Lịch sử phát triển kinh tế Lào qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN KINH tế lào (Trang 25 - 28)

3.1.1. Tình hình kinh tế trước chiến tranh (trước 1975)

Trước chiến tranh, như bao nước thuộc địa, Lào cũng chịu sự ách đô hộ và bị vơ vét tài nguyên triệt để từ các nước đế quốc là Pháp (từ năm 1893-1954) và Mỹ (từ năm 1955-1975).

Về cơ bản, các nước đế quốc này thi hành chính sách bần cùng hóa, đẩy nông dân vào bước đường cùng, không có ruộng đất để cày, phải làm phú trong các đồn điền, hầm mỏ. Nguồn thu chủ yếu của thực dân Pháp đến từ khai thác tài nguyên và các khoản cho vay với lãi rất cao nhằm gây nợ cho Lào, khác với Anh và Mỹ, đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện chính sách mở tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các nước thuộc địa. Biểu hiện của nó là các cuộc khai thác thuộc địa và đỉnh cao là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929) của làm cạn kiệt tài nguyên của Lào.

Kinh tế Lào chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, người dân phải sống trong cảnh nô lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, đa số đều mù chữ, thiếu ăn, lương thực, thực phẩm chỉ đạt mức dưới 4kg/người/năm...Các ngành sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ; Sản xuất công nghiệp nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và một số cơ sở công nghiệp nhẹ nhằm bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên khoáng sản.

Điều này dẫn đến một nền kinh tế trì trệ, kém phát triển và biểu hiện của nó là nạn đói khủng khiếp và tình trạng thiếu lương thực, thuốc men những năm giữa thế kỷ XX. Vừa phải xây dựng, sản xuất, duy trì nền kinh tế đất nước, vừa phải đấu tranh chống thực dân đã làm cho nền kinh tế Lào vô cùng kiệt quệ.

3.1.2. Sau cách mạng giải phóng dân tộc (1975-1986)

2 năm khôi phục sau chiến tranh (1976-1977)

Trong mấy năm đầu sau giải phóng, tàn dư của chiến tranh, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở sản xuất nông nghiệp còn rất yếu kém và thiếu thốn, Chính quyền Viêng Chăn chưa có chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, các chủ doanh nghiệp tư sản và tư bản nước ngoài bỏ chạy, hầu hết nhà máy, công xưởng tê liệt,... Tất cả khiến cho nền kinh tế Lào không mấy khởi sắc: thu nhập

quốc dân theo đầu người đạt 70-80 USD; tình trạng mù chữ còn phổ biến, chiếm 60%; giá cả hàng hóa tăng 22 lần so với năm 1965 do “Quỹ bảo trợ đồng kíp” bị Mỹ đình chỉ; Lạm phát trong 6 tháng cuối năm 1975 tăng lên tới 100%; giá trị nhập khẩu gấp 18 lần xuất khẩu;...Tuy nhiên, kinh tế Lào đã có những biểu hiện chuyển biến tích cực làm tiền đề cho quá trình đổi mới trong những năm tiếp theo.

Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa (1978-1980)

Ngay từ kế hoạch 3 năm, Lào đã sớm nhận ra sự và những biện pháp xây dựng và quản lý không phù hợp thực tiễn vì vậy đã có sự thay đổi chính sách kinh tế năm 1979, tạo điều kiện cho kinh tế phục hồi và bước đầu có chuyển biến. Nhà nước đã huy động được hơn 2 tỷ kíp vốn đầu tư, tăng 47% so với kế hoạch; thu nhập quốc dân tăng 1,4 lần so với năm 1977; tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trung bình 7%; tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 31,4%, chăn nuôi tăng 15,5% và đặc biệt công nghiệp tăng đến gần 70% trong đó tỷ lệ các xí nghiệp nhà nước chiếm đến 93%; Vốn đầu tư vào công nghiệp tăng hơn 7 lần; Thuế nông nghiệp giảm 7% và chỉ số giá tiêu dùng đã tăng hơn 4 lần;...

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm lần thứ I (1981-1985)

Trong quá trình thực hiện 5 năm lần thứ I, một số mặt về công tác tiền tệ, tài chính, giá cả, thương nghiệp được cải tiến. Sự thay đổi ban đầu đó đã bước đầu tạo đà phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, khơi thông hàng hóa và đã đạt được kết quả tích cực: Giá trị thực tế của GDP tăng trung bình khoảng 5,3%/năm; tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 83% năm 1980 xuống còn 63,5% năm 1985; công nghiệp tăng 6% của GDP lên 11% trong vòng 5 năm; lượng lương thực tăng gần gấp 2 lần so với năm đầu giải phóng;... Tuy nhiên, chính sách kinh tế đi kèm với kế hoạch hóa tập trung vẫn chưa giải phóng hết tiềm lực mà đất nước đang có, vì vậy muốn phát triển, Lào vẫn phải tiếp tục cải cách thể chế.

3.1.3. Trong những năm đổi mới (1986-nay)

Từ sau năm 1986, Lào đổi với cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế tự chủ kinh doanh. Bước đi này là hoàn toàn đúng đắn đối với nền kinh tế Lào vì cơ chế tập trung trước đó không hề mang lại hiệu quả cao. Đây được coi như bước chuyển mình trong nền kinh tế Lào nói riêng cũng như nền kinh tế các

nước Xã hội Chủ nghĩa nói riêng. Bước đầu của quá trình này được cụ thể hóa qua kế hoạch 5 năm lần thứ II.

Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm lần thứ II (1986-1990)

Kế hoạch 5 năm lần thứ II vẫn tiếp tục các nhiệm vụ kinh tế- xã hội 5 năm lần thứ I. Song các mục tiêu phát triển đặt ra với yêu cầu cao hơn.

Lĩnh vực Kế hoạch 5 năm lần I Kế hoạch 5 năm lần II Nông nghiệp Công nghiệp Thương nghiệp Toàn bộ 7,35 7,20 10,20 7,00 9,85 13,65 7,70 10,35

( Bảng so sánh tỷ lệ tăng trưởng trên các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Lào, đơn vị: %)

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ V (1991): quá trình cải cách vẫn tiếp tục mở rộng, cải cách doanh nghiệp nhà nước được coi là nhiệm vụ trọng yếu, nền kinh tế từng bước phát triển.

Quá trình phát triển kinh tế từ năm 2000 đến nay:

Nhìn chung, không thể phủ nhận những thành công mang lại từ quá trình đổi mới năm 1986 của Lào. Tính từ năm 1981 đến nay, Lào đã trải quan 8 lần Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đang bước sang giai đoạn thứ 9 cùng với các chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2016-2025 và Tầm nhìn đến năm 2030, đã đưa Lào từ 1 nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh đã vươn mình và đạt được những thành công nhất định:

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người từ năm 1986 đến 2026* (USD). Nguồn: IMF

● Tính trung bình từ năm 2000 đến 2010, GDP mỗi năm tăng 6.8%. Đặc biệt, năm 2009 dù kinh tế thế giới gặp rất nhiều khó khăn nhưng kinh tế nước này vẫn đạt được mức tăng trưởng 6.7%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng từ 325 USD năm 2000 lên 1.069 USD năm 2010.

● Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm mạnh, tới nay chỉ còn khoảng 7%. Vị thế của Lào ngày càng được nâng cao, nhất là sau khi gia nhập ASEAN (1997) và WTO năm 2013

● Kể từ khi thông qua Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1988) đến nay, Lào đã thu hút được trên 22 tỷ USD với hơn 4.500 dự án của các nhà đầu tư từ 54 nước và vùng lãnh thổ.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN KINH tế lào (Trang 25 - 28)