- Chuẩn bị: tiết sau Ôn tập văn học
Yêu cầu: + HS lập bảng thống kê tên tác giả, tác phẩm + Trả lời các câu hỏi hướng dẫn ôn tập
28
8. Những thông tin cần bảo mật: không9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng 9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Lớp học có máy chiếu.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở soạn
10. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10.1. Hiệu quả trong việc tăng hứng thú học tập, hoạt động học tích cựccủa học sinh. của học sinh.
Bước đầu thử nghiệm dạy học theo hướng tiếp cận mới đối với bài Tổng kết tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ trong chương trình Ngữ văn 12, chúng tôi nhận thấy những kết quả rất khả quan.
Trước hết là hiệu quả rõ rệt trong việc gia tăng hứng thú học tập, hoạt động học tích cực của HS. Việc áp dụng hình thức dạy học mới, tạo điều kiện cho HS chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua đọc; nghe; quan sát; tìm tư liệu, phản biện..., tăng cường hình thức hoạt động theo nhóm (không có HS bị bỏ quên) khiến các em rất hứng thú.
HS tích cực chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ phát biểu rất hăng hái (nhất là tích cực tham gia các phần thi), các nhóm thảo luận tích cực, có tinh thần phản biện cao, không khí giờ học sôi nổi. Ngay những HS bình thường rất thờ ơ với môn văn cũng bị thu hút vào không khí chung, thực hiện tốt phần việc của mình được giao.
10.2. Hiệu quả trong việc phát huy năng lực của HS
Thực hiện chuyên đề, chúng tôi nhận thấy đã phát huy được năng lực của HS trong việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Phẩm chất và năng lực hình thành khi học sinh tham gia vào các hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp…
- Năng lực giải quyết vấn đề: Nhận diện rõ vấn đề khi giáo viên chuyển giao nhiệm vụ, huy động tối đa những kiến thức đã có và thu thập được để giải quyết vấn đề.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến vấn đề.
29
- Năng lực hợp tác: thể hiện trong các hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận, phản biện.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: thể hiện ở khả năng thuyết trình, phát biểu ý kiến bằng ngôn ngữ Tiếng Việt trong sáng, chính xác, giàu tính biểu cảm.
- Năng lực sáng tạo: học sinh phát huy được tối đa năng lực sáng tạo trong học tập trong việc lập sơ đồ tư duy để học…
Trong điều kiện xã hội đang phát triển như hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy… sẽ có ý nghĩa rất lớn tới việc phát triển nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh vận dụng trong hoạt động thực tiễn và phát triển nghề nghiệp về sau.
10.3. Hiệu quả nâng cao chất lượng giảng dạy
Sau thời gian áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận mới vào bài
Tổng kết tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ ở khối 12, trường THPT Nguyễn Thái Học, chúng tôi nhận thấy không những tăng hứng thú học tập, phát huy năng lực học sinh mà còn đem lại hiệu quả trong nâng cao chất lượng giảng dạy thể hiện ở việc học sinh hiểu bài, nắm kiến thức nhanh và chắc, có khả năng vận dụng trong những vấn đề có liên quan. Không khí các giờ học được cải thiện đáng kể, số lượng học sinh xung phong phát biểu xây dựng bài cũng như số học sinh trả lời được câu hỏi do giáo viên nêu ra ngày càng nhiều hơn. Một số em thì thực sự thích học môn Ngữ văn.
Qua hoạt động học tập tích cực của HS, kiến thức về văn học của nhiều em được mở rộng, khắc sâu. Nhờ thế, các em có vốn liếng về ngôn ngữ nhất định để làm tốt các bài văn nghị luận. Điều quan trọng là sự hứng thú, tích cực của các em HS trong giờ học ôn tập nói riêng và các giờ học nói chung được nâng cao rõ rệt.
30
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận
Dạy – học văn hiện nay đã thay đổi toàn diện về mục tiêu, nội dung chương trình, đặc biệt là phương pháp. Lượng kiến thức của mỗi bài là tương đối lớn, GV không thể ôm trọn rồi làm thay cho HS, do đó, dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học của HS là một giải pháp thích hợp, vừa phát huy những đặc điểm riêng của bộ môn, vừa thúc đẩy HS tìm tòi, làm chủ kiến thức.
Bài Tổng kết tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ là dạng bài văn học đặc biệt, một kiểu bài bản lề trong chương trình. Do nội dung các câu hỏi không thể hoàn hảo 100%, nên chủ yếu là GV phải sáng tạo, linh hoạt đối với nội dung bài dạy, thời gian và đối tượng HS để có những biện pháp tổ chức hoạt động phù hợp, tích cực hóa hoạt động học của HS.
2. Đề xuất, kiến nghị
Từ đặc trưng bài dạy và thực tiễn giảng dạy môn văn trong nhà trường, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến, kinh nghiệm, phương pháp và biện pháp nhằm giúp GV giảng dạy, HS học bài Tổng kết tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ nói riêng và tổng kết văn học nói chung được hiệu quả. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi đang trong quá trình áp dụng vào thực tiễn giảng dạy, cần được tìm tòi, bổ sung cho hoàn chỉnh. Rất mong sự góp ý tận tình của các đồng chí, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác, từ mạng Internet và không dùng lại SKKN của mình từ các năm trước.
VĩnhYên, ngày tháng năm 20…
TÁC GIẢ
31
Vũ Thị Thanh Hải
32