Tự nhận thức và tự mình hoàn thiện văn hóa đọc cho bản thân mỗi sinh viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Văn hóa đọc của sinh viên đại học (Trang 30 - 35)

3 Kỹ năng ứng xử với sách

3.7. Tự nhận thức và tự mình hoàn thiện văn hóa đọc cho bản thân mỗi sinh viên

tài liệu bên ngoài giáo trình

Bản thân các giảng viên ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản trong các giáo trình thì cần hướng dẫn sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khác liên quan. Việc ra đề thi kết thúc mỗi học phần hay bài tiểu luận nên lựa chọn những đề tài đòi hỏi sinh viên phải tìm và nghiên cứu nhiều tài liệu, như vậy vừa giúp sinh viên có điều kiện tìm hiểu sâu và rộng chuyên môn, vừa giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng khác như đọc, tổng hợp, phân tích, khả năng viết,…tránh tình trạng cho bài tập mà chỉ cần tìm hiểu trong giáo trình đã đủ.

3.7. Tự nhận thức và tự mình hoàn thiện văn hóa đọc cho bản thân mỗisinh viên sinh viên

Sau khi khảo sát phương pháp nâng cao văn hóa đọc cho bản thân sinh viên, thì nhóm chúng tôi thấy muốn đọc cuốn sách hiệu quả thì gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu đọc sách

Thường thì một người trước khi đọc sách sẽ có bốn lựa chọn sau: Chắc chắn sẽ không hiệu quả, để đọc thử xem, để đọc và làm thử xem, mình sẽ dốc toàn lực đọc, học và thực hành theo...Và tất nhiên nếu ngay từ đầu đã có lựa chọn 3 câu đầu thì sẽ không hoặc có rất ít hiệu quả, vì vậy hãy xác định thật nghiêm túc với quyển sách mà bạn lựa chọn đọc. Vì bạn đã đầu tư tiền bạc và thời gian cho nó thì ta phải thu lại được những kiến thức quý báu nhất. Lấy giấy viết ra viết mục tiêu đọc sách và dán vào đầu quyển sách theo mẫu sau:

- Tôi quyết tâm đọc hết quyển sách và thực hành theo nó - Tôi sẽ đọc hết quyển sách này trong … bao lâu

Bước 2: Chuẩn bị một quyển sách ghi chú

Bạn nên có một quyển sổ gọi là: Kho tàng kiến thức, nơi bạn có thể ghi lại những gì mình cho là tinh túy, là đặc sắc, hoặc những ví dụ minh họa mà bạn có thể dùng tới. Hãy biến kiến thức thành của mình thì nó mới ở bên bạn suốt đời được. Sổ kho tàng kiến thức này không phải là một quyển ghi chú bê i xì những từ ngữ trong sách, mà nó phải được viết ra từ những gì bạn hiểu, giọng văn và cách suy nghỉ của bạn.

Bước 3: Cách đọc sách

Có một sự thật rất buồn cười là mục đích của việc đọc sách thì câu trả lời chiếm 60% là cho mau buồn ngủ. Tại sao lại như vậy, đó là do thói quen đọc sách chậm của chúng ta, có phải các bạn đang đọc sách với tốc độ từng chữ một, từng chữ một, để kiểm tra các bạn thử bấm giờ xem tốc độ đọc của trong một phút được bao nhiêu từ. Nếu trong 200 – 250 từ trên phút tức là bạn đang đọc với tốc độ quá chậm rồi, và không buồn ngủ mới lạ. Hãy tưởng tượng khi chúng ta chạy xe với vận tốc 20 km/h thì chúng ta thường làm gì, có phải chúng ta có quyền thẩn thơ, suy nghỉ những chuyện khác. Nhưng khi vận tốc là 60 – 70 km/h có phải trong tâm trí lúc đó chỉ tập trung duy nhất cho một việc chạy xe không. Phương pháp để đọc nhanh. Đó là đọc từng cụm 5 -7 từ một lần mắt, vì mỗi lần mắt dừng lại sẽ mất ¼ giây. Nếu bạn đọc từng chữ một thì thời gian bạn phí phạm đi rất nhiều.

Vậy nên, mỗi sinh viên cần chú ý đến việc đọc, kể chuyện và tặng sách. Chủ động tìm nguồn sách hay và thông tin hữu ích để đọc. Cố gắng vượt thói quen “luời đọc” của mình, ít nhất 1 tháng đi hiệu sách 1 lần, mua ít nhất 1 cuốn sách hay mình thích. Đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi tuần. Luyện tập thói quen tặng sách hay cho người thân và cho trẻ em. Ngoài ra, mỗi sinh viên cần biết lựa chọn nội dung cần đọc; biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân; biết tiếp thu nội

dung đã đọc; biết vận dụng các kỹ thuật đọc như ghi chép, tóm tắt nội dung…; biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.

Tiểu kết chương 3

Như vậy, việc phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong các trường đại học nói chung và sinh viên lớp QLNN 17A nói riêng chính là một trong những hoạt động, điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy - học, giúp cho các giảng viên, sinh viên đến với sách, hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, học tập suốt đời của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội học tập - một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Dựa trên thực trạng văn hóa đọc của sinh viên lớp QLNN 17A trường HUHA, những giải pháp nêu trên không những là phương pháp mà còn có thể sử dụng nó như một công cụ giúp ích cho sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu để đạt kết quả cao hơn.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên lớp QLNN 17A trường HUHA, nhóm chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Văn hóa đọc có ý nghĩa to lớn và thiết thực. Nhờ văn hóa đọc người sinh viên lĩnh hội được tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, phát triển tư duy và hoàn thiện bản thân theo hướng phát triển con người.

2. Thực trạng đọc sách của giới trẻ hiện nay rất hạn chế: lười đọc sách, nghiện các trò giải trí, đọc sách chưa đúng cách, đúng phương pháp… Tình trạng lười đọc sách không chỉ diến ra ở sinh viên mà ở tất cả các thành phần, lứa tuổi ngày một tăng trong khi xã hội đang rất cần tri thức. Hiện tượng này xảy ra đồng nghĩa với việc văn hoá nghe, nhìn đang có ảnh hưởng rất mạnh đến văn hoá đọc và công nghệ "mì ăn liền": đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng trở thành phổ biến. Văn hóa sinh viên đọc sách ngày càng giảm sút trầm trọng và đáng báo động. Kiến thức sách vở trên trường lớp chỉ là nền tảng để sinh viên phát triển nhưng chưa đủ để đáp ứng được lượng kiến thức của xã hội. Chính vì vậy chỉ có sách và những trải nghiệm thực tế của bản thân mới đủ để sinh viên phát triển toàn diện.

3. Việc phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong các trường đại học nói chung và sinh viên lớp QLNN 17A nói riêng chính là một trong những hoạt động, điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy - học, giúp cho các giảng viên, sinh viên đến với sách, hình thành thói quen đọc sách, tạo nền tảng quan trọng cho việc tự học, học tập suốt đời của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội học tập - một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

4. Văn hoá đọc luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống, sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn không thể nào làm được. Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu cũng như quan sát thực tế văn hóa đọc của sinh viên ngày nay nói chung, của sinh viên lớp QLNN 17A trường HUHA nói riêng thì nhận thấy văn hóa đọc của sinh viên ngày nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Sách ra đời nhiều nhưng văn hóa đọc thì ngày càng đi xuống. Việc đổi mới phương thức đào tạo yêu cầu sinh viên phải tích cực, chủ động trong tìm hiểu nghiên cứu, tài liệu. Điều đó cũng có nghĩa là sinh viên càng cần phải nâng cao văn hóa đọc. Để phát triển văn hóa đọc trong sinh viên nói chung, sinh viên lớp QLNN 17A trường HUHA nói riêng, cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành cho việc đầu tư cơ sở vật chất, vốn tài liệu và các dịch vụ nhằm phát triển văn hóa đọc cho sinh viên. Đó là yếu tố quan trọng giúp phát triển văn hóa đọc. Tuy nhiên yếu tố quyết định nhất vẫn là ý thức tự giác, tự học và tìm hiểu của bản thân sinh viên. Bên cạnh

việc nâng cao ý thức của sinh viên, mỗi giáo viên cần là những tuyên truyền viên đắc lực về vai trò của văn hóa đọc đến sinh viên để văn hóa đọc được truyền thụ theo cả hai hướng khách quan và chủ quan nhất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường. Tin chắc rằng, văn hoá đọc sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học Văn hóa đọc của sinh viên đại học (Trang 30 - 35)