GĐ năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan và thực tiễn thực hiện về người đại diện theo pháp luật của đương sự trong TTDS.

Kết quả nghiên cứu 4: Luận văn sẽ chỉ ra những điểm mới và những điểm còn hạn chế bất cập của pháp luật hiện hành về người đại diện của đương sự trong TTDS, đặc biệt là xác định người đại diện cho người chưa thành niên, đại diện cho

hộ gia đình, dòng họ đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai, đại diện cho người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi; xác định phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo pháp luật đối với phần về tài sản trong vụ án ly hôn và các tranh chấp về tài sản gắn liền với nhân thân khác gắn liền với tài sản; chỉ ra những điểm còn hạn chế bất cập của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong TTDS, đặc biệt là quyền hòa giải trong vụ án ly hôn; chỉ ra những điểm còn hạn chế bất cập của pháp luật về chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý đối với người đại diện theo pháp luật trong TTDS.

Câu hỏi nghiên cứu 5: Thực trạng pháp luật về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS Việt Nam và thực tiễn thực hiện, bao gồm các nội dung về xác định người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS, phạm vi tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ tố tụng, chấm dứt và hậu quả chấm dứt người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS ?

Giả thuyết nghiên cứu 5: Luận án sẽ đánh giá toàn diện quy định của BLTTDS

năm 2015, BLDS năm 2015, Luật HN&GĐ năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan và thực tiễn thực hiện về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong TTDS.

Kết quả nghiên cứu 5: Luận văn sẽ chỉ ra những điểm mới và những điểm còn hạn chế bất cập của pháp luật hiện hành về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS, đặc biệt là các hình thức ủy quyền như giấy ủy quyền, ủy quyền thường xuyên và ủy quyền theo vụ việc trong doanh nghiệp; chỉ ra những điểm còn hạn chế bất cập của pháp luật về người đại diện theo pháp luật trong TTDS, đặc biệt là xác định phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện theo ủy quyền đối với các vụ án liên quan đến quyền nhân thân như các vụ án về HN&GĐ, đối với phần về tài sản trong vụ án ly hôn và các tranh chấp về tài sản gắn liền với nhân thân khác gắn liền với tài sản, các việc tuyên bố mất tích hoặc đã chết, tuyên bố một người là mất hoặc hạn chế NLHVDS, tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi; chỉ ra những điểm còn hạn chế bất cập của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền trong TTDS và về mối liên hệ giữa việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đương sự và người đại diện theo ủy quyền trong quá trình TTDS; chỉ ra những điểm còn hạn chế bất cập của pháp luật về chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý đối với người đại diện theo ủy quyền trong TTDS.

1.4.3. Những vấn đề về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu 6: Định hướng hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS Việt Nam?

Giả thuyết nghiên cứu 6: Trên cơ sở tiếp thu các kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố, nghiên cứu nội dung chương 1, 2, 3 và mục 4.1 Chương 4, luận án sẽ luận giải định hướng hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu 6: Định hướng hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS Việt Nam phải giải quyết được các vấn đề như: Pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi giữa các quy định của pháp luật TTDS với pháp luật nội dung như BLDS năm 2015, Luật HN&GĐ, Luật Doanh nghiệp; Pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS phải bảo đảm việc bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS phải giải quyết được mối quan hệ giữa đương sự - người đại diện của đương sự - Tòa án trong quá trình TTDS; Pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS phải khắc phục được những hạn chế, bất cập của pháp luật TTDS và những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS.

Câu hỏi nghiên cứu 7: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS Việt Nam?

Giả thuyết nghiên cứu 7: Luận án nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS trên cơ sở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về người đại diện của đương sự trong TTDS, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS.

Kết quả nghiên cứu 7: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong TTDS Việt Nam tập trung vào những vấn đề như: Hoàn thiện pháp luật về xác định người đại diện của đương sự trong TTDS, phạm vi tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện của đương sự trong TTDS, về hình thức ủy quyền và những trường hợp không được làm người đại diện của đương sự trong TTDS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thời gian qua, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật TTDS Việt Nam nói riêng đã có những bước hoàn thiện đáng kể. Sự phát triển có thể thấy rõ từ PLTTGQCVADS năm 1989 đến BLTTDS năm 2004, BLTTDS sửa đổi năm 2011 và mới nhất là BLTTDS năm 2015.

Qua các văn bản luật, các vấn đề được điều chỉnh ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ xã hội, trong đó có vấn đề về người đại diện của đương sự. Chế định đại diện từ những quy định khái quát ở BLTTDS năm 2004 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 và mới nhất là ở BLTTDS năm 2015.

Mặc dù những nghiên cứu về người đại diện của đương sự trong TTDS chưa thực sự nhiều nhưng cũng đã có những kết quả nhất định về mặt lý luận, thực trạng và thực tiễn thực hiện. Qua việc nghiên cứu tổng quát về người đại diện của đương sự trong TTDS nói chung và TTDS Việt Nam nói riêng cho thấy vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động đại diện đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ việc dân sự.

Quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về vấn đề người đại diện của đương sự trong TTDS đã ngày càng bắt kịp xu thế và sự phát triển của xã hội nhưng cũng còn những vướng mắc, bất cập cần hoàn thiện. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về các vấn đề lý luận liên quan đến người đại diện của đương sự trong TTDS cũng như nghiên cứu thực trạng, thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới vấn đề này vẫn rất cần thiết làm tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện các chế định pháp luật.

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

Một phần của tài liệu NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (Luận án Tiến sĩ) (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w