- Sử dụng toán quần thể hoặc toán xác suất để giải quyết vấn đề
A. B C D.
7.2.2. Kết quả thực nghiệm
Trong thực tế giảng dạy, để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến, tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 2 lớp 12 tại trường THPT Trần Hưng Đạo
+) Lớp thực nghiệm : 12A6 +) Lớp đối chứng : 12A1
Cách tiến hành như sau: Lớp 12A1 không được áp dụng phương pháp giải bài tập di truyền học người, lớp 12A6 được áp dụng phương pháp. Đây là 2 lớp học sinh có nhận thức tương đối đồng đều, đa số học sinh ngoan và có ý thức học. Sau khi dạy xong ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, để đánh giá kết quả giảng dạy tôi đã cho 2 lớp làm đề kiểm tra 15 phút và thu được kết quả như sau: Lớp
Thực nghiệm (12A6)
Đối chứng (12A1)
Qua kết quả thực nghiệm và quan sát trong giờ học tôi nhận thấy :
+Lớp đối chứng là lớp 12A1, trình độ học sinh tương đương với lớp dạy thử nghiệm, nhưng không áp dụng phương pháp giải bài tập di truyền người, các em vẫn nắm vững kiến thức lí thuyết cơ bản nhưng còn kĩ năng giải bài tập chưa cao.
+Trong quá trình sử dụng phương pháp giải bài tập di truyền học người dạy học một số tiết ôn luyện kiến thức chuẩn bị cho kì thi THPTQG ở lớp 12A6 tại trường THPT Trần Hưng Đạo tôi nhận thấy, trong các tiết học này học sinh rất hứng thú và tích cực hoạt động, học sinh có cơ hội trao đổi kiến thức trong nhóm để hoàn thành yêu cầu của từng dạng bài tập, công tác độc lập nghiên cứu cũng tăng lên, nắm chắc về lí thuyết và có được những kĩ năng giải các bài tập di truyền học người qua đó đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng 12A1
Trong điều kiện cho phép, đề tài chỉ xây dựng một số phương pháp điển hình dùng trong dạy học một số bài tập thuộc phần di truyền học người. Với số lượng phương pháp giải các dạng bài tập ở trên việc sử dụng phương pháp này vào trong quá trình dạy và học ở phần kiến thức bài tập di truyền học người là rất cần thiết và đem lại hiệu quả dạy học cao. Với những giá trị của việc sử
dụng phương pháp giải một số dạng bài tập như đã trình bày, góp phần thay đổi cả phương pháp dạy của Thầy và phương pháp học của Trò, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục một cách toàn diện hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Để phát huy hết những giá trị của phương pháp giải các dạng bài tập di truyền học người, cần có sự quan tâm đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa của giáo viên và phải tăng cường các tiết dạy bài tập trong chương trình chính khoá, đảm bảo dung lượng thời gian để các em rèn luyện, hình thành kĩ năng, kĩ xảo.