6. Nhận biết, giải thích, nêu cơng dụng cho các ký hiệu sau:
1.1.2. Hợp kim nhôm
a. Phân loại hợp kim nhôm
Theo công nghệ chế tạo người ta chia các hợp kim nhôm thành ba loại: đúc, biến dạng, thiêu kết.
- Hợp kim nhôm đúc: Hợp kim nhôm đúc được chế tạo bằng phương pháp nấu chảy, thành phần của hợp kim nhôm đúc chứa lượng nguyên tố hợp kim cao, có tính đúc tốt;
Hợp kim nhơm biến dạng: Hợp kim nhôm biến dạng được chế tạo bằng phương pháp nấu chảy, dễ biến dạng (cán, rèn, dập) theo ý muốn. Hợp kim nhôm biến dạng lại chia làm hai nhóm:
+ Hố bền bằng nhiệt luyện;
+ Khơng hố bền bằng nhiệt luyện;
- Hợp kim nhôm thiêu kết: Hợp kim nhôm thiêu kết là loại hợp kim nhôm được chế tạo từ nguyên liệu ban đầu là bột ép và thiêu kết.
b. Các loại hợp kim nhôm
* Hợp kim nhôm biến dạng
Hợp kim nhôm biến dạng được sản xuất ra bằng các phương pháp biến
dạng (cán, ép, kéo, vuốt) ở dạng sợi, thanh, tấm, lá;
- Hợp kim nhơm biến dạng khơng hố bền bằng nhiệt luyện: loại hợp kim nhơm này nói chung chỉ được hợp kim hố bởi một hoặc hai ngun tố hợp kim và có khối lượng ít (ví dụ 0,12%Cu; 1,25Mn; < 2,5%Mg), có tổ chức một pha là dung dịch rắn. Các hợp kim này chỉ có thể hóa bền bằng phương pháp biến dạng;
- Hợp kim nhơm biến dạng hố bền bằng nhiệt luyện (đu ra): hợp kim nhơm này có thể làm tăng bền bằng phương pháp tơi và hố già;
Nung hợp kim ở nhiệt độ khoảng 5200C rồi làm nguội nhanh trong nước. Sau khi tôi độ bền của hợp kim nhôm tăng lên không đáng kể (бb ở trạng thái ủ 200N/mm2, ở trạng thái sau khi tơi 250N/mm2), nhưng sau khi hố già tự nhiên, độ bền tăng rất mạnh (ví dụ sau khi tơi, bảo quản ở nhiệt độ thường (5÷7) ngày бb đạt tới 400 N/mm2.. Khi hoá già nhân tạo ở các nhiệt độ càng cao hơn nhiệt độ thường (ví dụ ở 1000C, 1500C, 2000C) thời gian quá trình càng ngắn lại, xong độ bền đạt giá trị khơng cao bằng khi hố già tự nhiên, hơn nữa vượt quá thời gian nhất định độ bền lại giảm đi. Khi hoá già ở nhiệt độ q thấp, q trình hóa bền xảy ra rất chậm (ví dụ ở -50C) hoặc hầu như khơng xảy ra (ví dụ ở nhiệt độ -500C).
trong đó Cu = (2 ÷6)%; Mg = 0,4 ÷ 2,8)%; Mn = (0,4 ÷1)%.
+Tính chất
- Trọng lượng riêng là 2,8g/Cm3
- Sau khi tôi бb = (450 ÷470) MN/m2 ; δ = 15%
- Tính chống ăn mịn kém. Do đura có tổ chức gồm dung dịch rắn và hợp chất hố học, giữa chúng có điện thế điện cực rất khác nhau, nên bị ăn mịn điện hố học mạnh.
+ Ký hiệu
Theo tiêu chuẩn Việt Nam: Đứng đầu ký hiệu là chữ Aℓ, tiếp theo là các số và chữ biểu thị tên và phần trăm của các nguyên tố hợp kim cơ bản, nếu trước số có số 0 biểu thị số thập phân, sau cùng mác hợp kim là chữ Z nghĩa là có độ dẻo cao, dễ dập sâu và kéo sợi;Ví dụ: AℓCu2,5Mg1,5Mn0,6Z.
Hoặc ký hiệu D kèm theo số và chữ Z, ví dụ: D18Z.
+ Công dụng: dùng nhiều trong công nghiệp dân dụng cũng như ngành công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là công nghệ chế tạo máy bay.
Bảng 5.2: Cơ tính của đura.
Số hiệu
đ Tơi + hố già tự nhiên
бb (N/mm2) б0,2 (N/mm2) δ (%) HB бb (N/mm2) б0,2 (N/mm2) δ (%) HB Д1 210 110 18 45 420 240 15 95 Д6 220 110 15 50 460 300 15 105 Д16 220 110 18 50 470 320 17 105 Д18 116 60 21 38 300 170 21 70
b. Hợp kim nhôm đúc (sulumin)
+. Thành phần
Thành phần chính là nhơm và silic, ngồi ra cịn một số ngun tố hợp kim: đồng, magiê, kẽm, trong đó silic chiếm khoảng (5÷13)%, đồng chiếm (1÷4)%, magiê chiếm (3÷1)%.
+ Tính chất
- Giới hạn bền: бb = (200 ÷ 400) MN/m2 - Tính dẻo thấp
- Tính đúc cao, các sản phẩm sau khi đúc có thể hố già tự nhiên hoặc nhân tạo
- Hệ số giãn nở vì nhiệt nhỏ - Tính chống mài mịn cao.
+ Ký hiệu
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1859 – 75) hợp kim nhôm được ký hiệu bằng hệ thống chữ và số sau: Chữ Aℓ đặt đầu tiên, ký hiệu hoá học tiếp theo chỉ nguyên tố hợp kim chính, rồi đến hợp kim phụ. Số đứng sau mỗi chữ chỉ hàm lượng phần trăm của nguyên tố tương ứng. Chữ Đ sau cùng chỉ hợp kim đúc ;
Ví dụ: AℓSi6Cu4,5Đ
- Theo tiêu chuẩn của Nga (liên Xơ cũ): Bắt đầu ký hiệu bằng chữ AЛ, tiếp theo là số biểu thị số thứ tự của sulumin,Ví dụ: AЛ5
Ký hiệu của các nước Mỹ, Canađa sử dụng hệ thống ký hiệu hợp kim nhôm bằng bốn con số, chữ số đầu tiên chỉ nguyên tố hợp kim chính ( bảng5.3)
Bảng 5.3
Vật liệu Ký hiệu
Nhôm sạch kỹ thuật 1XXX
Hợp kim nhôm đồng 2XXX
Hợp kim nhôm mangan 3XXX
Hợp kim nhôm silic 4XXX
Hợp kim nhôm magiê 5XXX
Hợp kim nhôm magiê, silic. 6XXX
Ví dụ: 2024 là hợp kim Aℓ- Cu - Mg tương ứng với mác hợp kim AℓCu4,5Mg1,5Mn0,6 Z của việt nam. Để chỉ rõ trạng thái gia công người ta dùng chữ cái bổ xung (H, 0, F, T) trong đó:
- F: Khơng quy định mức độ biến dạng và cơ tính phơi thơ - 0: ủ kết tinh lại
- H: Hoá già biến dạng - T: Hoá bền nhiệt luyện
Để phân biệt rõ hơn phương pháp hố bền, cịn dùng số tiếp theo sau chữ H hoặc sau chữ T để chỉ mức độ cụ thể.( bảng 5.4), ví dụ: 1100- H14 (bảng 5.4)
+ Cơng dụng: Đúc một số chi tiết máy quan trọng, chế tao những chi tiết
chịu tải trọng nặng như piston.
Bảng 5.4
Phương pháp hoá bền biến dạng Phương pháp hoá bền bằng nhiệt luyện H1- Chỉ hố bền biến dạng T1- Tơi xong hoá già tự nhiên.
H11- Biến dạng mức độ nhỏ T3- Tơi, biến dạng nguội, hố già tự nhiên. H12- Biến dạng mức độ 25% T4- Tơi, hố già tự nhiên đến ổn định . H14 -Biến dạng mức độ 50% T5- Tơi, hố già nhân tạo .
H16- Biến dạng mức độ 75% T6- Tơi hố già nhân tạo. H18- Biến dạng mức độ 100% T7- Tôi, ổn định hố.
H2- Biến dạng có kết hợp ủ T8- Tơi, biến dạng nguội, hố già nhân tạo. (H22- H24-H26-H28)
H3- Biến dạng tiếp theo ổn định hoá
(H32- H34- H36 - H38)
c. Một số hợp kim nhôm quan trọng
* Hợp kim nhơm khơng hóa bền bằng nhiệt luyện
Gồm ba nhóm quan trọng 1xxx; 3xxx; 5xxx. Đây là nhóm hợp kim nhơm có khả năng biến dạng rất tốt nhờ tổ chức của chúng chỉ có một pha dung dịch rắn. Biện pháp nâng cao độ bền của chúng là biến dạng nguội hoặc hợp kim hóa bền dung dịch rắn.
Các hợp kim thuộc họ 1xxx có chứa tối thiểu 99%Al (tạp chất chính là sắt và silic). Nguyên tố hợp kim chính là đồng với lượng nhỏ 0,12%. Ví dụ hợp kim 1100 có độ bền kéo khoảng 90MPa, chuyên dùng chế tạo các sản phẩm ở dạng tấm.
Các hợp kim thuộc họ 3xxx thuộc hệ hợp kim Al – Mn, mác hợp kim điển hình là 3003, có chứa khoảng 1,25%Mn , có thể hố bền biến dạng nguội đạt độ bền 110MPa, được sử dụng chế tạo các sản phẩm bằng cả biến dạng nóng và nguội.
Các hợp kim thuộc họ 5xxx hệ hợp kim Al – Mg. Nhơm có thể hịa tan khá nhiều magiê, nên hợp kim này có thể chứa tới 5% Mg. Mác hợp kim điển hình của loại này là 5052, trong thành phần chứa 2,5% Mg, 0,2% Cr, có thể đạt tới giới hạn bền 190 MPa, chuyên dùng để chế tạo các sản phẩm tấm phục vụ cho công nghiệp ôtô, tàu thuỷ…
* Hợp kim nhơm hố bền bằng nhiệt luyện
Đây là nhóm vật liệu kết cấu quan trọng được nghiên cứu ngày một nhiều và phát triển mạnh. Đặc điểm chung của nhóm hợp kim là bằng phương pháp nhiệt luyện tơi và hố già, có thể nâng cao độ bền khá hiệu quả. Hãy xét một số hệ hợp kim điển hình:
Các hợp kim họ 2xxx, thuộc hệ hợp kim Al- Cu –Mg (đơi khi có thể hợp kim hóa thêm một số nguyên tố khác như Mn, Zn…) được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước Nga, Mỹ, Anh, Pháp…với thành phần khoảng 4,5% Cu, 1,5% Mg, 0,6% Mn. Người Nga gọi hợp kim này là đuyra, người Mỹ ký hiệu 2024. Pha hoá bền chủ yếu là Al2CuMg. Sau khi tơi hóa già hợp kim 2024 có thể đạt giá trị bền khá cao khoảng 442MPa, nó được dùng làm các loại khung, dầm, ống trong công nghiệp hàng không, vận tải và xây dựng;
Các hợp kim họ 6xxx, thuộc hệ hợp kim Al – Mg –Si. Hợp kim điển hình 6061với thành phần khoảng 1%Mg, 0,6%Si, 0,3% Cu, 0,2%Cr, có pha hóa bền Mg2Si, nhiệt luyện theo chế độ T6 có thể đạt giới hạn bền 290MPa. Chuyên dùng làm kết cấu khung giàn;
Các hợp kim họ 7xxx thuộc hệ hợp kim phức tạp Al – Zn – Mg – Cu, có độ bền thuộc loại cao nhất. Pha hố bền chính là MgZn2. Mác hợp kim điển hình 7075, có thành phần khoảng 5,6% Zn, 2,5% Mg, 1,6% Cu, 0,25%Cr, hoá bền theo chế độ T6 đạt độ bền tới khoảng 509MPa, gần tương đương với hợp kim B95 của Liên Xô cũ. Đây là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp hàng không.
* Hợp kim nhôm đúc
Thành phần chủ yếu gồm các nguyên tố Si =(5 ÷ 12)%, Mg = (0,3 ÷ 1)%; Cu =(1 ÷4)%, đơi khi còn bổ xung thêm một lượng nhất định Zn, Ti…
Hợp kim nhơm có thể đúc trong khuôn cát, khuôn kim loại. Các sản phẩm sau khi đúc có thể hóa già tự nhiên hoặc nhân tạo.
Hợp kim nhơm AlSi12CuMgMn0,6NiĐ có tính đúc tốt, giãn nở nhiệt thấp, chống mài mòn cao được dùng đúc piston trong động cơ đốt trong.