1.246.110 1.159.691 Đồng và các sản phẩm của

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN KINH tế MYANMAR (Trang 29 - 37)

Đồng và các sản phẩm của chúng 828.668 805.674 927.586 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và các động vật thủy sinh không xương sống khác

731.891 766.525 826.214

Nguồn: Trademap.org

Hình 3.2. Biểu đồ các mặt hàng xuất khẩu chính năm 2018-2020

Các điểm đến xuất khẩu hàng đầu của các mặt hàng từ Myanmar trong năm 2019:

Quốc gia Trung Quốc Thá i Lan Nhật Bản Hoa Kỳ Đức Ấn Độ Tây Ban Nha An h Hàn Quốc Lan Tỷ trọng (ĐV:%) 31 17.9 7.93 4.6 3.56 3.52 3.05 2.97 2.94 2.67 Giá trị XK(triệu USD) 5710 322 0 1420 828 641 635 550 535 530 481

Nhiên liệu khoáng và hàng may mặc là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Myanmar trong nhiều năm qua:

Xuất khẩu nhiên liệu khoáng của Myanmar đứng thứ 6 trong các quốc gia ASEAN: Hiện nay, tại Myanmar có 4 nhà máy lọc dầu lớn và 25 nhà máy lọc dầu nhỏ. Sản lượng từ các nhà máy này được ước tính là hơn 9600 bpd. Khoảng 40% sản lượng dầu của Myanmar - khoảng 4480 thùng / ngày - đến từ lưu vực Salin trên bờ gần trung tâm Myanmar. Sản lượng dầu của Myanmar đạt ở mức xấp xỉ 12.000 thùng / ngày (bpd); tuy nhiên, mức tiêu thụ nhiều hơn gấp đôi, ở mức 29.000 thùng / ngày. Dầu khí chiếm 27.3% tổng vốn FDI được phê duyệt sau 10 tháng đầu năm 2019 với tổng giá trị 22.4 tỷ USD. Sản xuất khí tự nhiên 1,8 tỷ feet khối tiêu chuẩn (scf) mỗi ngày, với 50m scf mỗi ngày từ các mỏ trên bờ và 1,75 tỷ scf mỗi ngày từ các khối ngoài khơi, trong đó 400 triệu scf mỗi ngày được sử dụng cho tiêu dùng trong nước, trong khi phần còn lại là xuất khẩu sang Thái Lan và Trung Quốc. Sản lượng khai thác dầu khí được dự báo sẽ giảm hàng năm lần lượt 2% và 4% trong các năm đến năm 2024, do cạn kiệt và thiếu các hoạt động thăm dò và khai thác mới. Tuy nhiên, với ước tính khoảng 16,6 triệu scf khí đốt tự nhiên và khoảng 139 triệu thùng dầu thô bị mắc kẹt dưới đáy biển làm trữ lượng, quốc gia này vẫn có tiềm năng dầu khí đáng kể.

Xuất khẩu hàng may mặc ở Myanmar đã tăng trưởng đáng kể trong năm năm qua, từ trị giá xuất khẩu 900 triệu USD năm 2012 lên 4,59 tỷ USD trong năm 2020. Xuất khẩu hàng may mặc của Myanmar đứng thứ 4 trong các quốc gia

ASEAN. Quốc gia này hiện đang đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD hàng may mặc vào năm 2024, bên cạnh việc tạo ra hơn một triệu việc làm cho những người lao động không có kỹ năng và bán lành nghề. Từ năm 2015 đến nay, xuất khẩu hàng may mặc của Myanmar đã tăng gần 1 tỷ USD mỗi năm. Sự tăng trưởng này có thể chủ yếu là do các khoản đầu tư nước ngoài mà chủ yếu đến từ Trung Quốc, Việt Nam. Sản phẩm được sản xuất tại Myanmar và được xuất khẩu đến EU – thị trường nhập khẩu hàng hóa của Myanmar với mức thuế 0% đối với các hàng hóa trừ vũ khí. Một trong những lý do các quốc gia này thích thành lập các đơn vị sản xuất hàng may mặc ở Myanmar là vì nó không chỉ gần với điểm nóng mới của ngành sản xuất hàng may mặc - Trung Quốc hơn mà còn có chi phí lao động thấp. Bên cạnh đó, nước này cung cấp lợi ích thuế 0% khi xuất khẩu hàng hóa sang Liên minh châu Âu. Myanmar có rất nhiều cảng biển từ nơi hàng hóa có thể được vận chuyển dễ dàng với mức giá rẻ hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo SMART Châu Âu là thị trường quan trọng nhất đối với hàng may mặc do Myanmar sản xuất. SMART Myanmar, một dự án do Liên minh Châu Âu tài trợ, đã ghi nhận 19 nhà máy được đăng ký cho đến nay cho sản xuất hàng may mặc hoặc giày dép.

Nhận xét: Xuất khẩu nhiên liệu khoáng chưa phải là hướng đi bền vững do tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt trong tương lai. Xuất khẩu hàng may mặc - ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều sức lao động, chưa yêu cầu trình độ kỹ thuật và chất lượng nguồn nhân lực cao. Quốc gia này có sự phụ thuộc lớn vào Trung Quốc để xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng ở Myanmar còn kém phát triển, vẫn chưa đảm bảo được nhu cầu điện, nước cho các hoạt động sản xuất, xây dựng và vận hành dự án, làm tăng chi phí đầu tư, kinh doanh tại Myanmar. Do vậy, trình độ phát triển của Myanmar còn hạn chế, cần đa dạng hóa nền kinh tế để giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.

❖ Nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu Myanmar đạt trung bình 1257.82 triệu USD từ năm 2010 đến năm 2020, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2053.40 triệu USD vào tháng 1 năm 2020 và thấp kỷ lục 334.20 triệu USD vào tháng 10 năm 2010. Năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu là 17.96 tỷ USD giảm 0.65 tỷ USD so với năm 2019.

Nguồn: Tradingeconomics.com Bảng các mặt hàng nhập khẩu chính năm 2018 - 2020 Đơn vị: Nghìn USD Nhãn sản phẩm Giá trị nhập khẩu 2018 Giá trị nhập khẩu 2020 Giá trị nhập khẩu 2020 Tất cả sản phẩm 19.353.893 18.610.892 17.964.198

Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất của chúng; chất bitum; chất khoáng

4.040.066 3.719.427 2.745.259

Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi âm và tái tạo âm thanh, tivi

Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi; các bộ phận của chúng

1.812.957 1.734.258 1.756.024

Các phương tiện không phải đầu máy toa xe đường sắt hoặc đường xe điện và các bộ phận và phụ tùng của chúng 1.468.196 1.135.101 1.189.495 Sắt và thép 971.564 932.174 1.130.524 Nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo 808.460 816.594 771.523

Xơ staple nhân tạo 933.324 863.423 746.367

Nguồn: Trademap.org

HÌnh 3.3. Biểu đồ các mặt hàng nhập khẩu chính năm 2018-2020

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu: Năm 2020, mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất là nhiên liệu khoáng, chiếm 15,28% giá trị nhập khẩu. Nhập khẩu mặt hàng này xếp thứ 8, trên Brunei và Campuchia trong khối các nước ASEAN. Điểm đặc biệt là Myanmar vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất của chúng; chất bitum; chất khoáng do quá trình sản xuất chế biến đòi hỏi công nghệ chất lượng cao. Điều này chứng tỏ rằng khoa học công nghệ tại Myanmar chưa phát triển. Cũng chính vì lý do này, Myanmar nhập khẩu máy móc thiết bị điện, thiết bị cơ khí chiếm tỷ trọng lần lượt là 10,88%, 9,78%. Nhập khẩu thiết bị điện và thiết bị cơ khí xếp thứ 7 trên Campuchia, Brunei và Lào trong ASEAN. Ngoài ra, còn có các mặt hàng khác như bộ phận phục tùng, sắt và thép, xơ nhân tạo… Theo số liệu năm 2019, các đối tác nhập khẩu phổ biến nhất của Myanmar là Trung Quốc (12,3 tỷ USD), Thái Lan (4,24 tỷ USD), Singapore (3,43 tỷ USD), Indonesia (1,29 tỷ USD) và Ấn Độ (1,03 tỷ USD). Quốc gia này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc để nhập khẩu máy móc thiết bị.

Thương mại dịch vụ

❖ Xuất khẩu dịch vụ

Năm 2019, Myanmar xuất khẩu dịch vụ trị giá 4,92 tỷ USD. Các dịch vụ hàng đầu mà Myanmar xuất khẩu trong năm 2019 là Du lịch (2,48 tỷ đô la), Dịch vụ kinh doanh khác (1,48 tỷ đô la), Vận tải (381 triệu đô la), Dịch vụ chính phủ, nie (224 triệu đô la) và Dịch vụ máy tính và thông tin (150 triệu đô la).

❖ Nhập khẩu dịch vụ

Năm 2019, Myanmar nhập khẩu dịch vụ trị giá 3,52 tỷ USD. Các dịch vụ hàng đầu mà Myanmar nhập khẩu trong năm 2019 là Vận tải (1,61 tỷ USD), Dịch vụ kinh doanh khác (1,14 tỷ USD), Dịch vụ máy tính và thông tin (261 Hàng triệu USD), Du lịch (186 Hàng triệu USD) và Dịch vụ xây dựng (126 Hàng triệu USD).

Cán cân thương mại

Biểu đồ cán cân thương mại giai đoạn 2010 - 2020

Nguồn: Statista.com

Nhận xét: Cán cân thương mại tại Myanmar thâm hụt liên tục, kéo dài từ năm 2012 đến năm 2020. Năm 2010, thặng dư thương mại là 3.9 tỷ USD. Thâm hụt lớn nhất vào năm 2015 là 5.46 tỷ USD và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Năm 2020, thâm hụt thương mại khoảng 1.16 tỷ USD. Thâm hụt thương mại là do Myanmar chủ yếu xuất khẩu mặt hàng thô, nhập khẩu mặt hàng thành phẩm. Tình trạng thâm hụt kéo dài này đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập khẩu. Kết quả là giảm tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng tình trạng thất nghiệp.

Chỉ số thương mại/GDP

Biểu đồ Chỉ số thương mại/GDP giai đoạn 2000 - 2020

Nguồn: Macrotrends.net

Chỉ số thương mại/GDP của Myanmar cao nhất là 62.45% năm 2017. Tỷ lệ thương mại trên gdp vào năm 2020 là 56,44%, tăng 4,4% so với năm 2019. Năm 2020, chỉ số thương mại đứng thứ 9 trong các quốc gia ASEAN, chỉ xếp trên Indonesia. Điều này cho thấy Myanmar là quốc gia có độ mở đối với thương mại quốc tế thấp, mức độ toàn cầu hóa nền kinh tế chưa cao.

3.3. Đầu tư

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN KINH tế MYANMAR (Trang 29 - 37)