- Mục b ý1 phần II (khái quát)
b. Đẩy mạnh chuẩn bị kháng chiến lâu dà
- Thực hiện đờng lối của Đảng và Chính phủ, cùng với cuộc chiến đấu nhằm tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị, quân và dân ta đã tranh thủ thời gian di chuyển các cơ quan Đảng, chính phủ, các đoàn thể quần chúng, cơ sở vật chất, tổ chức nhân dân tản c, chuyển cả nớc vào thời chiến và đồng thời xây dựng tiềm lực về mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Về công tác di chuyển, quân và dân ta đã khẩn trơng vận chuyển hàng vạn tấn máy móc, nguyên liệu, gạo, muối, vải từ những vùng địch có thể đánh chiếm về các khu an toàn. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu từ ngày toàn quốc kháng chiến, ta đã đa đ- ợc gần 40.000 tấn máy móc, nguyên vật liệu ra vùng căn cứ. Riêng ở Bắc Bộ, gần 2/3 số máy móc đã đợc chuyển lên căn cứ. Nhờ vậy, ta đã xây dựng đợc 57 cơ sở sản xuất đáp ứng nhu cầu kinh tế và quốc phòng. Các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận...đã di chuyển về căn cứ địa Việt Bắc an toàn vào đầu tháng 3 năm 1947.
- Cùng với việc di chuyển, thực hiện chủ trơng tiêu thổ kháng chiến của Đảng và Chính phủ, nhân dân ta đã phá hoại các cơ sở sản xuất, đờng xá, cầu cống, nhà cửa và các cơ sở vật chất khác để không cho thực dân Pháp lợi dụng.
- Về mặt kinh tế, để đảm bảo tiềm lực kinh tế cho cuộc kháng chiến lâu dài, Chính phủ chủ trơng bằng mọi cách không để cho sản xuất đình đốn đảm bảo nhu cầu ăn, mặc cho lực lợng vũ trang nhân dân. Chính phủ đã động viên, tổ chức toàn dân tăng gia sản xuất. Mọi giới, mọi ngành từ nông dân, công nhân, bộ đội, giáo viên, học sinh...Ai cũng có nghĩa vụ sản xuất lơng thực theo khẩu hiệu “Thực túc binh cờng”, “Ăn no đánh thắng”.
+ Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thông t giảm tô 25% đợc Chính phủ ban hành tháng 11/1945 là cơ sở pháp lý để nông dân tiếp tục đấu tranh với địa chủ phong kiến đạt kết quả bớc đầu. Ruộng đất của đế quốc và Việt gian đợc giao cho nông dân cày cấy. Các hình thức hợp tác giản đơn nh tổ đổi công, hợp công, vần công ra đời góp phần khắc phục việc thiếu nhân công bảo đảm thời vụ.
+ Song song với việc đẩy mạnh sản xuất là việc bảo vệ sản xuất, chống lại các hoạt động phá hoại sản xuất của địch. Bộ đội và dân quân du kích nhiều nơi đã chiến đấu chống địch để nhân dân thu hoạch mùa màng cất giấu thóc gạo.
+ Các ngành sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp đợc chú ý phát triển nhằm cung cấp các mặt hàng tối cần thiết cho đời sống của nhân dân và phục vụ lực lợng vũ trang nh vải, giấy, xà phòng, diêm....
- Về văn hoá - giáo dục, phong trào bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ tiếp tục đợc duy trì và phát triển. Các trờng tiểu học đợc xây dựng thu hút con em nhân dân lao động vào học. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, xây dựng đời sống mới cũng đợc chú trọng.