3.4.3.1. Thuận lợi
- Lao động tại Myanmar khá là dồi dào với nguồn lao động trẻ và giá rẻ. - Myanmar đang triển khai các chương trình giáo dục nghề nghiệp tạo ra
nguồn lao động chất lượng hơn trong tương lai.
- Nhiều chính sách được đưa ra để giảm thiểu sự bất bình đẳng trong lao động, cũng như chất dứt tình trạng lao động trẻ em tại nước này.
3.4.3.2. Khó khăn
- Lao động trình độ vẫn còn thấp và hiện nay vẫn tập trung tại khu vực nông nghiệp.
- Hệ thống giáo dục tại Myanmar cũng có sự bất bình đẳng giữa nam và nữ khi tỷ lệ nam được đi học nhiều hơn nữ giới. Phụ nữ ở Myanmar vẫn không có quyền về kinh tế, bị trả lương thấp và không có đại diện trong lực lượng lao động và ở mọi cấp chính quyền. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới là 83% và nữ giới chỉ là 55% . Chỉ 31,5% các vị trí quản lý cấp cao và cấp trung và 10,2% ghế trong quốc hội do phụ nữ nắm giữ.
- Bên cạnh đó, sự bất ổn chính trị, bạo loạn ở Myanmar ảnh hưởng xấu đến lao động cũng như việc làm tại nước này.
C. KẾT LUẬN
Dù xuất phát điểm của Myanmar là một đất nước nông nghiệp nghèo, nền kinh tế lạc hậu. Nhưng trải qua nhiều năm vun đắp và phát triển, ngày nay
Myanmar đã có được một vị thế chắc chắn trong khu vực ASEAN nói chung và trong mắt bạn bè quốc tế nói riêng. Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và với dân số gần 65 triệu dân, sản xuất trong nước còn hạn chế nên nhu tiêu dùng và sức mua rất lớn. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 5/2010, Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar. Hơn nữa con người ở đây thật thà hiền lành và rất thân thiện, thị trường mới mẻ, yếu tố cạnh tranh không nhiều, tiềm năng kinh tế lớn...Từ đó mở ra những cơ hội giao lưu cũng như học hỏi cho các nước xung quanh.