Đánh giá tổng quan kinh tế

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN KINH tế lào (Trang 28 - 49)

Lào là một quốc gia khá nghèo so với các nước láng giềng nhưng đã có tốc độ tăng trưởng rất mạnh trong những năm gần đây (trung bình chỉ dưới 8% trong thập kỷ qua, nhờ vào việc khai thác các nguồn tài nguyên khai khoáng và thủy điện), đưa quốc gia này vào nhóm phát triển nhanh nhất các nền kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn và nền kinh tế Lào vẫn phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài đối với các nguồn

tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khai khoáng, thủy điện và lâm nghiệp. Bên cạnh đó, nếu thương mại và đầu tư bền vững sẽ tạo điều kiện để cải thiện khả năng tiếp cận các cơ hội kinh tế và thu nhập cao hơn cho người lao động từ mọi lĩnh vực của xã hội Lào.

Nước Lào là nước duy nhất nằm sâu trong đất liền ở Đông Nam Á có biên giới là 5 nước trong khu vực. Với vị trí đặc biệt của mình đã tạo ra cơ hội hợp tác phát triển giữa CHDCND Lào với các nước láng giềng, các nước Asean. Đặc biệt, Lào là địa bàn thuận lợi làm vai trò trung chuyển giữa các nước có chung biên giới không chỉ cho việc phát triển thương mại và đầu tư mà tạo cơ hội hợp tác phát triển du lịch xuyên quốc gia.

Đến nay Lào đã có đường quốc lộ xuyên quốc gia từ Bắc đến Nam, các tuyến đường đi ra nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia ,Trung Quốc… Đây là một công trình lớn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Lào có chính trị ổn định, tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng và có thể hội nhập kinh tế quốc tế từng bước. Cơ chế thị trường được cải thiện. Việc hợp tác khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng. Lào là một nước thành viên ASEAN, tham gia ký kết hợp đồng bảo hộ đầu tư và gia nhập WTO (2012) sẽ tạo ra thế phát triển mới cho đất nước Lào.

Nhờ chính sách mở cửa và cái cách thể chế, Lào đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Trong những năm tới, nguồn tài nguyên, đất đai phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nếu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư điều chỉnh các chính sách chắc chắn là tao sẽ thu hút được nhiều vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước.

3.2.1. Cơ cấu GDP

+ Nông nghiệp: Lào chủ yếu là canh tác lúa tự cung tự cấp, chiếm ưu thế trong nền kinh tế, ước tính sử dụng 85% dân số và tạo ra 51% GDP. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm khoai lang, rau, ngô, cà phê, mía, thuốc lá, bông, chè, lạc, gạo; trâu, lợn, gia súc, gia cầm... Một số mặt hàng xuất khẩu giá trị cao của nông nghiệp như: cao su, gỗ còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Nông nghiệp hiện đang có kế hoạch tăng trưởng xanh, bền vững hơn.

+ Công nghiệp: Công nghiệp được đầu tư phát triển nhưng chưa mang tính sâu rộng. Các ngành công nghiệp chủ yếu là khai khoáng, chế biến nông, lâm sản, thủy điện và vật liệu xây dựng. Các ngành công nghiệp mang tính chuyên hóa về kĩ thuật như cơ khí chế tạo, điện tử gia dụng, viễn thông,... còn phát triển chậm phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến lâm sản phát triển thiếu bền vững gặp nhiều khó khăn do trình độ lao động, cơ sở hạ tầng kĩ thuật chưa phát triển cao. Thủy điện đang được đầu tư phát triển ở Lào để phục vụ cho phát triển đất nước và xuất khẩu điện sang các nước xung quanh như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam. Chế biến nông, lâm sản đang làm tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu.

+ Dịch vụ: lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa xe cộ; lĩnh vực bất động sản; lĩnh vực tài chính-chứng khoán; nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn; du lịch.

Hình 3.1. Cơ cấu GDP giai đoạn 2016 – 2020

Nguồn: https://www.statista.com/

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020:

+ Ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm qua các năm (năm 2017 giảm 1,03% so với cùng kỳ năm 2016; năm 2018 giảm 0,49% so với năm 2017; năm 2019 giảm 0,54% so với năm 2018). Sở dĩ ngành nông nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2017 đến năm 2019 do các sản phẩm nông nghiệp của Lào chưa đáp ứng được về mặt chất lượng, nông nghiệp chưa ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào canh tác. Đặc biệt

trong năm 2020, tỉ trọng nông nghiệp tăng 1,03% so với cùng kỳ năm 2019, do nhu cầu sử dụng các mặt hàng nông nghiệp phục vụ trong đại dịch nhiều hơn.

+ Ngành công nghiệp của Lào tăng trưởng mạnh qua các năm, công nghiệp chế biến tăng trưởng mạnh gồm, nhóm sản xuất giấy và sản phẩm giấy tăng trưởng trung bình 42,38%; nhóm sản xuất linh kiện máy tính, linh kiện điện tử tăng trưởng trung bình 26,04%/năm; nhóm sản xuất đồ may mặc tăng trưởng trung bình 25,31%; sản xuất cao su và và sản phẩm nhựa tăng trưởng trung bình 10,47%/năm; nhóm sản xuất đồ uống tăng trưởng trung bình 8,43%/năm và nhóm sản xuất thực phẩm tăng trưởng trung bình 6,43%/năm.

+ Ngành dịch vụ qua các năm không biến đổi mấy qua các năm 2016 - 2019, trong giai đoạn này Lào tập trung vào các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, du lịch. Với số lượng khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng, với nhiều địa điểm đẹp được thiên nhiên ban tặng với cảnh quan tươi tốt và ấn tượng như: Sông Mekong, các di sản thế giới được UNESCO công nhận tại Luang Prabang, Vat Phou và cao nguyên Xiangkhoang. Đến năm 2020, du lịch có xu hướng giảm 1,7% do ảnh hưởng của dịch covid - 19.

Điểm nổi bật của Lào so với các nước ASEAN: Điện của CHDCND Lào là một trong những ngành công nghiệp quan trọng. Trong đó tạo ra nguồn tiền xuất khẩu lớn thứ hai của đất nước. Trong giai đoạn 2016 – 2020, CHDCND Lào đã phát triển thêm 53 nhà máy điện với công suất lắp đặt là 4.700 megawwatt và công suất sản xuất là 22.500 gigawwatt giờ mỗi năm. Hiện nay, thì Lào có tổng cộng 86 nhà máy điện, trong đó 73 nhà máy thủy điện, 8 nhà máy điện mặt trời, 4 nhà máy điện sinh khối, 1 nhà máy nhiệt điện than, với tổng công suất lắp đặt hơn 14.000 MW. 3 đối tác điện của Lào là: Thái Lan, Việt Nam, Campuchia. Bên cạnh đó, đến năm 2025 Lào kế hoạch đầu tư và phát triển các dự án nhà máy điện, có thêm 48 quy hoạch và phát triển xuất và phân phối trong nước và quốc tế. Công ty TNHH MTV Phát điện Công cộng Lào hoặc EDL – Gen, đây là doanh nghiệp lớn cung cấp điện trong nước và quốc tế. Theo kế hoạch phát triển, Lào đặt

mục tiêu thúc đẩy EDL – Gen, trở thành công ty dẫn dầu bền vững về sản xuất năng lượng sạch, chi phí phát điện thấp không gây ô nhiễm môi trường.

3.2.2. Thương mại

- Thương mại hàng hóa:

Xuất khẩu

Năm 2020 tổng lượng xuất khẩu của Lào khoảng 6,7 tỷ USD, tăng 0,9 tỷ USD so với năm 2019. 5 đối tác xuất khẩu hàng đầu của Lào là: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ với 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp nổi tiếng của Lào: dầu và nhiên liệu khoáng; quặng; đồng; máy điện; bột gỗ; hàng hóa không được chỉ định ở nơi khác; rau; các mặt hàng may mặc;đá và kim loại; cao su.

Bảng 3.1. Các mặt hàng xuất khẩu của Lào giai đoạn 2019 – 2020

Năm Mặt hàng 2019 (nghìn USD) 2020 (nghìn USD)

Thay đổi so với năm 2019(%)

dầu và nhiên liệu khoáng 1.347.34 9 1.944.395 18.29% đá và kim loại 223.035 640.546 48.35% quặng 654.105 495.701 -13.78% máy điện 403,658 474.426 8.06% cao su 218.701 384.055 27.43% đồng 434.798 340.368 -12.18% rau 157.899 215.547 15.44% các mặt hàng may mặc 144.617 199.125 15.86% bột gỗ 286.453 305.470 3.2%

hàng hóa không được chỉ định ở nơi khác

0 301.300 100%

Nhập khẩu:

Năm 2020, tổng lượng nhập khẩu của Lào khoảng 5,9 tỷ USD tăng khoảng 0,1 tỷ USD so với năm 2019. 5 quốc gia nhập khẩu hàng đầu của Lào là: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Singapore với 10 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: dầu và nhiên liệu khoáng; máy điện; xe và phụ tùng có động cơ; máy móc công nghiệp; các sản phẩm bằng sắt hoặc thép; sắt và thép; đồ uống; động vật sống; chất dẻo; chế phẩm từ ngũ cốc, bột mỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2. Các mặt hàng nhập khẩu của Lào giai đoạn 2019 – 2020

Năm Mặt hàng 2019 (nghìn USD) 2020 (nghìn USD) Thay đổi so với năm 2019 (%)

máy móc công nghiệp 517.881 712.915 15.85% dầu và nhiên liệu khoáng 935.412 658.009 -17.41% máy điện 787.570 627.358 -11.3% xe và phụ tùng có động cơ 522.463 415.264 -11.43% các sản phẩm bằng sắt hoặc thép 369.946 356.072 -1.91% sắt và thép 275.463 232.997 -8.35% động vật sống 235.003 208.354 6.06% chất dẻo 175.066 204.700 7.8% chế phẩm từ ngũ cốc, bột mỳ 20.421 131.685 73.15% Nguồn: Trademap.org

● Cán cân thương mại:

+ Năm 2016, năm 2017, năm 2018, cán cân thương mại của Lào rơi vào tình trạng nhập siêu lần lượt là -982.899 nghìn USD; - 249.975 nghìn USD; -33.230 nghìn USD.

+ Năm 2019, cán cân thương mại Lào dương 11.901 nghìn USD tăng hơn so với các năm 2016 – 2018.

+ Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch covid nhưng cán cân thương mại của Lào dương 836.700 nghìn USD.

Hình 3.2. Cán cân thương mại giai đoạn 2016 – 2020 (nghìn USD)

Nguồn trademap.org

● Thương mại dịch vụ:

+ Trong giai đoạn 2018 – 2019, GDP từ dịch vụ tăng trưởng khá đồng đều qua các năm. Nhưng trong năm 2020 GDP từ dịch vụ của Lào giảm 626 tỷ LAK (tương ứng với 59,6 triệu USD). Nguyên nhân dẫn đến giảm này do Lào bị ảnh hưởng của đại dịch covid 19, nên dịch vụ có xu hướng giảm.

Hình 3.3. GDP từ dịch vụ của Lào

Xuất khẩu:

Năm 2019, Lào xuất khẩu dịch vụ trị giá 1,18 tỷ USD. Các ngành dịch vụ hàng đầu mà Lào xuất khẩu trong năm 2019 là Du lịch cá nhân (935 triệu USD), Giao thông vận tải (167 triệu USD), Dịch vụ máy tính và thông tin (33,4 triệu USD), Dịch vụ bảo hiểm (26,6 triệu USD) và Dịch vụ xây dựng (14,9 triêu USD).

Hình 3.4. Xuất khẩu dịch vụ năm 2019.Nguồn: oec.world

Nhập khẩu

Năm 2019, Lào nhập khẩu dịch vụ trị giá 1,25 tỷ USD. Các dịch vụ hàng đầu mà Lào nhập khẩu trong năm là Du lịch cá nhân (1,01 tỷ USD), Vận tải (145 triệu USD), Dịch vụ bảo hiểm (37,8 triệu USD), Dịch vụ máy tính và thông tin (16,8 triệu USD) và các dịch vụ kinh doanh khác (13,7 triệu USD)

Hình 3.5. Nhập khẩu dịch vụ năm 2019

Mguồn: oec.world

3.3. Đầu tư

Hệ thống pháp luật, chính sách đối với đầu tư tại CHDCND Lào

Luật đầu tư nước ngoài tại Lào

Điều 51: Vốn đăng ký của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tổng hợp thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và các quy định của Pháp luật có liên quan

Điều 52: vốn đăng ký để kinh doanh nhượng quyền không được thấp hơn 30 % tổng vốn

Vốn đăng ký kinh doanh nhượng quyền phải được thể hiện rõ ràng bằng tài sản và giá trị tài sản trong quá trình hoạt động không nhỏ hơn vốn đăng ký

Điều 53: nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào kinh doanh tổng hợp phải nhập khẩu vốn của mình ít nhất là 30 % tổng vốn đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư có liên quan. Phần vốn còn lại thực hiện theo quy định của luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Chính sách thu hút FDI tại CHDCND Lào

Về mặt chính sách, Lào sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý ban hành trước đây không còn phù hợp, không còn là yếu tố thu hút và khuyến khích đầu tư; thực hiện các chính sách tạo thuận lợi cho đầu tư theo đúng quy định của pháp luật, xây dựng, điều chỉnh cơ chế khuyến khích đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường chứng khoán...) ổn định, minh bạch, dự báo được, kịp thời và nhanh nhạy; phát triển lao động Lào có tay nghề, kỷ luật và kỹ năng làm việc cao hơn, cũng như tạo điều kiện để người lao động Lào chuyển từ lĩnh vực giá trị thặng dư thấp sang lĩnh vực giá trị thặng dư cao hơn một cách có hệ thống.

Để thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư nước ngoài vào lâu chính phủ đã thực hiện các chính sách “ 3 mở”bao gồm “tư duy mở” “thông tin mở” và “ rào cản mở”. Trong đó, “ mở tư duy” để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư nước ngoài cho chính phủ thấy được tâm nguyện thực sự của họ khi đầu tư vào Lào. “ mở thông tin” Bằng việc tăng cường cung cấp thông tin và khuyến khích đầu tư, thông qua các cơ quan ngoại giao nước ngoài có mặt tại Lào và các cơ quan đại diện của Lào ở nước ngoài bằng việc tăng cường cung cấp thông tin và khuyến khích đầu tư, thông qua các cơ quan ngoại giao nước ngoài có mặt tại lào và các cơ quan đại diện của lào ở nước ngoài. Đồng thời sẽ cải cách mạnh mẽ hơn nữa để loại bỏ các “rào cản” về thủ tục hành chính không cần thiết, gây tốn kém về thời gian và chi phí cho nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Lào, đồng thời sẽ cải cách mạnh mẽ hơn nữa để loại bỏ các rào cản về thủ tục hành chính không cần thiết, gây tốn kém về thời gian và chi phí cho nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Lào. Chính phủ lào sẽ không phê duyệt các dự án khai khoáng mới, đồng thời đánh giá lại việc đầu tư vào lĩnh vực thủy điện, đảm bảo các dự án thực hiện đúng pháp luật và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Chính phủ lào sẽ không phê duyệt các dự án khai khoáng mới, đồng thời đánh giá lại việc đầu tư vào lĩnh vực thủy điện, đảm bảo các dự án thực hiện đúng pháp luật và đóng góp vào sự phát triển kinh tế.

Chính phủ Lào thực hiện các chính sách ưu đãi và chế độ bảo hộ đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 9: Đầu tư ưu đãi theo lĩnh vực kinh doanh: Đối với các lĩnh vực kinh doanh được ưu đãi theo quy định tại điều này có giá trị từ 200 triệu Kip trở lên; hoặc sử dụng ít nhất 30 lao động có kỹ năng tại Lào hoặc sử dụng từ 50 lao động quốc tịch Lào trở lên với hợp đồng lao động từ một năm trở lên.

Điều 11: Ưu đãi thuế lợi tức.

Nhà đầu tư đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quy định tại điều chín và điều 10 của luật này được miễn thuế lợi tức như sau:

Vùng 1: miễn 10 năm, miễn thêm 5 năm đối với đầu tư vào các lĩnh vực quy định tại các khoản2 , 3,5 và 6 điều 9 của luật này.

Vùng 2: miễn 4 năm, miễn thêm ba năm đối với đầu tư vào các lĩnh vực quy định tại các khoản 2,3,5 và 6 điều 9 của luật này.

Vùng 3: thực hiện theo quy định cụ thể.

Điều 12: Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi về thuế.

1. Nhập khẩu vật tư, thiết bị không được cung cấp hoặc sản xuất tại CHDCND Lào để tạo tài sản cố định, máy móc, phương tiện trực tiếp sử dụng cho sản xuất được miễn thuế và nộp thuế giá trị gia tăng với thuế suất là 0 %; nhập khẩu nhiên liệu khí đốt dầu nhờn, xe hành chính và các loại vật tư khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, bộ phận phục vụ sản xuất để xuất khẩu được miễn thuế tại thời điểm nhập khẩu, miễn thuế tại thời điểm xuất khẩu và nộp thuế giá trị

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN KINH tế lào (Trang 28 - 49)