PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề huớng dẫn học sinh làm một số bài tập về kỹ năng biểu đồ trong môn đia lý lớp 9 (Trang 35 - 39)

Như vậy, để có được giờ dạy theo hướng tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh nhằm đào tạo những thế hệ lao động có hàm lượng kỹ thuật cao chủ yếu phụ thuộc vào trình độ chuyên môn cũng như năng lực sư phạm của người thầy giáo.

Bằng chứng cụ thể là nhiều giáo viên còn chưa thấy hết vai trò của hệ thống những bài thực hành trong môn Địa lý, nhất là bài thực hành rèn luyện kỹ năng về biểu đồ địa lý cho học sinh. Chính vì vậy, hầu như học sinh chưa có kỹ năng phân tích đề bài để lựa chọn rồi vẽ đúng biểu đồ mà đề bài yêu cầu. Trước thực trạng đó, người giáo viên địa lý cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống các bài thực hành. Đây không chỉ đơn thuần là bài ôn tập kiến thức,

27

củng cố kỹ năng địa lý như nhiều giáo viên quan niệm; mà ở nhiều bài thực hành đưa ra nhằm khắc sâu nâng cao thêm kiến thức cũng như rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng mới sau khi học xong các chương, phần. Bởi mục tiêu quan trọng không kém "Kiến thức cơ bản" đó chính là rèn luyện "Những kỹ năng" địa lý cho học sinh.

Từ chỗ nhận thức đúng, người giáo viện dạy địa lý nói chung và địa lý 9 nói riêng cần phải trau rồi thêm cho mình kiến thức về một số loại biểu đồ địa lý đơn giản cũng như kỹ năng phân tích câu hỏi để lựa chọn được loại biểu đồ tối ưu nhất, kỹ năng xây dựng các loại biểu đồ ấy.

Có một câu đánh giá trình độ dạy học sinh giỏi hóm hỉnh và chí lý “Dạy trúng đề mà học sinh không làm được là dạy tôi, dạy trúng đề mà học sinh làm được là gặp may, dạy không trúng đề mà học sinh vẫn làm tốt mới là dạy giỏi” như vậy có nghĩa là dạy học sinh giỏi người giáo viên phải nắm chắc kiến thức một cách cơ bản hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt.

Đặc biệt công tác ôn luyện học sinh giỏi muốn đạt hiệu quả cao, người dạy phải biết lấy thành quả đạt được của học sinh làm thước đo tay nghề nhà giáo. Bởi lẽ ai trồng cây cũng mong có ngày hái quả, muốn có được quả ngọt, quả sai chúng ta phải biết dày công chăm bón; song dày công chăm bón chưa đủ mà cần phải “chăm bón đúng kỉ thuật” nữa ! Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đòi hỏi người dạy biết lựa chọn đúng đối tượng học sinh, có tâm huyết với nghề và không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để luôn luôn tự hoàn thiện mình, biết xác định kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và biết dạy học sinh cách học. Biết phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh…

Trên đây là một số bí quyết nhỏ trong việc ôn luyện học sinh giỏi bộ môn địa lý song chỉ mang tính chất sơ lược khái quát, rèn luyện kỹ năng cho học sinh cũng chỉ ở mức độ một số ví dụ minh họa. Bởi thời gian có hạn tôi không thể trình bày tỉ mỉ, chi tiết. Vì vậy khi ứng dụng đòi hỏi các đồng chí, đồng nghiệp phải phát huy hết năng lực chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của người thầy.

Rất mong các bạn thành công và đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý để đưa chất lượng mũi nhọn của Thành phố Vĩnh Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung ngày một nâng cao.

28

Chuyên đề nêu trên là những kinh nghiệm của cá nhân tôi, được rút ra trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý. Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để chuyên đề thực sự có hiệu quả trong giảng dạy./.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Giáo viên

Nguyễn Thị Hồng Lụa

KÝ duyÖt cña tæ chuyªn m«n:

duyÖt cña Ban gi¸m hiÖu:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc: Lý luận dạy học địa lý, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1998.

2. Nguyễn Dược (Tổng chủ biên): Sách giáo khoa Địa lý 9, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, năm 2005.

29

3. Nguyễn Châu Giang: Thiết kế bài giảng Địa lý 9 – Tập I, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2005.

4. Lê Thông (Chủ biên): Hướng dẫn ôn tập và trả lời câu hỏi môn địa lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2001.

5. Đỗ Ngọc Tiến – Phí Công Việt: Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học – Cao đảng môn Địa lý, Nhà xuất bàn Giáo dục Hà Nội, năm 2004.

6. Phạm Viết Phượng: Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, năm 2000.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH YÊNTRƯỜNG THCS VĨNH YÊN TRƯỜNG THCS VĨNH YÊN

30

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

“ Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập vềkỹ năng biểu đồ trong môn địa lý lớp 9 ” kỹ năng biểu đồ trong môn địa lý lớp 9 ”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Lụa Tổ:

Đơn vị công tác : Trường THCS Vĩnh Yên Thành phố Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Yên, tháng 12 năm 2011

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) chuyên đề huớng dẫn học sinh làm một số bài tập về kỹ năng biểu đồ trong môn đia lý lớp 9 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w